Tin học 11 Bài tập và thực hành 5

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Mục đích, yêu cầu

Làm quen với việc tìm kiếm, thay thế và biến đổi xâu.

1.2. Nội dung

Bài 1: Nhập từ bàn phím một xâu. Kiểm tra xâu đó có phải là xâu đối xứng hay không?

Gợi ý làm bài:

Xâu đối xứng có tính chất: Đọc nó từ trái sang phải cũng thu được kết quả giống như đọc  từ phải sang trái (còn được gọi là xâu Palindrome).

  • Xác định bài toán:
    • Input: Nhập vào xâu.
    • Output: Xuất ra kết quả có phải là xâu đối xứng?
  • Mô tả thuật toán:
    • Bước 1: Nhập Xâu S;
    • Bước 2: Tính chiều dài xâu S;
    • Bước 3: Tạo xâu P (xâu rỗng);
    • Bước 4: Với I = length(S) à 1 thì P:=P+S[i];
    • Bước 5: Nếu S=P thì S là xâu đối xứng, ngược lại thì không phải là xâu đối xứng.
  • Cài đặt chương trình:

var  i, x: byte;

      a, p: string;

BEGIN

  write(‘Nhap vao xau:’);

  readln(a);

  x:= length(a);

  p:= ' '; 

  for i:=x downto 1 do

  p:= p+a[i];

  if a=p then

  write(‘Xau la  Palindrome’)

  else

  write(‘Xau  khong la  Palindrome’);

  readln;

END.

  • Viết lại chương trình trên trong đó không dùng biến xâu p:

Uses crt;

Var s: string;

      x,i: byte;

     palin: Boolean;

Begin

     Clrscr;

     Write(' Nhap xau s=');

     readln(s);

     x:=length(s);

     palin:=true;

    For i:=1 to (x div 2) do

    begin

  If s[i]<> s[x-i+1] then palin:=false;

  break;

   end;

  If palin then write('doi xung')

else write('khong doi xung');

  readln;

End.

Bài 2: Viết chương trình nhập từ bàn phím một xâu kí tự S và thông báo ra màn hình số lần xuất hiện của mỗi chữ cái tiếng Anh trong S (không phân biệt chữ hoa hay chữ thường ).

Gợi ý làm bài:

  • Xác định bài toán:
    • Input: Nhập vào xâu
    • Output: Xuất ra số lần xuất hiện của các chữ cái tiếng Anh trong xâu vừa nhập.
  • Mô tả thuật toán:
    • Bước 1: Nhập vào xâu S.
    • Bước 2: Tạo mảng A lưu trữ số lần xuất hiện của chữ cái tiếng Anh.
    • Bước 3: Khởi tạo cho từng phần tử mảng.
    • Bước 4: Nếu trong xâu S chữ cái A \(\rightarrow\) Z thì tăng giá trị của phần tử trong mảng.
    • Bước 5: Xuất ra mảng vừa tạo.
  • Cài đặt chương trình:

Program bai02;

Uses crt;

Var  a: array['A'.. 'Z'] of byte;

      s: string;

      i: byte;

      c: char;

Begin

      clrscr;

        write('nhap xau :');

        readln(s);

      for c:='A' to 'Z' do a[c]:=0;

      for i:=1 to length(s) do

  begin

  s[i]:=upcase(s[i]);

          if (s[i]>='A') and (s[i]<='Z') then

  a[s[i]]:=a[s[i]]+1;

  end;

      for c:='A' to 'Z' do

       if a[c]<>0 then

   writeln( 'So lan xuat hien', c,': ',a[c]);

 readln;

End.

Bài 3: Nhập vào từ bàn phím một xâu. Thay thế tất cả các cụm kí tự 'anh' bằng cụm kí tự 'em'.

Gợi ý làm bài:

  • Xác định bài toán:
    • Input: Nhập vào một xâu.
    • Output: Xuất ra xâu kết quả đã thay thế cụm từ ‘anh’ bằng cụm từ 'em'.
  • Mô tả thuật toán:
    • Bước 1: Tìm vị trí bắt đầu của xâu 'anh';
    • Bước 2: Xóa xâu 'anh' vừa tìm thấy;
    • Bước 3: Chèn xâu 'em' vào xâu S tại vị trí trước đây xuất hiện xâu 'anh' (lặp lại các bước trên cho đến khi không còn xâu 'anh');
  • Bước 4: In ra xâu S.
  • Cài đặt chương trình:

Uses crt;

Var s: string;

       i: byte;

Begin

     Clrscr;

     Write('Nhap xau S:'); Readln(s);

     i:=Pos('anh',s);

     While i<> 0 do

       Begin

          Delete(s,i,3);

          Insert('em',s,i);

          I:=Pos('anh',s);

       End;

     writeln(S);

     readln;

End.

2. Luyện tập Bài tập và thực hành 5 Tin học 11

Sau khi học xong Bài tập và thực hành 5, các em cần nắm các kiến thức:

  • Cách tạo một xâu mới từ xâu ban đầu.
  • Đếm số lần xuất hiện của một chữ cái trong toàn bộ văn bản.
  • Tìm kiếm và thay thế một từ bằng một từ khác trong toàn bộ văn bản.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 11 Bài tập và thực hành 5 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3-Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

3. Hỏi đáp Bài tập và thực hành 5 Tin học 11

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

 

-- Mod Tin Học 11 HOCTAP247

Bạn có biết?

Tin học, tiếng Anh: informatics, tiếng Pháp: informatique, là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu quá trình tự động hóa việc tổ chức, lưu trữ, xử lý và truyền dẫn thông tin của một hệ thống máy tính cụ thể hoặc trừu tượng (ảo). Với cách hiểu hiện nay, tin học bao hàm tất cả các nghiên cứu và kỹ thuật có liên quan đến việc mô phỏng, biến đổi và tái tạo thông tin.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK