Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Một số khái niệm:

  • Xâu là dãy các kí tự trong bộ mã ASCII, mỗi kí tự là một phần tử trong xâu.
  • Số lượng kí tự trong xâu được gọi là độ dài của xâu.
  • Xâu có độ dài bằng 0 gọi là xâu rỗng.

Để mô tả kiểu xâu ta cần xác định:

  • Tên kiểu xâu.
  • Cách khai báo biến kiểu xâu.
  • Số lượng kí tự kiểu xâu.
  • Các phép toán thao tác với xâu.
  • Cách tham chiếu tới phần tử của xâu.

Tham chiếu đến phần tử của xâu:

  • Tên biến xâu[chỉ số]
  • Ví dụ 1: Giả sử biến Hoten lưu trữ hằng xâu 'Nguyen Le Huyen' thì Hoten[6] cho ta kí tự thứ 6 của Hoten

Dưới đây trình bày cách khai báo kiểu dữ liệu xâu, các thao tác xử lí xâumột số ví dụ sử dụng kiểu xâu trong Pascal.

1.1. Khai báo

var < tên biến xâu >: string[độ dài tối đa của xâu];

Trong đó:

  • Tên biến xâu: do người lập trình tự đặt.
  • var, string: từ khóa.
  • độ dài tối đa qui định số kí tự tối đa xâu có, nêu không ghi thì ngầm định là 255 kí tự.

Ví dụ 2: 

  • var Hoten: string[26];
  • Trong mô tả xâu có thể bỏ qua phần khai báo độ dài, chẳng hạn: var Chugiai: string;
  • Khi đó độ dài lớn nhất của xâu sẽ nhận giá trị ngầm định là 255.

1.2. Các thao tác trên xâu

a. Phép ghép xâu

  • Phép ghép xâu (kí hiệu là cộng). 
  • Được sử dụng để ghép nhiều xâu thành một.

  • Có thể thực hiện phép ghép xâu đối với các hằng biến xâu.

  • Ví dụ 3:   'Ha'+ ' Noi' +' - '+'Viet Nam' \(\rightarrow\) Cho xâu kết quả là 'Ha Noi - Viet Nam'.

b. Phép so sánh xâu

  • Các phép so sánh bằng (=), khác (<>), nhỏ hơn (<), lớn hơn (>), nhỏ hơn hoặc bằng (<=), lớn hơn hoặc bằng (>=) có thứ tự ưu tiên thực hiện thấp hơn phép ghép xâu và thực hiện việc so sánh hai xâu theo các quy tắc sau:
    • Xâu A là lớn hơn xâu B nếu như kí tự đầu tiên khác nhau giữa chúng kể từ trái sang trong xâu A có mã ASCII lớn hơn.
    • Nếu A và B là các xâu có độ dài khác nhau và A là đoạn đầu của B thì A là nhỏ hơn B.
  • Ví dụ 4: 'May tinh' < 'May tinh cua toi'.
  • Hai xâu được coi là bằng nhau nếu như chúng giống nhau hoàn toànVí dụ 5: 'TIN HOC' = 'TIN HOC'.

c. Thủ tục xóa n kí tự

  • Thực hiện việc xoá n kí tự của xâu st bắt đầu từ vị trí vt. 
  • Cú pháp: delete(st,vt,n)

Trong đó:

st: xâu.

vt: vị trí bắt đầu xóa.

n: số kí tự xóa.

  • Ví dụ 6: 
Giá trị st Thao tác  Kết quả
'Nguyen Van A' delete(st,8,3) ?

Bảng 1. Ví dụ về thủ tục xóa n kí tự

d. Thủ tục chèn xâu S1 vào xâu S2

  • Thực hiện chèn xâu s1 vào xâu s2, bắt đầu ở vị trí vt.
  • Cú pháp:  Insert(s1,s2,vt)

Trong đó:

s1, s2: xâu.

vt: vị trí bắt đầu chèn xâu s1.

  • Ví dụ 7:
Giá trị s1 Giá trị s2 Thao tác Kết quả
' PC ' 'IBM486' insert(s1,s2,4); 'IBM PC 486'

Bảng 2. Ví dụ thủ tục chèn xâu S1 vào xâu S2

e. Hàm tạo xâu

  • Tạo xâu gồm N kí tự liên tiếp bắt đầu từ vị trí vt của xâu S.
  • Cú pháp: copy(s,vt,n)

Trong đó:

s: xâu.

vt: vị trí bắt đầu lấy trong xâu s.

n: số kí từ sé lấy.

  • Ví dụ 8:
Giá trị s Biểu thức Kết quả
'Bai hoc thu 9' copy(s,9,5); 'thu 9'

Bảng 3. Ví dụ hàm tạo xâu

f. Hàm tính độ dài xâu

  • Cho giá trị là độ dài xâu s.
  • Cú pháp: length(s)
  • Ví dụ 9:
Giá trị s Biểu thức Kết quả
'500 ki tu' length(s) 9

Bảng 4. Ví dụ hàm tính độ dài xâu

g. Hàm cho biết vị trí xuất hiện đầu tiên của xâu s1 trong s2

  • Cho vị trí xuất hiện đầu tiên của xâu s1 trong xâu s2.
  • Cú pháp:  pos(s1,s2)
  • Ví dụ 10:     
Giá trị s2 Biểu thức Kết quả
'abcdef' pos('cd',s2) 3

Bảng 5. Ví dụ hàm cho biết vị trí xuất hiện đầu tiền của xâu s1 trong xâu s2

h. Hàm cho chữ cái in hoa

  • Cho chữ cái viết hoa ứng với chữ cái trong ch.
  • Cú pháp: upcase(ch)
  • Ví dụ 11: upcase(a) ---> 'A'

                   upcase(B) ---> 'B'

 Ví dụ 1

Chương trình dưới đây nhập họ tên của hai người vào hai biến xâu và đưa ra màn hình xâu dài hơn, nếu bằng nhau thì đưa ra xâu nhập sau.

Gợi ý làm bài:

Đoạn chương trình cài đặt:

var  a,b:string;
      begin
            write('Nhap ho ten thu nhat: '); readln(a);
            write('Nhap ho ten thu hai: '); readln(b);
            if length(a)>length(b) then write(a) else write(b);
            readln
      end.

Ví dụ 2

Chương trình dưới đây nhập hai xâu từ bàn phím và kiểm tra kí tự đầu tiên của xâu thứ nhất có trùng với kí tự cuối cùng của xâu thứ hai không.

Gợi ý làm bài:

Đoạn chương trình cài đặt:

var x: byte;
      a,b: string;
      begin
           write('Nhap xau thu nhat: '); 
readln(a);

write('Nhap xau thu hai: '); readln(b);

          x:=length(b);

{xac dinh do dai xau b de biet vi tri cua ki tu cuoi cung}
          if a[1]=b[x] then write('Trung nhau')

          else write('Khac nhau');
readln
end.

Ví dụ 3

Chương trình sau nhập một xâu vào từ bàn phím và đưa ra màn hình xâu đó nhưng được viết theo thứ tự ngược lại.

Gợi ý làm bài:

Đoạn chương trình cài đặt:

var i,k: byte;
      a: string;
      begin
            write('Nhap xau:');
            readln(a);
            k:= length(a);        {xac dinh do dai xau}
            for i:= k downto 1 do write(a[i]);

      readln
      end.

Ví dụ 4

Chương trình sau nhập một xâu vào từ bàn phím và đưa ra màn hình xâu thu được từ nó bởi việc loại bỏ các dấu cách.

 

Gợi ý làm bài:

Đoạn chương trình cài đặt:

var i,k: byte;

     a, b: string;

begin

   write('Nhap xau:');

   readln(a);

   k:= length(a);

   b:= ' '; (* Khoi tao xau rong *)

   for i:= 1 to k do

         if a[i]<> ' ' then b:=b+a[i];

   writeln('Ket qua: ',b);

   readln

end.

Ví dụ 5

Chương trình sau nhập vào từ bàn phím xâu kí tự s1, tạo xâu s2 gồm tất cả các chữ số có trong s1 (giữ nguyên thứ tự xuất hiện của chúng) và đưa kết quả ra màn hình.

Gợi ý làm bài:

Chương trình cài đặt:

program XuLiXau;

var s1, s2: string;

      i: byte;

begin

   write('Nhap vao xau s1: ');

   readln(s1);

   S2:= ' '; {Khoi tao xau s2 rong}

   for i:= 1 to length(s1) do

         if ('0' = < s1[i]) and (s1[i] <= '9') then s2:= s2+s1[i]; 

   writeln('Ket qua: ', s2);

   readln

end. 

3. Luyện tập Bài 12 Tin học 11

Sau khi học xong Bài 12: Kiểu xâu, các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm:

  • Khái niệm về xâu;
  • Cách khai báo xâu;
  • Cách tham chiếu đến phần tử của xâu;
  • Cách sử dụng một số thủ tục hàm thông dụng về xâu
  • Cách cài đặt một số chương trình đơn giản có sử dụng xâu trong phần Bài tập minh họa.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 12 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3-Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

4. Hỏi đáp Bài 12 Tin học 11

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

 

-- Mod Tin Học 11 HOCTAP247

Bạn có biết?

Tin học, tiếng Anh: informatics, tiếng Pháp: informatique, là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu quá trình tự động hóa việc tổ chức, lưu trữ, xử lý và truyền dẫn thông tin của một hệ thống máy tính cụ thể hoặc trừu tượng (ảo). Với cách hiểu hiện nay, tin học bao hàm tất cả các nghiên cứu và kỹ thuật có liên quan đến việc mô phỏng, biến đổi và tái tạo thông tin.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK