Trang chủ Lớp 9 Địa lý Lớp 9 SGK Cũ Sự Phân Hóa Lãnh Thổ Địa lí 9 Bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo (tiếp theo)

Địa lí 9 Bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo (tiếp theo)

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.2. Phát triển tổng hợp kinh tế biển

3. Khai thác và chế biến khoáng sản biển

  • Ngành khai thác muối: Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận)
  • Khai thác dầu khí là ngành kinh tế biển hàng đầu hiện nay ở nước ta. Dầu khí được khai thác ở thềm lục địa Đông Nam Bộ.

4. Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển

  • Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi của vùng biển nước ta: gần tuyến đường biển quốc tế, ven biển nhiều vũng vịnh, cửa sông có thể xây dựng cảng nước sâu. 
  • Giao thông vận tải biển đang có xu hướng phát triển cùng với sự mở rộng quan hệ quốc tế và sự hoà nhập kinh tế nước ta vào nền kinh tế thế giới.

1.3. Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo

1. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo

  • Tài nguyên môi trường biển đang có dấu hiệu suy thoái thể hiện qua giảm nhanh diện tích rừng ngập mặn, lượng thủy sản đánh bắt hàng năm giảm, nhiều loài hải sản giảm về mức độ tập trung, một số loài cá quý đánh bắt được có kích thước ngày càng nhỏ…
  • Ô nhiễm môi trường nước biển với nồng độ cao ở các cảng và nơi khai thác dầu.

2. Một số biện pháp để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển

  • Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
  • Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
  • Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
  • Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
  • Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ.

Câu 1: Tại sao nghề muối phát triển mạnh ở ven biển Nam Trung Bộ.

  • Nghề muối phát triển mạnh ở ven biển Nam Trung Bộ do:
    • Nước biển của vùng biển Nam Trung Bộ có độ muối cao.
    • Lượng mưa trung bình hàng năm ít, nắng nhiều (khu vực cực nam của vùng trong năm có khoảng 300 ngày không mưa).
    • Địa hình ven biển có nhiều nơi thuận lợi cho việc sản xuất muối.
    • Nhân dân có truyền thống và nhiều kinh nghiệm sản xuất muối.

Câu 2:  Dựa vào kiến thức đã học, trình bày khái quát tiềm năng và sự phát triển của hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta. 

  • Tiềm năng dầu khí của nước ta:
    • Vùng thềm lục địa có nhiều bể trầm tích chứa dầu, khí (5 bể trầm tích: sông Hồng, Trung Bộ, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu Mã Lai).
    • Trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên khá lớn: vài tỉ tấn dầu, vài trăm tỉ m3 khí thiên nhiên.
  • Sự phát triển của hoạt động khai thác dầu khí:
    • Sau khi đất nước thống nhất, Tổng cục dầu khí đã được thành lập.
    • Năm 1981, VietsoPetro ra đời, việc thăm dò và khai thác dầu khí được đẩy mạnh.
    • Năm 1986, đã khai thác dầu thô ở mỏ Bạch Hổ (bể trầm tích Cửu Long). Sau đó, hàng loạt mỏ dầu và khí thiên nhiên được khai thác (mỏ dầu: Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Hồng Ngọc …. mỏ khí: Lan Đỏ, Lan Tây, Ru By, Tiền Hải ….).
    • Sản lượng dầu thô khai thác tăng liên tục, từ 40 nghìn tấn (năm 1986) lên hơn 17 triệu tấn (các năm gần đây), phần lớn dầu thô khai thác được xuất khẩu.
    • Từ năm 1995, đã đưa khí dồng hành từ mỏ Bạch Hổ vào Bà Rịa để chạy nhà máy tua bin khí Bà Rịa. Năm 2008, với dự án khí đốt Nam Côn Sơn, khí thiên nhiên khai thác từ các mỏ được đưa vào Bà Rịa và Cà Mau để chạy các nhà máy điện và sản xuất phân đạm.

Câu 3: Nêu một số nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo ở nước ta. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo sẽ dẫn tới những hậu quả gì.

  • Một số nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo ở nước ta:
    • Khai thác nguồn lợi thủy sản vượt quá mức độ phục hồi, nhất là thủy sản ven bờ
    • Khai thác bằng cách thức mang tính hủy diệt như sử dụng chất độc, chất nổ, điện …
    • Chưa bảo vệ tốt các diện tích rừng ngập mặn ven biển và các tài nguyên sinh vật khác (các loài lưỡng cư, chim biển, các rạn san hô …) của vùng biển đảo.
    • Môi trường biển đảo bị ô nhiễm với xu hướng ngày càng tăng.
  • Ô nhiễm môi trường biển đảo do:
    • Các chất thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp của các khu dân cư, đô thị, các khu công nghiệp, các khu du lịch ở ven biển và trên các đảo.
    • Hoạt động khai thác khoáng sản biển, nhất là khai thác dầu khí.
    • Nạn tràn dầu từ các phương tiện vận tải biển.
  • Hậu quả sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo :
    • Làm suy giảm tính đa dạng sinh vật của nước ta.
    • Ảnh hưởng xấu tới việc phát triển tổng hợp kinh tế biển theo hướng bền vững (đặc biệt là phát triển nghề cá, du lịch biển đảo).
    • Gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư vùng biển — đảo.

Câu 4: Phát triển tổng hợp kinh tế biển có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng của đất nước.

  • Phát triển tổng hợp kinh tế biển (đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, khai thác khoáng sản biển đảo, giao thông vận tải biển, du lịch biển đảo) có ý nghĩa:
  • Đối với nền kinh tế:
    • Khai thác hợp lí hơn tiềm năng biển đảo, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
    • Đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cấu trúc lại cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.
    • Tăng nguồn thu ngoại tệ để thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước: từ xuất khẩu thủy sản, khoáng sản, từ hoạt động du lịch, dịch vụ vận tải biển ….
    • Thu hút đầu tư nước ngoài (thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản biển, xây dựng các khu du lịch …) => Tăng tiềm lực phát triển kinh tế.
    • Góp phần đẩy mạnh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
  • Đối với việc bảo vệ an ninh quốc phòng:
    • Khẳng định chủ quyền lãnh thổ biển đảo của nước ta.
    • Có điều kiện bảo vệ an ninh quốc phòng biển — đảo tốt hơn.

Câu 5: Nhà nước đã và đang thực hiện những biện pháp gì để phát triển giao thông vận tải biển.

  • Những biện pháp phát triển giao thông vận tải biển:
    • Sắp xếp lại và phát triển đồng bộ hệ thống cảng biển, từng bước cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa các cảng biển hiện có, xây dựng các cảng mới (đặc biệt là các cảng nước sâu).
    • Phát triển đội tàu vận tải biển (các tàu chở công-ten-nơ, tàu chở dầu và các tàu chuyên dùng khác).
    • Phát triển toàn diện dịch vụ hàng hải (hệ thống hậu cần và dịch vụ ở cảng, dịch vụ trên bờ.
    • Nâng cao năng lực ngành đóng tàu biển, nâng cao chất lượng cán bộ, nhân viên ngành giao thông vận tải biển.

Câu 6: Trình bày những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển-đảo.

  • Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
  • Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
  • Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
  • Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
  • Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ.

3. Luyện tập và củng cố

Sau khi học xong bài này các em cần nắm các nội dung sau: 

  • Khai thác chế biến và phát triển kinh tế biển
  • Thực trang, nguyên nhân, hậu quả và biện pháp, phương hướng bảo về môi trường biển ở nước ta

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo (tiếp theo) cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3 - Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo (tiếp theo) để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài 1 trang 144 SGK Địa Lí 9

Bài 2 trang 144 SGK Địa Lí 9

Bài 3 trang 144 SGK Địa Lí 9

Bài tập 1 trang 92 SBT Địa lí 9

Bài tập 2 trang 92 SBT Địa lí 9

Bài tập 1 trang 53 Tập bản đồ Địa Lí 9

Bài tập 2 trang 53 Tập bản đồ Địa Lí 9

Bài tập 3 trang 54 Tập bản đồ Địa Lí 9

Bài tập 4 trang 54 Tập bản đồ Địa Lí 9

4. Hỏi đáp Bài 39 Địa lí 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK