Giải Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8: Xây dựng trường học thân thiện giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi nội dung bài học thuộc chủ đề 3 trang 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31.
Soạn Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 Chân trời sáng tạo Xây dựng trường học thân thiện được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình SGK. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 8 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua đó các em biết cách chia sẻ cảm xúc của em khi thể hiện được sự tự chủ trong các mối quan hệ.
Hoạt động trải nghiệm 8: Xây dựng trường học thân thiện
- Nhiệm vụ 1. Nhận diện các dấu hiệu bắt nạt học đường
- Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu những tình huống cần từ chối và cách từ chối
- Nhiệm vụ 3. Thực hành kĩ năng từ chối
- Nhiệm vụ 4. Rèn luyện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường
- Nhiệm vụ 5. Thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống.
- Nhiệm vụ 6. Thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội
- Nhiệm vụ 7. Thực hiện một số việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
- Nhiệm vụ 8. Xây dựng và giữ gìn tình bạn
- Nhiệm vụ 9. Tự đánh giá
Nhiệm vụ 1. Nhận diện các dấu hiệu bắt nạt học đường
Câu hỏi 1. Chỉ ra dấu hiệu bắt nạt học đường trong những bức tranh dưới đây:
Câu hỏi 2. Thảo luận về cách phòng, tránh bắt nạt học đường.
Gợi ý đáp án
Câu hỏi 1:
Tranh 1: Lớn tiếng, đe dọa bạn, bắt bạn đưa đồ cho mình.
Tranh 2: Cô lập bạn bè
Tranh 3: Đe dọa công khai thông tin cá nhân
Tranh 4: Đánh đập bạn
Câu hỏi 2:
Cách phòng tránh bắt nạt học đường:
- Hòa đồng, vui vẻ, thân ái với bạn bè
- Tự tin, mạnh mẽ hơn trong suy nghĩ và hành động
- Chia sẻ với người tin cậy, tìm kiếm sự hỗ trợ khi có nguy cơ bị bắt nạt
Khi chứng kiến bạn bị bắt nạt cần:
- Khéo léo giải tỏa sự xung đột của hai bên
- Vận dụng kĩ năng thương lượng, thương thuyết
- Báo cáo sự việc kịp thời với người có thể xử lí.
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu những tình huống cần từ chối và cách từ chối
Câu hỏi 1. Xác định các tình huống cần từ chối
1. Bạn muốn em thực hiện ngay việc gì đó khi em đang bận.
2. Bạn rủ em chơi điện tử khi em không muốn.
3. Bạn giục em đưa ra quyết định khi chưa đủ thời gian suy nghĩ.
4. Bạn đề nghị em thực hiện một việc nằm ngoài khả năng của em.
5. Bạn rủ em hút thuốc lá
6. Bạn rủ em tham gia môn thể thao yêu thích
7. Bạn khuyên em làm những điều tốt đẹp cho mọi người,
Câu hỏi 2. Chia sẻ một số tình huống và cách em đã từ chối trong những tình huống đó
Câu hỏi 3. Trao đổi về những cách từ chối trong các tình huống khác nhau.
Câu hỏi 1:
Các tình huống cần từ chối: 1, 2, 3, 4, 5
Câu hỏi 2:
Tình huống: Ngày mai em có bài kiểm tra một tiết nhưng bạn em rủ em đi xem phim. Em đã từ chối bạn với lí do là em cần ôn bài cho ngày mai và hẹn bạn hôm khác.
Câu hỏi 3:
Bước 1. Nhận diện được các tình huống cần từ chối.
- Từ chối trực tiếp: Từ chối trong các tình huống có thể gây hại cho mình và người khác.
- Từ chối trì hoãn: Từ chối khi không có khả năng, điều kiện để thực hiện, cần thời gian để suy nghĩ.
- Từ chối đàm phán: Từ chối khi có phương án thay thế.
Bước 2. Xác định cách từ chối phù hợp.
- Từ chối trực tiếp: Nói “không” trong các tình huống có thể gây hại cho mình và người khác.
- Từ chối trì hoãn: Để nghị cho thêm thời gian để suy nghĩ hoặc thêm điều kiện hỗ trợ.
- Từ chối đàm phán: Đề xuất tìm người thay thế hoặc thay đổi nhiệm vụ phù hợp hơn.
Bước 3. Thực hiện theo cách đã xác định.
Nhiệm vụ 3. Thực hành kĩ năng từ chối
Câu hỏi 1. Đóng vai thực hành kĩ năng từ chối trong tình huống dưới đây
- Tình huống 1: Nhóm của T được phân công làm một dự án và T là nhóm trưởng. Khi T phân công, một bạn nói: "Cậu làm hộ tớ đi, chúng ta là bạn thân mà!"
- Tình huống 2: Hôm nay, B rủ H đi chơi điện tử trong khi H chưa làm xong bài tập: "H ơi, trò chơi điện tử này hay lắm đấy, đi chơi với mình đi!"
- Tình huống 3: Bạn rủ A tham gia câu lạc bộ nhưng A chưa biết thông tin về câu lạc bộ và muốn tìm hiểu thêm trước khi trả lời.
Câu hỏi 2. Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn của em khi từ chối trong các tình huống khác nhau của cuộc sống.
Câu hỏi 1:
Học sinh tự đóng vai theo cách xử lí tình huống sau:
Tình huống 1: T sẽ nói với bạn kia rằng: Tớ với cậu là bạn thân nhưng đây là việc chung của cả nhóm, ai cũng phải làm một phần công việc như nhau. Nếu cậu không làm thì tớ sẽ ghi lại và báo với cô giáo, cậu sẽ không có điểm nhóm.
Tình huống 2: H sẽ từ chối với lí do: tớ chưa làm xong bài tập đâu, hẹn cậu hôm khác nhé.
Tình huống 3: A; Tớ cần thời gian tìm hiểu thông tin về câu lạc bộ này đã, tớ sẽ quyết định sau nhé.
Câu hỏi 2:
Thuận lợi:
- Giúp giữ được sự tự trọng: Khi từ chối những yêu cầu hoặc lời mời không phù hợp với giá trị và nguyện vọng của mình, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn về bản thân, vì bạn biết mình đang tuân thủ những nguyên tắc và giá trị cá nhân của mình.
- Tăng cường năng lực quản lý thời gian: Việc từ chối một số yêu cầu hoặc lời mời không cần thiết giúp bạn tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng hơn và tăng cường năng lực quản lý thời gian.
- Tạo mối quan hệ chân thành: Nếu bạn biết từ chối một cách lịch sự và thông cảm, bạn sẽ tạo được mối quan hệ chân thành hơn với những người xung quanh, vì họ sẽ cảm thấy được kính trọng và đánh giá cao tính thẳng thắn của bạn.
Khó khăn:
Cảm thấy áp lực từ người khác: Có thể có những người quan trọng đối với bạn cảm thấy bất mãn hoặc bị thất vọng khi bạn từ chối họ. Điều này có thể tạo cảm giác áp lực và căng thẳng trong mối quan hệ.
Lo lắng về cảm xúc của người khác: Khi từ chối một yêu cầu hoặc lời mời của người khác, bạn có thể lo lắng rằng họ sẽ cảm thấy bị từ chối hoặc bị xúc phạm. Điều này có thể gây ra một mối quan hệ căng thẳng hoặc gây ra sự khó chịu.
Nhiệm vụ 4. Rèn luyện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường
Câu hỏi: Xây dựng kịch bản và đóng vai từng nhân vật trong tình huống sau để rèn luyện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường.
Tình huống:
H vốn nhút nhát, không biết cách hòa mình vào tập thể nên bị bạn bè cô lập. Q chơi với H kèm điều kiện mỗi ngày H phải tặng cho Q một món đồ.
M ngồi cùng bàn với H và biết Q bắt nạt H nhưng nghĩ không liên quan đến mình nên không nói gì?
H vốn nhút nhát, không biết cách hòa mình vào tập thể nên bị bạn bè cô lập.
Q: H này, tớ thấy cậu cứ ngồi một mình trong giờ ra chơi suốt thôi, làm bạn với tớ nhé!
H: Tuyệt quá! Cả lớp không ai muốn chơi với tớ cả. Cảm ơn cậu nhiều lắm!
Q: Nhưng mà tớ có một điều kiện. Cậu phải đồng ý tớ mới chơi với cậu.
H: Tớ đồng ý, điều kiện gì cũng được!
Q: Mỗi ngày cậu phải tặng tớ một món đồ thì tớ mới chơi với cậu cơ. Cậu đã đồng ý rồi đấy nhé.
Mặt H tối sầm lại.
H: Tại...tại sao vậy chứ?
Q: Cứ làm thế đi. Ngày mai mang sữa chua lên lớp cho tớ nhé. Cậu không mang thì đừng có trách.
H không nói gì. Gục xuống bàn và khóc.
M ngồi bên cạnh H, thấy thế cũng không an ủi bạn. Ngày hôm sau, H mang cho Q một hộp sữa. Q thấy thế rất vui.
Q: Tuyệt, đúng là bạn tốt. Ngày mai mang bánh kem cho tớ nhé!
Nhiệm vụ 5. Thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống.
Câu hỏi 1. Chia sẻ về các biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ.
Câu hỏi 2. Đóng vai thể hiện sự tự chủ của em trong các mối quan hệ ở mỗi tình huống sau:
- Tình huống 1: H là một bạn mới chuyển đến lớp của em. H khá rụt rè vì chưa quen được với môi trường học tập mới.
- Tình huống 2: Em và N học khác lớp nhưng chơi rất thân với nhau. Hôm nay, N có mâu thuẫn với một bạn ở lớp của mình nên rủ em chặn đường để nói chuyện với bạn ấy khi tan học.
Câu hỏi 3. Chia sẻ cảm xúc của em khi thể hiện được sự tự chủ trong các mối quan hệ.
Gợi ý đáp án
Câu hỏi 1:
- Chủ động thiết lập và phát triển mối quan hệ bạn bè.
- Kiểm soát được cảm xúc của bản thân trong các mối quan hệ.
- Sẵn sàng chịu trách nhiệm cho mọi hành động và quyết định của mình trong các mối quan hệ.
Câu hỏi 2:
Học sinh tự đóng vai theo cách giải quyết tình huống sau:
Tình huống 1: Em sẽ chủ động đến bắt chuyện, làm quen với H. Giới thiệu H với các bạn cùng lớp để bạn có thể nhanh chóng hòa nhập.
Tình huống 2: Em sẽ khuyên N đừng làm như vậy mà hãy lại hẹn bạn nói chuyện đàng hoàng để giải quyết.
Câu hỏi 3:
Khi bạn thể hiện được sự tự chủ, em cảm thấy hài lòng vì đã đạt được điều mình muốn trong mối quan hệ. Em không còn cảm thấy bị áp đặt hay chịu sự kiểm soát của người khác. Bên cạnh đó, em cũng cảm thấy tự tin hơn về khả năng của mình. Em không còn phụ thuộc hoàn toàn vào ý kiến của người khác, mà có thể tự đưa ra quyết định và hành động theo ý mình.
Nhiệm vụ 6. Thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội
Câu hỏi 1. Chỉ ra các biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội.
Câu hỏi 2. Đóng vai thể hiện sự tự chủ của em trong các mối quan hệ trên mạng xã hội khi gặp những tình huống sau:
- Tình huống 1: Các bạn rủ em tham gia vào một nhóm kín trên mạng xã hội.
- Tình huống 2: Một người bạn rất thân trong nhóm của em đăng thông tin nói xấu kèm hình ảnh bạn A trên mạng xã hội. Các bạn trong nhóm đã chia sẻ, bình luận rất sôi nổi và rủ em tham gia cùng.
- Tình huống 3: Một người bạn thân nói không đúng về em trên mạng xã hội.
Câu hỏi 3. Chia sẻ cảm xúc của em khi thể hiện được sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội
Gợi ý đáp án
Câu hỏi 1:
- Tự chủ trong xây dựng mối quan hệ trên mạng.
- Kết bạn với những người bạn phù hợp mà mình đã biết thông tin.
- Từ chối kết bạn với người lạ.
- Tự chủ trong giải quyết vấn đề.
- Chia sẻ các thông tin khi đã tìm hiểu kĩ.
- Bình luận tích cực bài viết của người khác.
- Bảo mật tài khoản mạng xã hội của mình, tránh để người xấu lợi dụng.
Câu hỏi 2:
Học sinh tự đóng vai theo cách giải quyết tình huống sau:
Tình huống 1: Em sẽ hỏi kĩ thông tin về nhóm kín đó (có bao nhiêu thành viên, mục đích chính của nhóm kín là gì, trong nhóm chia sẻ nội dung gì,...) rồi mới quyết định có tham gia hay không.
Tình huống 2: Em sẽ từ chối tham gia chia sẻ và bình luận bài viết đó vì làm như vậy là vi phạm quyền riêng tư và gây tổn thương đến danh dự, hình ảnh của bạn A. Đó là một hành động không tốt và có thể gây thêm tổn thương đến bạn A. Thay vào đó, em sẽ đề nghị nhóm bạn nên gỡ bài viết.
Tình huống 3: em sẽ trực tiếp nhắn tin hoặc liên lạc với người bạn của mình để hỏi họ về nội dung bài đăng và yêu cầu gỡ bài đăng đó. Họ có thể đang có hiểu lầm về em hoặc đã nói sai về em.
Câu hỏi 3:
Khi thể hiện được sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội, em cảm thấy rất hài lòng và tự tin về bản thân. Việc tự chủ đối với mối quan hệ trên mạng xã hội giúp em kiểm soát tốt hơn những thông tin và hình ảnh được chia sẻ về mình trên mạng. Em không bị ảnh hưởng quá mức bởi những bình luận hoặc đánh giá không tích cực từ người khác. Em cũng biết cách bảo vệ thông tin cá nhân và hạn chế sự xâm phạm vào quyền riêng tư của mình trên mạng.
Nhiệm vụ 7. Thực hiện một số việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
Câu hỏi 1. Trao đổi về cách xây dựng truyền thống nhà trường
Câu hỏi 2. Thực hiện những việc làm sau để góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
Câu hỏi 3. Chia sẻ cảm xúc của em khi thực hiện được việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
Nhiệm vụ 8. Xây dựng và giữ gìn tình bạn
Câu hỏi 1. Chia sẻ về tình bạn của em
Câu hỏi 2. Chia sẻ về cách xây dựng và giữ gìn tình bạn.
Câu hỏi 3. Đóng vai thể hiện cách xây dựng và giữ gìn tình bạn trong tình huống sau:
Tình huống: P và H là hai người bạn thân từ những năm học trước. Đầu năm học này, gia đình P gặp khó khăn nên P phải chuyển trường.
Câu hỏi 4. Chia sẻ về các câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn, câu chuyện về tình bạn.
Nhiệm vụ 9. Tự đánh giá
Câu hỏi 1. Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các hoạt động trong chủ đề này.
Câu hỏi 2. Với mỗi nội dung đánh giá sau đây, hãy xác định mức độ phù hợp nhất với em.
A. Tốt B. Đạt C. Chưa đạt
TT | Nội dung đánh giá |
1 | Em nhận diện được dấu hiệu của bắt nạt học đường |
2 | Em thực hiện được kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường |
3 | Em nhận biết được những tình huống cần từ chối |
4 | Em thực hiện được kĩ năng từ chối trong một số tình huống cụ thể |
5 | Em thể hiện được sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống |
6 | Em thể hiện được sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội |
7 | Em thực hiện được các việc làm cụ thể góp phần gây dựng truyền thống nhà trường |
8 | Em xây dựng và giữ gìn được tình bạn |