Tứ giác ABCD có E, F, G, H theo thứ tự là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA. Tứ giác EFGH là hình gì ? Vì sao ?
Áp dụng:
+) Tính chất đường trung bình của tam giác.
+) Dấu hiệu nhận biết hình bình hành: Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành.
Lời giải chi tiết
Xét \(\Delta ABC\) có: E, F theo thứ tự là trung điểm của các cạnh AB, BC (gt)
\( \Rightarrow \) EF là đường trung bình của \(\Delta ABC\) (dấu hiệu nhận biết đường trung bình của tam giác)
\( \Rightarrow \) EF // AC (tính chất đường trung bình của tam giác) (1)
Xét \(\Delta ADC\) có: H, G theo thứ tự là trung điểm của các cạnh AD, DC (gt)
\( \Rightarrow \) HG là đường trung bình của \(\Delta ADC\) (dấu hiệu nhận biết đường trung bình của tam giác)
\( \Rightarrow \) HG // AC (tính chất đường trung bình của tam giác) (2)
Từ (1) và (2) \( \Rightarrow \) HG // EF. ( Vì cùng song song với AC ) (*)
Nối B với D.
Xét \(\Delta ABD\) có: E, H theo thứ tự là trung điểm của các cạnh AB, AD (gt)
\( \Rightarrow \) HE là đường trung bình của \(\Delta ABD\) (dấu hiệu nhận biết đường trung bình của tam giác)
\( \Rightarrow \) HE // BD (tính chất đường trung bình của tam giác) (3)
Xét \(\Delta DBC\) có: G, F theo thứ tự là trung điểm của các cạnh DC, BC (gt)
\( \Rightarrow \) GF là đường trung bình của \(\Delta DBC\) (dấu hiệu nhận biết đường trung bình của tam giác)
\( \Rightarrow \) GF // BD (tính chất đường trung bình của tam giác) (4)
Từ (1) và (2) \( \Rightarrow \) HE // EF. (Vì cùng song song với BD ) (**)
Từ (*) và (**) \( \Rightarrow \) tứ giác EFGH là hình bình hành (dấu hiệu nhận biết hình bình hành).
Toán học là ngành nghiên cứu trừu tượng về những chủ đề như: lượng (các con số), cấu trúc, không gian, và sự thay đổi.Các nhà toán học và triết học có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa và phạm vi của toán học
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK