Trang chủ Lớp 3 Tiếng việt Lớp 3 SGK Cũ Chủ điểm: Lễ hội Tuần 26 - Tập đọc: Rước đèn ông sao - Tiếng Việt 3

Tuần 26 - Tập đọc: Rước đèn ông sao - Tiếng Việt 3

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Hướng dẫn đọc Rước đèn ông sao

  • Chú ý các từ khó:
    • Chuối ngự: chuối quả nhỏ, khi chín, ruột màu vàng, rất thơm, ngày xưa thường dùng để dâng vua.
  • Luyện đọc: nải chuối ngự, bập bùng trống ếch, mâm cỗ, quả bưởi, trong suốt, thỉnh thoảng.
  • Luyện đọc câu:
    • Hà cũng biết là bạn thích / nên thỉnh thoảng lại đưa cho Tâm cầm một lúc.// Có lúc cả hai cùng cầm chung cái đèn,/  reo:// "Tùng tùng tùng,/ dinh dinh!..."//

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Rước đèn ông sao

Câu 1 (trang 71 sgk Tiếng Việt 3): Mâm cỗ Trung thu của Tâm được bày như thế nào?

Gợi ý: 

 

  • Mâm cỗ Trung thu của Tâm có một quả bưởi khía thành tám cánh hoa, mỗi cánh hoa cài một quả ối chín, để bên cạnh nải chuối ngự và bó mía tím. Xung quanh còn bày thêm nhiều thứ đồ chơi.

Câu 2 (trang 71 sgk Tiếng Việt 3): Chiếc đèn ông sao của Hà có gì đẹp?

Gợi ý: 

  • Chiếc đèn ông sao của Hà rất đẹp. Đó là cái đèn hình ông sao, làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, ngôi sao được gắn vào giữa một vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc. Trên đỉnh ngôi sao cắm ba lá cờ nhỏ.

Câu 3 (trang 71 sgk Tiếng Việt 3): Những chi tiết nào cho thấy Tâm và Hà rước đèn rất vui?

Gợi ý:

  • Các chi tiết sau đây cho thấy Tâm và Hà rước đèn rất vui: Tâm thích cái đèn quá, cứ đi bên cạnh Hà, mắt không rời cái đèn. Thỉnh thoảng Hà lại đưa cho Tâm cầm đèn. Có lúc cả hai cùng cầm chung cái đèn và reo to: "Tùng tùng tùng, dinh dinh! ..."
  • Học xong bài này, các em cần nắm:
    • Cách đọc lưu loát toàn bài với giọng đọc diễn cảm. 
    • Hiểu được các từ ngữ khó trong bài.
    • Nắm được những ý chính của của bài: Trẻ em Việt Nam rất thích cỗ Trung thu và đêm hội rước đèn. Trong cuộc vui ngày Tết Trung thu, các em thêm yêu quý và gắn bó với nhau hơn.
  • Các em có thể tham khảo thêm bài học Chính tả Nghe - viết: Rước đèn ông sao để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 3

Lớp 3 - Năm thứ ba ở cấp tiểu học, áp lực hoc tập dần hình thành nhưng vẫn tuổi ăn, tuổi chơi nên các em cân đối học và chơi hợp lý nhé.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK