Trang chủ Lớp 7 Sinh học Lớp 7 SGK Cũ Chương 7: Sự Tiến Hóa Của Động Vật Sinh học 7 Bài 53: Môi trường sống và sự vận động, di chuyển

Sinh học 7 Bài 53: Môi trường sống và sự vận động, di chuyển

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Sự vận động và di chuyển là 1 đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thực vật.

1.1. Các hình thức di chuyển

  • Mỗi loài động vật có thể có nhiều hình thức di chuyển khác nhau: bò, đi, chạy, nhảy, bơi, bay … phụ thuộc vào tập tính và môi trường sống của chúng.

Các hình thức di chuyển ở động vật

  • Ví dụ: 
    • Vịt trời: đi chạy, bơi, bay
    • Gà lôi: đi chạy, bay
    • Hươu: Đi chạy
    • Châu chấu: bò, bay, nhảy đồng thời bằng 2 chân sau
    • Vượn: leo trèo, chuyền cành bằng cách cầm nắm, đi chạy
    • Giun đất: bò
    • Dơi: bay
    • Kanguru: nhảy đồng thời bằng 2 chân sau
    • Cá chép: bơi
  • Ý nghĩa của các hình thức di chuyển: giúp động vật tìm thức ăn, môi trường sống thích hợp, sinh sản và lẩn trốn kẻ thù. Ngoài ra, còn giúp 1 số động vật di cư để tránh điều kiện bất lợi của môi trường, tìm môi trường sống mới thích hợp hơn.

1.2. Sự tiến hóa về cơ quan di chuyển

Sự phức tạp hóa và chuyển hóa các cơ quan di chuyển ở một số động vật

 

Đặc điểm cơ quan di chuyển

Tên động vật

Chưa có cơ quan di chuyển, có đời sống bám, sống cố định

San hô, hải quỳ

Chưa có cơ quan di chuyển, di chuyển chậm, kiểu sâu đo

Thủy tức

Cơ quan di chuyển còn rất đơn giản (mấu lồi cơ thể và tơ bơi)

Giun

Cơ quan di chuyển đã phân hóa thành chi phân đốt

Rết

Cơ quan di chuyển được phân hóa thành các chi có cấu tạo và chức năng khác nhau

5 đôi chân bò và 5 đôi chân bơi

Tôm

2 đôi chân bò, 1 đôi chân nhảy

Châu chấu

Vây bơi với các tia vây

Cá trích

Chi năm ngón có màng bơi

Ếch

Cánh được cấu tạo bằng lông vũ

Hải âu, chim bồ câu

Cánh được cấu tạo bằng màng da

Dơi

Bàn tay, bàn chân cầm nắm

Khỉ, vượn

 

 

 

Nhận xét: Trong sự phát triển của giới Động vật, sự hoàn chỉnh của cơ quan vận động, di chuyển là sự phức tạp hóa từ chưa có chi đến chi phân hóa thành nhiều bộ phận đảm nhiệm những chức năng khác nhau, đảm bảo cho sự vận động có hiệu quả thích nghi với những điều kiện sống khác nhau.

2. Luyện tập Bài 53 Sinh học 7

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 53 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3-Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 7 Bài 53 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 174 SGK Sinh học 7

Bài tập 1 trang 174 SGK Sinh học 7

Bài tập 1 trang 118 SBT Sinh học 7

Bài tập 2 trang 118 SBT Sinh học 7

Bài tập 3 trang 119 SBT Sinh học 7

Bài tập 1-TN trang 123 SBT Sinh học 7

Bài tập 2-TN trang 123 SBT Sinh học 7

3. Hỏi đáp Bài 53 Sinh học 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK