Trang chủ Lớp 9 Địa lý Lớp 9 SGK Cũ Sự Phân Hóa Lãnh Thổ Địa lí 9 Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)

Địa lí 9 Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.4. Tình hình phát triển kinh tế

1. Công nghiệp

  • Khu vực công nghiệp – xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.
  • Cơ cấu sản xuất cân đối, đa dạng.
  • Một số ngành công nghiệp quan trọng: dầu khí, điện, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng… tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.
  • Khó khăn: cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, chất lượng môi trường đang bị suy giảm.

2. Nông nghiệp

  • Chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng.
  • Là vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới của nước ta, đặc biệt là cao su. Các cây công nghiệp lâu năm khác: cà phê, tiêu, điều…
  • Cây công nghiệp hàng năm: lạc, đậu tương, mía, thuốc lá, cây ăn qủa cũng được chú ý phát triển.
  • Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm: được chú trọng theo hướng hướng áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp.

Bài tập 1: Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thống nhất.

  • Trước khi đất nước thống nhất:
    • Chỉ có một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực, thực phẩm. Sản xuất phụ thuộc nước ngoài.
    • Phân bố chủ yếu ở Sài Gòn – Chợ Lớn.
  • Từ sau khi đất nước thống nhất:
    • Sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của vùng, hiện nay chiếm hơn 1/2 giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.
    • Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực, thực phẩm. Đã hình thành và phát triển nhanh nhiều ngành công nghiệp hiện đại như:hóa dầu khí, điện tử, công nghệ thông tin, chế tạo máy, hóa dược….
    • Đã đáp ứng nhiều mặt hàng tiêu dùng cho nhu cầu trong nước và tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm xuất khẩu như: dầu mỏ, thực phẩm chế biến, hàng dệt may, giày dép, hàng điện tử ….
    • Tập trung nhiều khu công nghiệp nhất nước, là một trong hai vùng phát triển công nghiệp mạnh nhất nước (Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng).
    • Phân bố công nghiệp ngày càng hợp lí hơn. Các trung tâm công nghiệp lớn của vùng là Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu. Thủ Dầu Một (Bình Dương) là trung tâm công nghiệp có sự phát triển mạnh mẽ trong các năm gần đây.

Bài tập 2: Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước.

  • Đất: loại đât feralit, bazan, đất xám phù sa cổ phù hợp 
  • Quỹ đất còn rất rộng, mặt bằng đất san san bát úp 
  • Khí hậu phân biệt hai mùa khô và mưa rõ rệt. 
  • Dân cư ở đây rất năng động và có kinh nghiệm làm rừng và phát triển cây công nghiệp, nơi có nhiều người lao động ở vùng khác di cư đến : nhất là ở miền Trung và miền Bắc (đây là lực lượng rất chăm chỉ và cần cù, sáng tạo)…
  • Có lịch sử là vùng phát triển cây công nghiệp khá lâu đời, có nhiều nhà máy chế biến sản phẩm cây công nghiệp
  • Thị trường tiêu thụ rộng rộng lớn trong và ngoài nước.
  • Vùng được Nhà nước quy hoạch chú trọng phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước…

Bài tập 3: Vì sao cây cao su lại được trồng nhiều nhất ở vùng này.

  • Cây cao su được trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ do có nhiều điều kiện thuận lợi:
    • Điều kiện sinh thái:
      • Thổ nhưỡng: có diện tích lớn đất ba dan, đất xám phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình thoải (đồng bằng cao và đồi lượn sóng)
      • Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, ít gió mạnh
      • Điều kiện thủy lợi đã được cải thiện, nổi bật là hồ Dầu Tiếng, hồ thủy lợi lớn nhất nước
    • Điều kiện kinh tế – xã hội:
      • Nguồn lao động đông, có truyền thống, nhiều kinh nghiệm trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su
      • Có nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây cao su ở Biên Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh
      • Hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định (trong nước, nước ngoài)
      • Có chính sách khuyến khích của Nhà nước.

3. Luyện tập và củng cố

Học xong bài này các em cần nắm được nội dung sau: 

  • Tình hình phát triển kinh tế

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 32 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3 - Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 9 Bài 32 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 120 SGK Địa lý 9

Bài tập 2 trang 120 SGK Địa lý 9

Bài tập 3 trang 120 SGK Địa lý 9

Bài tập 1 trang 77 SBT Địa lí 9

Bài tập 2 trang 78 SBT Địa lí 9

Bài tập 3 trang 79 SBT Địa lí 9

Bài tập 4 trang 79 SBT Địa lí 9

Bài tập 1 trang 44 Tập bản đồ Địa Lí 9

Bài tập 2 trang 45 Tập bản đồ Địa Lí 9

4. Hỏi đáp Bài 32 Địa lí 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK