Câu 1 (trang 70 sgk Tiếng Việt 3): Chọn nghĩa thích hợp ở cột B cho các từ ở cột A:
Lễ | Hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội. | |
Hội | Cuộc vui tổ chức cho đông người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt. | |
Lễ hội |
Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa. |
Gợi ý:
Lễ | Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa. |
Hội | Cuộc vui tổ chức cho đông người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt. |
Lễ hội |
Hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội. |
Câu 2 (trang 70 sgk Tiếng Việt 3): Tìm và ghi vào vở:
a) Tên một số lễ hội. M: lễ hội đền Hùng
b) Tên một số hội. M: hội bơi trải
c) Tên một số hoạt động trong lễ hội và hội. M: đua thuyền
Gợi ý:
a) Tên một số lễ hội: lễ hội đền Hùng, lễ hội chùa Hương, lễ hội đền Kiếp Bạc, lễ hội núi Bà, lễ hội Phủ Giày ...
b) Tên một số hội: hội bơi trải, hội vật, hội cờ, hội đua thuyền, hội chọi trâu, hội đua voi, hội đua ngựa, hội chọi gà, hội khoẻ Phù Đổng,...
c) Tên một số hoạt động trong lễ hội: đua thuyền, đấu vật, đấu cờ, đấu võ, thắp hương, tưởng niệm, ném còn, chọi trâu, đua voi, đâm trâu, đánh đu, thả diều ...
Câu 3 (trang 70 sgk Tiếng Việt 3): Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong mỗi câu dưới đây?
a) Vì thương dân Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa nuôi tằm dệt vải.
b) Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác chị em Xô-phi đã về ngay.
c) Tại thiếu kinh nghiệm nôn nóng và coi thường đối thủ Quắm Đen đã bị thua.
d) Nhờ ham học ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa.
Gợi ý:
a) Vì thương dân, Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải.
b) Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác, chị em Xô-phi đã về ngay.
c) Tại thiếu kinh nghiệm, nôn nóng và coi thường đối thủ, Quắm Đen đã bị thua.
d) Nhờ ham học, ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời, Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 3 - Năm thứ ba ở cấp tiểu học, áp lực hoc tập dần hình thành nhưng vẫn tuổi ăn, tuổi chơi nên các em cân đối học và chơi hợp lý nhé.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK