Trang chủ Lớp 10 Sinh học Lớp 10 SGK Cũ Chương 4: Phân Bào Sinh học 10 Bài 20: Thực hành Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành

Sinh học 10 Bài 20: Thực hành Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Nhận dạng NST qua các kì trong quá trình phân bào

 

Nguyên phân

 

Giảm phân

Giảm phân I Giảm phân II

Trung gian

Các NST nhân đôi tạo ra NST kép dính nhau ở tâm động.

Bộ NST 2n → 2n kép

Các NST nhân đôi tạo ra NST kép dính nhau ở tâm động.

Bộ NST 2n → 2n kép

Các NST không nhân đôi dạng kép dính nhau ở tâm động.

Bộ NST dạng n kép

Kỳ đầu

 

Không xảy ra tiếp hợp giữa các NST kép trong cặp NST tương đồng.

Tơ vô sắc đính 2 bên NST tại tâm động

Xảy ra tiếp hợp dẫn đến trao đổi đoạn giữa các NST kép trong cặp tương đồng.

Tơ vô sắc đính 1 bên NST tại tâm động

Không xảy ra tiếp hợp giữa các NST kép trong cặp tương đồng.

Tơ vô sắc đính 2 bên NST tại tâm động

Kỳ giữa

Các NST kép dàn thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo tế bào

Các NST kép dàn 2 hàng (đối diện) trên mặt phẳng xích đạo tế bào

Các NST kép dàn thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo tế bào

Kỳ sau

Các NST kép tách nhau thành dạng đơn tháo xoắn và duỗi dần ra

Các NST kép không tách nhau và không tháo xoắn

Các NST tách nhau thành dạng đơn tháo xoắn và duỗi dần ra

Kỳ cuối

Các nhiễm sắc thể phân ly đồng đều về 2 cực tế bào và tế bào phân chia thành 2 tế bào mới

Kết quả

Từ 1 tế bào 2n NST thành 2 tế bào 2n NST

Từ 1 tế bào 2n NST thành 2 tế bào n NST kép

Từ 1 tế bào n NST kép thành 2 tế bào n NST

Đặc điểm

Từ 1 tế bào 2n → 2 TB 2n

Các tế bào tạo ra có thể tiếp tục nguyên phân

Từ 1 tế bào 2n → 4 TB n

Các tế bào tạo ra không tiếp tục nguyên phân mà biệt hoá thành giao tử 

Diễn biến các thời điểm của quá trình phân bào:

Nguyên phân

Diễn biến quá trình nguyên phân

Giảm phân I

Diễn biến quá trình giảm phân I

Giảm phân II

Diễn biến quá trình giảm phân II

1.2. Nội dung tiến hành

  • Đặt tiêu bản tạm thời lên kính hiển vi, điều chỉnh sao cho vùng có mẫu vật vào giữa thị trường, nơi có nguồn sáng tập trung.
  • Quan sát toàn bộ lát cắt dọc của rễ hành dưới vật kính 10 để xác định vùng có nhiều tế bào đang phân chia.
  • Chỉnh vùng có nhiều tế bào đang phân chia vào giữa thị trường, chọn 1 tế bào muốn quan sát và chuyển sang vật kính 40.

1.3. Một số hình ảnh quan sát được dưới kính hiển vi

Tiêu bản rễ hành

2. Luyện tập Bài 20 Sinh học 10

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Xác định được các kì khác nhau của nguyên phân dưới kính hiển vi.
  • Vẽ được các tế bào ở các kì của nguyên phân quan sát được dưới kính hiển vi.

3. Hỏi đáp Bài 20 Chương 4 Sinh học 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK