Bài 2 trang 63 SGK Đại số và Giải tích 11

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

Gieo một con súc sắc hai lần.

a) Mô tả không gian mẫu.

b) Phát biểu các biến cố sau dười dạng mệnh đề:

\(A\) = {(6, 1), (6, 2), (6, 3), (6, 4), (6, 5), (6, 6)};

\(B\) = {(2, 6), (6, 2), (3, 5), (5, 3), (4, 4)};

\(C\) = {(1, 1), (2, 2), (3, 3), (4, 4), (5, 5), (6, 6)}.

Hướng dẫn giải

Phép thử \(T\) được xét là: "Gieo một con súc sắc hai lần".

a) Các phần tử của không gian mẫu của phép thử \(T\) được liệt kê trong bảng sau đây.

Trong bảng này, cột I là các mặt \(i\) chấm có thể xảy ra ở lần gieo thứ nhất, \(i = \overline {1,6} \)

Dòng II (dòng trên cùng) là các mặt \(j\) chấm có thể xảy ra ở lần gieo thứ 2, \(j= \overline {1,6} \). Mỗi ô \((i, j)\) (giao của dòng \(i\) và cột \(j\), \(1 ≤ i, j ≤ 6\)) biểu thị một kết quả có thể có của phép thử \(T\) là: lần gieo thứ nhất ra mặt \(i\) chấm, lần gieo thứ 2 ra mặt \(j\) chấm.

Không gian mẫu:

Ta có thể mô tả không gian mẫu dưới dạng như sau:

\(\Omega  = \left\{ {(i,j)|i,j = 1,2,3,4,5,6} \right\}\)

ở đó \((i, j)\) là kết quả: " Lần đầu xuất hiện mặt \(i\) chấm, lần sau xuất hiện mặt \(j\) chấm".

Không gian mẫu có \(36\) phần tử.

b)

\(A\) = "Lần gieo đầu được mặt \(6\) chấm";

\(B\) = "Tổng số chấm trong hai lần gieo là \(8\)";

\(C\) = "Kết quả ở hai lần gieo là như nhau".

Bạn có biết?

Toán học là ngành nghiên cứu trừu tượng về những chủ đề như: lượng (các con số), cấu trúc, không gian, và sự thay đổi.Các nhà toán học và triết học có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa và phạm vi của toán học

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK