Trang chủ Lớp 9 Địa lý Lớp 9 SGK Cũ Sự Phân Hóa Lãnh Thổ Địa lí 9 Bài 17: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Địa lí 9 Bài 17: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ 

  • Có diện tích lớn nhất nước ta : trên 101 nghìn km2 (chiếm khoảng 30,5% diện tích).
  • Số dân 11.667,5 nghìn người (12,9% dân số cả nước- năm 2014).
  • Gồm các tỉnh:
    • Phần Tây Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình.
    • Phần Đông Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh.
    • Tiếp giáp : Trung Quốc, Thượng Lào, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và vịnh Bắc Bộ.

1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

  • Miền núi Bắc Bộ đặc trưng bằng địa hình núi cao và chia cắt sâu ở phía Tây Bắc còn ở phía Đông Bắc phần lớn là địa hình núi trung bình. (địa hình có ảnh hưởng lớn đến khí hậu)
  • Khí hậu với mùa đông lạnh, trồng cây ưa lạnh, hoa quả…
  • Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh nổi bật về:
  • Tài nguyên khoáng sản: tập trung nhiều nhất nước ta.
    • Đất feralit: trồng cây chè là thế mạnh của vùng.
    • Thuỷ năng: phát triển thuỷ điện (Hoà Bình, Sơn La, Thác Bà…)
  • Khó khăn: Mùa đông lạnh, đi lại khó khăn, thảm thực vật bị tàn phá quá mức gây sạt lở đất…Khoáng sản phần lớn có trữ lượng nhỏ, phân bố rải rác.

1.3. Đặc điểm dân cư, xã hội

  • Đặc điểm:
    • Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Thái, Tày, Nùng…
    • Người Việt (Kinh) cư trú ở hầu hết các địa phương.
    • Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc
    • Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu được cải thiện nhờ công cuộc Đổi mới.
  • Thuận lợi:
    • Đồng bào dân tộc có kinh nghiệm sản xuất (canh tác trên đất dốc, trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới…).
    • Đa dạng về văn hóa.
  • Khó khăn:
    • Trình độ văn hóa, kĩ thuật của người lao động còn hạn chế.
    • Đời sống người dân còn nhiều khó khăn.

2. Luyện tập và củng cố

Qua bài học này các em cần nắm được nội dung sau:

  • Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư, xã hội của vùng trung du và miền núi Bắc bộ

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 17 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3 - Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 9 Bài 17 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 65 SGK Địa lý 9

Bài tập 2 trang 65 SGK Địa lý 9

Bài tập 3 trang 65 SGK Địa lý 9

Bài tập 1 trang 42 SBT Địa lí 9

Bài tập 2 trang 42 SBT Địa lí 9

Bài tập 1 trang 43 SBT Địa lí 9

Bài tập 1 trang 23 Tập bản đồ Địa Lí 9

Bài tập 2 trang 23 Tập bản đồ Địa Lí 9

Bài tập 3 trang 24 Tập bản đồ Địa Lí 9

3. Hỏi đáp Bài 17 Địa lí 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK