Sinh học 8 Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Cơ quan phân tích

  • Chúng ta nhận biết được những tác động của môi trường xung quanh cũng như mọi thay đổi của môi trường bên ngoài cơ thể là nhờ vào các cơ quan phân tích.
  • Các bộ phận của cơ quan phân tích

Cơ quan phân tích

  • Ý nghĩa: giúp cơ thể nhận biết được tác động từ môi trường bên ngoài.
  • Khi 1 trong ba bộ phận của cơ quan phân tích bị tổn thương sẽ làm mất cảm giác với các kích thích tương ứng.

1.2. Cơ quan phân tích thị giác

- Gồm: các tế bào thụ cảm thị giác trong màng lưới của cầu mắt, dây thần kinh thị giác (dây số II) và vùng thị giác ở thùy chẩm.

a. Cấu tạo cầu mắt                  

* Cấu tạo ngoài

Cầu mắt

  • Hình dạng: hình cầu
  • Vị trí: nằm trong hốc mắt của xương sọ, phía ngoài được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày và lông mi nhờ tuyến lệ luôn tiết nước mắt làm mắt không bị khô.
  • Vận động: cầu mắt vận động được là nhờ cơ vận động.

* Cấu tạo trong

Sơ đồ cấu tạo cầu mắt

  • Các lớp màng bao bọc: Cầu mắt có 3 lớp màng
    • Màng cứng: nằm ngoài cùng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt
    • Màng mạch: có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành 1 phòng tối trong cầu mắt.
    • Màng lưới: chứa thụ cảm thị giác (2 loại tế bào: tế bào nón và tế bào que)
  • Môi trường trong suốt:
    • Màng giác: nằm trước màng cứng trong suốt để ánh sáng đi qua vào cầu mắt.
    • Thủy dịch
    • Thể thủy tinh
    • Dịch thủy tinh

b. Cấu tạo màng lưới

Sơ đồ cấu tạo của màng lưới

  • Màng lưới là cơ quan thụ cảm thị giác gồm các tế bào thụ cảm
    • Tế bào nón: tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc. Tập trung chủ yếu ở điểm vàng, càng xa điểm vàng số lượng tế bào nón càng ít. 1 tế bào nón liên hệ với 1 tế bào thần kinh thị giác qua 1 tế bào hai cực.
    • Tế bào que: tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu. Nhiều tế bào que mới liên hệ được với 1 tế bào thần kinh thị giác.
    • Điểm mù: nơi đi ra của các sợi trục các tế bào thần kinh thị giác, không có tế bào thụ cảm thị giác  ảnh rơi vào đó thì không nhìn thấy gì.
    • Ảnh của vật rơi vào điểm vàng mới nhìn rõ vì ở điểm vàng có nhiều tế bào nón giúp tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc  giúp ta nhìn rõ vật.

c. Sự tạo ảnh ở màng lưới

  • Ta nhìn thấy vật là do các tia sáng phản chiếu vật đi vào tới màng lưới qua một hệ thống môi trường trong suốt gồm: màng giác, thủy dịch, thể thủy dịch, dịch thủy tinh.
  • Thí nghiệm:

Sự tạo ảnh ở màng lưới

  • Vai trò của thể thủy tinh trong cầu mắt:
    • Nhờ sự điểu tiết của thể thủy tinh (như một thấu kính hội tụ) cho ảnh rõ nét hơn trên màng lưới tại điểm vàng.
    • Ta nhìn thấy vật là nhờ các tia sáng phản chiếu từ vật tới mắt đi qua thể thủy tinh tới màng lưới sẽ kích thích các tế bào thụ cảm ở đây và truyền về trung ương, cho ta nhận biết về hình dạng, độ lớn và màu sắc của vật.

2. Luyện tập Bài 49 Sinh học 8

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 49 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2-Câu 4: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 8 Bài 49 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 158 SGK Sinh học 8

Bài tập 2 trang 158 SGK Sinh học 8

Bài tập 3 trang 158 SGK Sinh học 8

Bài tập 3 trang 104 SBT Sinh học 8

Bài tập 4 trang 104 SBT Sinh học 8

Bài tập 5 trang 104 SBT Sinh học 8

Bài tập 13 trang 104 SBT Sinh học 8

Bài tập 26 trang 108 SBT Sinh học 8

3. Hỏi đáp Bài 49 Sinh học 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK