Hướng dẫn soạn bài Viếng lăng Bác

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu1. Đọc nhiều lần bài thơ, tìm hiểu cảm xúc bao trùm của tác giả và trình tự biểu hiện trong bài.

   Cảm xúc bao trùm của nhà thơ trong bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, tâm lòng thành kính thiêt tha biết ơn, vưa tư hào, vừa xót xa, thương cảm.

    Mạch vận động của cảm xúc được biểu hiện theo trình tự của cuộc vào lăng viếng Bác. Cảm xúc bắt đầu từ cảnh bên ngoài lăng tập trung ở hình ảnh hàng tre bát ngát gợi lên hình ảnh đất nước. Nối theo đó là xúc cảm trước hình ảnh dòng người đi trong thương nhớ ngày ngày vào lăng viếng Bác. Nhà thơ sử dụng những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng như mặt trời, vầng trăng, trời xanh để thể hiện xúc cảm và nghĩ suy về Bác. Khép lại là niềm thiết tha mong ước tấm lòng mình vẫn được mãi mãi bên lăng Bác khi phải sắp sửa phải trở về quê hương miền Nam.

   Chính mạch cảm xúc vừa nói đã tạo nên bô cục của bài thơ Viêng lăng Bác vừa giản dị, tự nhiên, vừa hợp lí.

Câu 2. Phân tích hình ảnh hàng tre bên lăng Bác được miêu tả ở khổ thơ đầu. Tác giả đã làm nổi bật những nét nào của cây tre và điều đó mang ý nghĩa ẩn dụ như thế nào? Câu thơ cuối bài trở lại hình ảnh cây tre đã bổ sung thêm phương diện ý nghĩa gì nữa của hình ảnh cây tre Việt Nam?

   Từ miền Nam ra viếng lăng Bác, nhà thơ thấy hình ảnh nào trước hết?

                                       “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

                                        Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.”

   Hình ảnh đầu tiên mà tác giả thấy được và có ấn tượng sâu sắc là hàng tre quanh lăng Bác. Từ bao giờ cây tre đã trở thành biểu tượng của đất nước, của dân tộc Việt Nam với biết bao đức tính Việt Nam đặc biệt cao quý:

                                           “Thân gầy guộc lá mong manh

                                       Mà sao nên lũy nên thành tre ơi!”

   Từ thời bình minh lịch sử nước ta đã có huyền thoại Thánh Gióng đã nhổ tre đằng ngà đuổi sạch giặc Ân. Gần đây thôi, nhân dân miền Nam ta từ gậy tầm vông đã làm nên chiến thắng vang dội địa cầu.

   Bởi vậy, cây tre là hình ảnh tiêu biểu, sinh động cho tinh thần bất khuất, chí khí anh hùng của dân tộc ta:

                                                “Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

                                                Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”

   Ở đây, nhà thơ miêu tả hàng tre quanh lăng Bác nhưng nhằm nói đến sức mạnh quần chúng, của sự đoàn kết, tư thế hiên ngang của cả dân tộc.

   Câu thơ cuối bài là: “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”. Khép lại bài thơ là hình ảnh “cây tre”, hình ảnh đã xuất hiện từ đầu thật là tự nhiên. Đúng như nhận xét của Đức Thảo từ “hàng tre” là khách thể bên trên đã tan hòa vào “cây tre” là chủ thể ở cuối bài. Hình ảnh “cây tre trung hiếu chốn này” đã làm nổi rõ hơn hình ảnh hàng tre ẩn dụ bên trên.

   Cùng học tốt ngữ văn lớp 9 nha các bạn! 

Câu 3. Tình cảm của nhà thơ và của mọi người đối với Bác đã được thể hiện như thế nào trong các khổ thơ 2,3,4 ? Chú ý phân tích những hình ảnh ẩn dụ đặc sắc trong các khổ thơ này.

   Trong bài thơ, nhà thơ dùng nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, giàu sức biểu cảm và gợi ra những ý nghĩa sâu xa, liên tưởng rộng rãi. Chẳng hạn:

                                    “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

                                    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”

   Câu trên là hình ảnh thật: mặt trời trên làng là mật trời của trời đất tự nhiên. Câu thứ hai là hình ảnh án dụ: mật trời trong lăng chính là trái tim của Bác, một người đả dành trọn đời mình cho nước cho dân Cách ẩn dụ đây thật sinh động, tự nhiên và nhuần nhuyễn, không 1 những nói lên sự vĩ đại của Bác như mặt trời  mà còn thể hiện được sự tôn kính của nhản dân, cùa nhà thơ đối với Bác.

  Cũng vậy, hai câu thơ:

                                               “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

                                               Mà sao nghe nhói ờ trong tim!

  Bác trở nên bất tử. Bác vẫn còn mãi với non sông, đất nước như trời xanh vần còn mãi trên cao: Bác sống như trời đất của ta (Tố Hữu). Bác Hồ kính yêu cùa chúng ta đà hòa nhập vào trời xanh. Hình ảnh ấy cho thấy cái mãi mãi, cái vô cùng cao cả ở một con người! vẫn biết hình ảnh Bác là vĩnh hàng nhưng nhà thơ cùng không thể không đau xót vì sự đi xa của Người.

   Từ câu thơ gợi ra bao liên tường miên man trong một niềm xúc động thiêng liêng thương tiếc Bác vô hạn.

Câu 4. Nhận xét về sự thống nhất giữa nội dung tình cảm, cảm xúc và các yếu tố nghệ thuật (thể thơ, nhịp điệu, ngôn ngữ, hình ảnh) của bài thơ.

   Về đặc điểm nghệ thuật, bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương có những nét nồi bật về giọng điệu, hình ảnh và thể thơ.

   Bài thơ có một giọng điệu thành kính trang nghiêm. Giọng điệu ấy hợp thành bởi nhiều yếu tố từ thể thơ, nhịp điệu đến từ ngữ và hình ảnh của bài thơ.

   Về thể thơ và nhịp điệu, nhà thơ sử dụng thể tự do có dòng bảy chữ, nhưng cũng có những dòng tám, chín chữ với nhịp chậm nhiều dòng ít ngắt nhịp lại gieo vần liền. Bởi thế mà giọng thơ thiết tha, trầm lắng, trang nghiêm thành kính.

   Về từ ngừ và hình ảnh, nhà thơ sử dụng từ ngừ xưng hô tôn kính (Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác), với các hình ảnh ẩn dụ vĩnh hằng kì vì lớn lao biểu hiện lòng tôn kính chân thành của mình {Mặt trời trong lăng rất đỏ, vầng trăng sáng dịu hiền, kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân, trời xanh ).

 

 

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK