Câu 1 (trang 134 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Biên bản nhằm mục đích ghi lại một cách trung thực, chính xác, đầy đủ một sự việc đang xảy ra hoặc mới xảy ra Làm cơ sở, làm chứng cứ cho các nhận định, kết luận và các quyết định xử lí.
Câu 2 (trang 134 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Trách nhiệm và thái độ người viết :
- Ghi chép các sự việc kịp thời, đầy đủ, khách quan, trung thực.
- Người viết phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của biên bản.
Câu 3 (trang 134 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Bố cục 3 phần :
- Mở đầu : quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và chức trách của họ.
- Phần nội dung : diễn biến và kết quả của sự việc.
- Kết thúc : thời gian kết thúc, chữ kí, họ tên các thành viên.
Câu 4 (trang 134 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Lời văn của biên bản cần ngắn gọn, chính xác, trình bày theo mẫu quy định.
Câu 1 (trang 134 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Để viết biên bản cho một Hội nghị trao đổi kinh nghiệm học tập môn Ngữ văn, em hãy dựa theo bố cục sau:
(1) Quốc hiệu và tiêu ngữ
(2) Địa điểm, thời gian hội nghị
(3) Tên biên bản
(4) Thành phần tham dự
(5) Diễn biến và kết quả hội nghị
(6) Thời gian kết thúc, thủ tục kí xác nhận (chủ trì, thư kí – người viết biên bản).3. Ghi lại biên bản họp lớp tuần vừa qua.
Câu 2 (trang 136 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Phần nội dung biên bản phải ghi lại được chính xác những diễn biến của cuộc họp lớp, các nội dung trao đổi, thống nhất trong cuộc họp.
Câu 3 (trang 136 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Ghi biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần của chi đội em cho chi đội bạn.
Về thành phần tham dự, nhất thiết phải có người đại diện cho chi đội bạn (nhận bàn giao) và đại diện của chi đội em (bàn giao). Về nội dung, cần ghi lại được cụ thể từng nội dung bàn giao. Cuối văn bản phải có kí nhận của đại diện hai chi đội.
Câu 4 (trang 136 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Viết biên bản xử phạt vi phạm hành chính (vi phạm quy định an về toàn giao thông, vệ sinh đường phố, quản lí xây dựng...).
Ngoài các phần theo quy định của một biên bản, ở phần nội dung biên bản phải nêu rõ được lí do xử phạt, mức độ xử phạt. Biên bản dạng này phải có tính công khai (được đọc lên và yêu cầu đối tượng vi phạm kí nhận).
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK