Trang chủ Lớp 12 GDCD Lớp 12 SGK Cũ Học Kì 1 GDCD 10 Bài 1: Thế giới quan duy vật & phương pháp luận biện chứng

GDCD 10 Bài 1: Thế giới quan duy vật & phương pháp luận biện chứng

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Thế giới quan và phương pháp luận

a. Khái niệm,vai trò của triết học

  • Triết học là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó.
  • Đối tượng nghiên cứu của Triết học: Là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy.

    • Ví dụ: Hóa học nghiên cứu sự cấu tạo, tính chất, sự biến đổi của các chất.
  • Vai trò của Triết học: Là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất, phổ biến nhất cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.

b. Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm

  • Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng cho hoạt động của con người trong cuộc sống.
  • Vấn đề cơ bản của Triết học gồm 2 mặt:
    • Mặt thứ nhất: Giữa vật chất (tồn tại, tự nhiên) và ý thức (tư duy, tinh thần), cái nào có trước cái nào có sau,cái nào quyết định cái nào?
    • Mặt thứ hai: con người có thể nhận thức được thế giới khách quan hay không?
  • Thế giới quan duy vật cho rằng: vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người, không ai sáng tạo ra và không ai có thể tiêu diệt được.

→ Thế giới quan duy vật có vai trò tích cực trong việc phát triển khoa học

  • Thế giới quan duy tâm cho rằng: ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên.

→ Thế giới quan duy tâm là chỗ dựa về lý luận cho các lực lượng xã hội lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của lịch sử.

c. Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình

  • Phương pháp: Là cách thức đạt tới mục đích đặt ra.
  • Phương pháp luận là gì?

    • Phương pháp luận là khoa học về phương pháp, về những phương pháp nghiên cứu.
    • Mỗi người sẽ có cách thức khác nhau để đạt được mục đích mà mình đặt ra. Cách thức để đạt được mục đích đặt ra đó gọi là phương pháp. Tuy nhiên, loài người không chỉ dừng lại ở những  cách thức cụ thể. Mà từ những cách thức cụ thể đó, người ta xây dựng, khái quát thành hệ thống lý luận chặt chẽ để chỉ đạo trở lại các phương pháp cụ thể, đó là phương pháp luận.
    • Phương pháp luận là học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới, bao gồm một hệ thống các quan điểm chỉ đạo việc tìm kiếm, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp cụ thể.
    • Mỗi môn khoa học đều có phương pháp luận riêng thích hợp (Phương pháp luận Toán học, Phương pháp luận Sử học…). Nhưng cũng có phương pháp luận chung nhất, bao quát các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy – đó là phương pháp luận Triết học.
  •  Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình

  • Trong lịch sử Triết học có hai phương pháp luận đối lập nhau đó là phương pháp luận biện chứng (Phương pháp luận biện chứng) và phương pháp luận siêu hình (Phương pháp luận siêu hình).
  • Phương pháp luận biện chứng là phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau, trong sự vận động và phát triển không ngừng.
  • Phương pháp luận siêu hình là phương pháp xem xét sự vật hiện tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển, áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác.

1.2. Chủ nghĩa duy vật biện chứng – sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng

 

Thế giới quan

Phương pháp luân Ví dụ

Các nhà Duy vật trước Chủ nghĩa Mác

Duy vật

Siêu hình

Thế giới tự nhiên có trước nhưng con người lại phụ thuộc vào số trời

Các nhà Biện chứng  trước Chủ nghĩa Mác

Duy tâm

Biện chứng

Ý thức có trước vật chất và quyết định vật chất

Triết học Mác - Lênin

Duy vật

Biện chứng

Thế giới quan tồn tại độc lập với ý thức, luôn vận động và phát triển

  • Triết học Mác-Lênin là sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng tức là:
    • Thế giới quan: phải đứng trên quan điểm duy vật biện chứng
    • Phương pháp luận: phải đứng trên quan điểm biện chứng duy vật

2. Luyện tập và củng cố

Qua bài học này các em phải hiểu rõ vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học và phân biệt được thế giới quan duy vật – thế giới quan duy tâm. Ngoài ra phải hiểu phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng – sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.

2.1. Bài tập SGK

Ngoài ra, các em hãy tham khảo cách Giải bài tập GDCD 10 Bài 1 ở cuối bài học.

2.2. Bài tập trắc nghiệm

Tham gia làm Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 1 có 10 câu hỏi để cũng cố kiến thức đã học.

Câu 2 - Câu 10 xem phần trắc nghiệm để thi online.

3. Hỏi đáp bài 1 GDCD lớp 10

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HOCTAP247

Tham khảo Bài 2: Thế giới vật chất tồn tại khách quan

Bạn có biết?

Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, một số chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam.

Nguồn : kiến thức

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK