Trang chủ Lớp 3 Tiếng việt Lớp 3 SGK Cũ Chủ điểm: Lễ hội Tuần 25 - Tập đọc: Ngày hội rừng xanh - Tiếng Việt 3

Tuần 25 - Tập đọc: Ngày hội rừng xanh - Tiếng Việt 3

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Hướng dẫn luyện đọc Ngày hội rừng xanh

a. Luyện đọc

  • Đọc đúng các từ khó
    • nổi mõ, vòng quanh, tươi non, lĩnh xướng, nấm, cọn nước.

b. Đọc - hiểu

  • Hiểu các từ ngữ khó trong bài:
    • Chim gõ kiến: loài chim có mỏ nhọn, dài và cứng, dùng mỏ gõ vào thân cây tìm kiến để ăn.
    • Lĩnh xướng: hát đơn ca một câu, một đoạn trong dàn đồng ca.
    • Kì nhông: loài thằn lằn có thể thay đổi màu da.
    • Cọn nước: vật hình bánh xe có gắn một hệ thống ống bằng tre, nứa, có thể tự quay được nhờ sức nước, dùng để đưa nước từ suối, sông lên tưới ruộng.

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Ngày hội rừng xanh

Câu 1 (trang 63 sgk Tiếng Việt 3): Tìm những từ ngữ tả hoạt động của các con vật trong Ngày hội rừng xanh.

Gợi ý:

  • Trong ngày hội rừng xanh, các con vật cùng tưng bừng hoạt động:
    • Chim gõ kiến nổi mõ
    • Gà rừng gọi vòng quanh
    • ...
    • Công dẫn đầu đội múa
    • Khướu lĩnh xướng dàn ca
    • Kì nhông diễn ảo thuật

Câu 2 (trang 63 sgk Tiếng Việt 3): Các sự vật khác cùng tham gia vào ngày hội như thế nào?

Gợi ý: 

  • Các sự vật khác cùng tham gia lễ hội:
    • Tre, trúc thổi nhạc sáo
    • Khe suối gảy nhạc đàn
    • Cây rủ nhau thay áo
    • ...
    • Nấm mang ô đi hội
    • Cọn nước chơi trò đu quay.

Câu 3 (trang 63 sgk Tiếng Việt 3): Em thích hình ảnh nhân hóa nào nhất? Vì sao?

Gợi ý:

  • Em thích nhất hình ảnh:

Ô kìa anh cọn nước

Đang chơi trò đu quay.

  • Tác giả nhận xét thật tài tình: hoạt động của cọn nước cũng quay tròn giống như chiếc đu quay. 
  • Thông qua bài giảng Tập đọc: Ngày hội rừng xanh, các em cần nắm được:
    • Cách đọc lưu loát toàn bài với giọng đọc diễn cảm. 
    • Hiểu được các từ ngữ khó trong bài.
    • Nắm được những ý chính của bài thơ: Miêu tả hoạt động rất sinh động, đáng yêu của các con vật, sự vật trong Ngày hội rừng xanh. 
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Chính tả Nghe - viết: Hội đua voi ở Tây Nguyên cho tiết học tiếp theo.

 

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 3

Lớp 3 - Năm thứ ba ở cấp tiểu học, áp lực hoc tập dần hình thành nhưng vẫn tuổi ăn, tuổi chơi nên các em cân đối học và chơi hợp lý nhé.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK