Câu 1 (trang 97 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Các từ ngữ địa phương trong đoạn trích – chuyển sang từ toàn dân tương ứng.
a. Thẹo – sẹo, dễ sợ - sợ lắm; lặp bặp – lập bập, ba – bố, cha.
b. Má – mẹ, ba – bố/cha, kêu – gọi, đâm – trở nên, đũa bếp – đũa cả, nói trổng – nói trống, vô – vào.
c. Bữa sau – hôm sau, ba – bố/cha, lui cui – lúi húi, nhắm – cho là, dáo dác – nháo nhác, giùm – giúp, nói trổng – nói trống.
Câu 2 (trang 98 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
- Từ kêu ở câu (a )là từ toàn dân, với nghĩa "nói to".
- Từ kêu trong đoạn trích (b) là từ địa phương, nghĩa là "gọi".
Câu 3 (trang 98 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Các từ địa phương : trái (quả), chi (gì), kêu (gọi), trống hểnh trống hảng (trống huếch trống hoác).
Câu 4 (trang 99 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Từ địa phương | Từ toàn dân tương ứng |
vô ba má nói trổng thẹo kêu trái ... | vào bố, cha mẹ nói trống không sẹo gọi quả ... |
vô
ba
má
nói trổng
thẹo
kêu
trái
...
vào
bố, cha
mẹ
nói trống không
sẹo
gọi
quả
...
Câu 5 (trang 99 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
a. Không nên để cho nhân vật Thu (Chiếc lược ngà) dùng từ ngữ toàn dân vì Thu còn nhỏ, giao tiếp trong phạm vi nhỏ hẹp, chưa biết nhiều đến các từ toàn dân.
b. Trong lời kể, tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa phương, nó có tác dụng làm nên màu sắc địa phương của tác phẩm. Tuy nhiên, tác giả cũng có ý thức không lạm dụng từ ngữ địa phương để không gây khó khăn cho người đọc.
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK