TOP 4 Đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương 6 năm 2023 - 2024 (Có ma trận)

Bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 6 năm 2023 - 2024

4 Đề kiểm tra học kì I GDĐP lớp 6 (Có đáp án + Ma trận)

Bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 6 năm 2023 - 2024 gồm 4 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm, bảng ma trận và đặc tả đề thi học kì 1 kèm theo. Qua đó, giúp các em học sinh nắm vững cấu trúc đề thi, luyện giải đề thật thành thạo.

Với 4 Đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 6 tỉnh Bắc Giang, Thái Bình, Thanh Hóa, còn giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng đề kiểm tra cuối học kì 1 năm 2023 - 2024 cho học sinh theo chương trình mới. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 môn Ngữ văn, Toán, Lịch sử - Địa lí. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

1. Đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương 6 Bắc Giang - Đề 1

1.1. Đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 6

PHÒNG GD & ĐT ……

TRƯỜNG THCS …..

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2023 - 2024
Môn: Giáo dục địa phương- Lớp 6
Thời gian kiểm tra: 45 phút

PHẦN I: Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Bắc Giang là tỉnh thuộc vùng nào hiện nay?

A. Vùng Bắc Trung Bộ
B. Vùng thủ đô Hà Nội
C. Vùng đồng bằng sông Hồng
D. Vùng Tây Bắc

Câu 2. Xã Tiền Phong nằm ở phía nào huyện Yên Dũng?

A. Phía Tây
B. Phía Tây- Nam
C. Phía Đông
D. Phía Đông Bắc

Câu 3: Xã Tiền Phong có bao nhiêu thôn?

A. 7
B. 6
C. 9
D. 5

Câu 4. Tỉnh Bắc Giang không giáp tỉnh nào sau đây?

A. Thái Nguyên
B. Hải Phòng
C. Hà Nội
C. Hải Dương

Câu 5. Truyện chàng Cóc thuộc thể loại gì?

A. Truyện truyền thuyết
B. Truyện cổ tích
C. Kí
D. Thơ

Câu 6. Trong truyện ”Truyện chàng Cóc ”, nhân vật chàng Cóc thuộc kiểu nhân vật nào?

A. Nhân vật bất hạnh
B. Nhân vật có tài năng kì lạ
C. Người đội lốt vật
D. Nhân vật hư cấu

Câu 7. Trong truyện ” Hùng Linh Công” ,việc lập đền thờ tưởng nhớ công đức của Hùng Linh Công và phụ thân cùng mẫu thân của ngài đã thể hiện tình cảm gì của nhân dân Bắc Giang?

A. Thể hiện lòng biết ơn, sự tôn kính với những người anh hùng dân tộc đã có công xây dựng và bảo vệ đất nước, nhân dân.
B. Truyền thống tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
C. Thể hiện tinh thần đoàn kết của dân tộc.
D. Thể hiện lòng tôn kính.

Câu 8. Câu chuyện nào để lại cho em bài học sâu sắc trong việc nhìn nhận đánh giá con người?

A. Truyện chàng Cóc
B. Hùng Linh Công
C. Thánh Mẫu Thượng Ngàn
D. Tấm Cám

Câu 9. Ca dao Bắc Giang thường viết theo thể thơ nào?

A. Năm chữ
B. Tự do
C. Lục bát, Lục bát biến thể
D. Bảy chữ

Câu 10. Truyện Hùng Linh Công thuộc thể loại truyền thuyết về thời đại nào?

A. Thời đại Hùng Vương trong thời kì giữ nước.
B. Thời đại Hậu Lê.
C. Thời đại Việt cổ.
D. Thời nhà Nguyễn

Câu 11. Trong truyện ”Hùng Linh Công”, Hùng Linh Công sau khi hóa được nhà vua phong là?

A. Phù Đổng Thiên Vương
B. Thánh Tản Viên
C. Y Sơn thần tướng.
D. Y Sơn linh tích đại vương

Câu 12. Đặc điểm chung của truyện truyền thuyết và truyện cổ tích Bắc Giang?

A. Sử dụng các chi tiết tưởng tượng, kì ảo.
B. Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân.
C. Truyền thống yêu nước.
D. Thể hiện ước mơ về công bằng trong xã hội.

Câu 13. Theo em, dưới đây là hình ảnh về ngôi chùa nổi tiếng nào của huyện Việt Yên gắn liền với câu ca dao:

Thứ nhất là chùa Đức La,
Thứ nhì chùa Bổ, thứ ba chùa Tràng

Câu 13

A. Chùa Thầy
B. Chùa Bổ Đà
C. Chùa Đại Khánh
D. Chùa Sẻ

Câu 14. Các xã được nhắc trong câu ca dao sau thuộc huyện nào?

"Đông Loan nói tức cả chó, cả gà
Nội Hoàng nói tức không chừa hào mục, quan nha.”

A. Hiệp Hòa- Bắc Giang
B. Lục Nam- Bắc Giang
C. Yên Dũng- Bắc Giang
D. Sơn Động- Bắc Giang

Câu 15: Dân ca Sán chí có ở huyện nào của Bắc Giang?

A. Yên Dũng, Lục ngạn
B. Yên Thế, Tân yên
C. Lục ngạn, Sơn động
D. Hiệp Hòa, Việt Yên

Câu 16: Sình ca là thể loại dân ca của người dân tộc nào?

A. Sán Chí
B. Cao Lan
C. Tày và Nùng
D. Dao đỏ

Câu 17: Hát then của người dân tộc nào?

A. Mông
B. Kinh
C. Tày và Nùng
D. Thái

Câu 18: Hát Soong cô của người dân tộc nào?

A. Tày
B. Nùng
C. Dao
D. Sán Dìu

Câu 19: Hát then của người tày nùng được UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm nào?

A. 2018
B. 2019
C. 2020
D. 2016

Câu 20: Hát ví còn gọi là:

A. Hát ví ống
B. Hát ống ví
C. Hát đối ví
D. Hát quan họ

PHẦN II: Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm) Trong truyện "Hùng Linh Công” chi tiết Hùng Linh Công chiêu mộ binh sĩ, tập luyện và tiếp ứng cho quân của Phù Đổng Thiên Vương gợi nhắc truyền thống gì của người Việt ?

Câu 2 (2,0 điểm)Nêu vài nét đặc trưng của ca dao Bắc Giang? Chép chính xác một bài ca dao Bắc Giang mà em biết?

Câu 3 (2,0 điểm) Hãy nêu hiểu biết của em về nghệ thuật ca trù ở Bắc Giang? Kể tên một số loại nhạc cụ được sử dụng trong ca trù?

1.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 6

I. Trắc nghiệm: (5,0điểm)

- Mỗi câu chọn đúng đáp án cho 0.25 điểm

- Chọn sai không cho điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

A

D

B

B

C

A

A

C

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

D

A

B

C

C

B

C

D

B

A

II. Tự luận: ( 5.0 điểm)

CÂU

YÊU CẦU CHUNG

CHO ĐIỂM

Câu 1

(1đ)

-Truyền thống kiên cường, bất khuất, tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm, sẵn sàng chiến đấu khi đất nước gặp họa xâm lăng.

1,0đ

Câu 2

(2đ)

- Có bản sắc riêng gắn với tên đất, tên người, tên sản vật, sự kiện; thể hiện tâm hồn đẹp đẽ, thiết tha của con người Bắc Giang.

- Hình thức: Diễn đạt rõ ràng, rất ít lỗi chính tả. Viết đúng hình thức ca dao.

- Đảm bảo đúng nội dung thuộc ca dao Bắc Giang

1,0đ

 

0, 5đ

0,5đ

Câu 3

( 2 đ)

- Nghệ thuật ca trù ở Bắc Giang vẫn đang được bảo tồn và phát huy qua hình thức câu lạc bộ từ xã, huyện, thành phố, như: Yên Dũng, Hiệp Hoà, Việt Yên, Tân Yên; Trung tân Văn hoá – Điện ảnh tỉnh, Nhà hát Chèo Bắc Giang,.

- Nhạc sụ sử dụng: Trống chầu, đàn đáy, cỗ phách, cặp sênh

1,5đ

 

0,5đ

1.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 6

Ma trận: Hình thức kiểm tra: 50% tự luận + 50% trắc nghiệm

Chủ đề MỨC ĐỘ
Biết (40%) Thông hiểu (30%) Vận dụng (20%) Vận dụng cao (10%)
TN TL TN TL TN TL TN TL
Địa lý Bắc Giang 4 câu(1.0 đ)



 

   

Ngữ Văn Bắc Giang 6 câu (1.5 đ )


4 câu (1.0 đ)
 

1 Câu
(2.0đ)
 
1 Câu
(1.0đ)
Âm nhạc 3 câu (0.75đ)   3câu(0,75đ)     1 câu( 2.0)    
Tổng số câu 13 câu   7 câu     2 câu   1 câu
Tổng điểm 3.25 điểm 1.75 điểm 4.0 điểm 1.0 điểm

2. Đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương 6 Bắc Giang - Đề 2

2.1. Đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 6

PHÒNG GD& ĐT

TRƯỜNG THCS……

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024
MÔN GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG LỚP 6
Thời gian làm bài 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM: ( 3,0 ĐIỂM) Mỗi câu 0,5 điểm.

* Khoanh tròn một chữ cái A hoặc B,C,D vào câu trả lời đúng.

Câu 1: Bắc Giang có có làn điệu dân ca nào nào?

A. Hát ví, Hát chèo, Ca trù, Bài chòi
B. Hát ví, Hát chèo, Ca trù, Cải lương
C. Hát ví, Hát chèo, Ca trù, Ca Huế.
D. Hát ví, Hát chèo, Ca trù

Câu 2: Tỉnh Bắc Giang có dân ca của dân tộc nào?

A. Dân ca Sán Chí, Sình ca của người Ca Lan, Hát then chủ người Tày, Nùng, Soong cô của người dân tộc Sán Dìu, Dân ca Khơ Me.
B. Dân ca Sán Chí, Sình ca của người Ca Lan, Hát then chủ người Tày, Nùng, Soong cô của người dân tộc Sán Dìu, Dân ca Chăm.
C. Dân ca Sán Chí, Sình ca của người Ca Lan, Hát then chủ người Tày, Nùng, Soong cô của người dân tộc Sán Dìu, Dân ca Tà Ôi.
D. Dân ca Sán Chí, Sình ca của người Ca Lan, Hát then của người Tày, Nùng, Soong cô của người dân tộc Sán Dìu.

Câu 3. Hát quan họ ở tỉnh Bắc Giang không được trình bày ở đâu?

A. Trong phòng đang họp
B. Sân đình
C. Nhà văn hóa.
D. Trên thuyền

Câu 4. Ý nào đúng nhất về nghệ thuật hát quan họ ở Bắc Giang?

A. Hình thức diễn xướng: đối đáp từng đôi. Phương thức diễn xướng: đối làn điệu. Làn điệu: trên 200. Kỹ thuật hát: rung giọng.
B. Hình thức diễn xướng: đối đáp từng đôi. Phương thức diễn xướng: đối làn điệu. Làn điệu: trên 200. Kỹ thuật hát: rung giọng, luyến láy.
C. Hình thức diễn xướng: đối đáp từng đôi. Phương thức diễn xướng: đối làn điệu. Làn điệu: trên 200. Kỹ thuật hát.
D. Hình thức diễn xướng: đối đáp từng đôi. Phương thức diễn xướng: đối làn điệu. Làn điệu: trên 200.

Câu 5. Quan họ ở Bắc Giang được truyền dạy lại như thế nào?

A. Đưa và chương trình giáo dục phổ thông.
B. Bắt buộc người dân phải học
C. Do một số nghệ nhân dạy cho ai có nhu cầu.
D. Bắt buộc học sinh Tiểu học.

Câu 6. Quan họ phát triển ở huyện nào?

A. Việt Yên.
B. Lục Ngạn.
C. Sơn Động.
D. Lục Nam

II. PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 ĐIỂM)

Câu 7. Tại sao ở tỉnh Bắc Giang lại có làn điệu hát ví ống? (2 điểm)

Câu 8. Trình bày sự hiểu biết của mình về làn điệu ca trù (3,0 điểm)

Câu 9. Hãy chép lại một làn điệu dân ca Bắc Giang mà em biết (2, 0 điểm).

2.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 6

I. TRẮC NGHIỆM: (8 câu X 0,5 = 4 đ)

Câu hỏi 1 2 3 4 5 6
Đáp án A     X     x
B       x    
C         x  
D x x        

II. TỰ LUẬN

Câu 7. Tại sao ở tỉnh Bắc Giang lại có làn điệu hát ví ống? (2 điểm

Từ xa xưa, hát ví đã phổ biến ở nhiều địa phương thuộc Bắc Bộ nước ta. Ở Bắc Giang hát ví cũng đã có từ lâu đời và mang những nét đặc trưng riêng, trong đó một số địa phương có sử dụng chiếc ống tre bịt da ếch để kết nối giữa hai bên hát nên gọi là hát ví ống.

Câu 8. Trình bày sự hiểu biết của mình về làn điệu ca trù (3,0 điểm)

Ca trù là một loại hình ca nhạc thính phòng cổ truyền mang tính bác học chuyên nghiệp của người Việt, thịnh hành ở Bắc Bộ và Trung Bộ nước ta từ thế kỉ XV. Loại hình đờn ca này được coi là đỉnh cao của sự kết hợp gĩ thơ ca với âm nhạc. Năm 2009, ca trù Việt Nam được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Bắc Giang là một trong 15 tỉnh, thành ở Việt Nam có loại hình nghệ thuật này.

Câu 9. Học sinh chép được một làn điệu dân ca của tỉnh Bắc Giang. (2 điểm)

2.3.Ma trận đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 6

Mức độ
Nội dung
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
TN TL TN TL TN TL TN TL

1. Vùng đất hội tụ sắc màu âm nhạc truyền thống.

Câu

1,2,

1,0đ

 

 

7

 

 

 

 

2. Hát quan họ ở Bắc Giang

Câu 3,4,5,6

2,0 đ

 

 

 

 

8

 

9

 

Tổng cộng

Số câu: 6

Số điểm: 3

Tỉ trọng: 30%

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tỉ trọng: 20%

Số câu: 1

Số điểm: 3

Tỉ trọng: 30%

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tỉ trọng: 20%

3. Đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương 6 Thái Bình

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM 2023 - 2024

Giáo dục địa phương 6 Thái Bình

Thời gian thực hiện: 1 tiết (45 PHÚT)

Câu 1 (3 điểm): Kiến trúc truyền thống ở Thái Bình gồm những loại nào? Ở địa phương em có những loại hình kiến trúc truyền thống nào?

Câu 2 (2 điểm) Chùa Keo Thái Bình thuộc địa phương nào? Em hãy cho biết thời gian xây dựng chùa.

Câu 2: (3 điểm) Cư dân Thái Bình thời Văn Lang, Âu Lạc đã tổ chức đời sống kinh tế, xã hội và tinh thần như thế nào?

Câu 4: (2 điểm) Em hãy kể tên một số cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược phương Bắc của cư dân Thái Bình.

Đáp án biểu điểm

Câu Nội dung Điểm

Câu 1

(2 điểm)

a. Một số loại hình kiến trúc truyền thống ở Thái Bình

- Kiến trúc truyền thống phản ánh đời sống sinh hoạt của con người: Nhà ở, nhà để sản xuất, chăn nuôi…

- Kiến trúc truyền thống công cộng: Cầu, cổng làng, giếng làng…..

- Kiến trúc truyền thống phản ánh đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng như: Đình, chùa, miếu, đền, điện, nhà thờ họ…

b. HS kể được loại hình kiến trúc truyền thống ở địa phương như cổng làng, Đình, Đền ….(ở Vũ Tiến có Đình làng Bồng Tiên)

2

1

Câu 2:

(2 điểm)

- Chùa Keo tên chữ là “Thần Quang tự” thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

- Chùa Keo Thái Bình được xây dựng vào năm 1632, có tên chữ là Thần Quang Tự, và hiện còn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay.

1

1

Câu 3

(3 điểm)

a. Kinh tế

- Ở thời kì này kinh tế của người dân Thái Bình chủ yếu là trồng lúa nước, đánh cá, chăn nuôi, các nghề thủ công và làm muối

b. Xã hội:

- Cư dân Thái Bình thời đó sống trong các Công xã nông thôn đứng đầu là Bồ Chính (Già làng) Làng xã gọi là “Kẻ”, mỗi làng có nhiều gia đình theo chế độ phụ hệ.

- Phân tầng xã hội chậm chạp: đứng đầu là Quý tộc (Tù trưởng, thủ lĩnh, những người giàu có khác), Nông dân công xã là tầng lớp đông đảo

c. Đời sống tinh thần: Khá phong phú như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thích hội hè, múa hát, nghệ thuật đúc đồng,

3

Câu 4

(2 điểm)

- Cuộc khởi nghĩa của Bát nạn tướng quân – Vũ Thị Thục chống nhà Hán

- Khởi nghĩa Lý Bí chống nhà Lương

2

4. Đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương 6 Thanh Hóa

4.1. Đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 6 

PHÒNG GD& ĐT

TRƯỜNG THCS……

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024
MÔN GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG LỚP 6
Thời gian làm bài 45 phút

Câu 1: (4 điểm) Trình bày những hiểu biết của em về thành nhà Hồ.

Câu 2: (6 điểm) Hãy trình bày cách muối dưa (Ở địa phương em)

4.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 6

Câu Nội dung Điểm

1

- Di sản Thành Nhà Hồ thuộc địa bàn xã Vĩnh Tiến và xã Vĩnh Long (huyện Vĩnh Lộc), tỉnh Thanh Hóa.

- Là kinh thành của nước Việt Nam từ năm 1398 đến 1407.

- Thành Nhà Hồ trong lịch sử còn có các tên gọi khác là thành An Tôn, Tây Đô, Tây Kinh, Tây Nhai, Tây Giai.

- Thành Tây Đô được xây vào năm 1397 dưới triều Trần do quyền thần Hồ Quý Ly chỉ huy.

- Thành Nhà Hồ được công nhận là di sản Văn hoá thế giới là niềm tự hào của người dân xứ Thanh.

- Thành nhà Hồ: Quy mô kiến trúc độc đáo.

- Là toà thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn ở Đông Nam Á gắn với điều kiện môi trường tự nhiên và kết hợp với yếu tố bản địa.

- Được ghép từ những khối đá khá nặng. Tầm 10 đến 16 tấn, có những khối nặng đến 26 tấn, được đẽo gọt tương đối vuông và được ghép vào nhau tạo thành 1 khối vững chãi.

- Thành Tây Đô ở vào địa thế khá hiểm trở, có lợi thế về phòng ngự quân sự hơn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá.

- Thành bao gồm thành ngoại , thành nội có mặt bằng hình chữ nhật + Các cổng đều xây kiểu vòm cuốn, đá xếp múi bưởi, , ghép với nhau một cách tự nhiên, hoàn toàn không có bất cứ một chất kết dính nào. xếp so le lên nhau theo hình chữ “I”

4,0

2

* Cách làm bánh đúc lạc truyền thống

- Lạc ngâm với nước lạnh 3 tiếng cho mềm.

- Lấy 250g nước, hòa 50g vôi bột.

- Cho 500g bột gạo, 50g bột năng, 750ml nước lọc và phần nước vôi trong đã gạn được, 5 - 7g muối trắng, 70ml dầu ăn khuấy thật đều.

- Bắc nồi bột lên bếp nấu sôi với lửa vừa.

- Tắt bếp và cho phần bột đã chín vào khuôn để nguội là được bánh đúc lạc đặc quánh, mềm ngon.

* Cách muối dưa

- Mua nên chọn loại cải bẹ lá to, không bị sâu, bị úa, và dùng dao cắt rời từng lá rồi đem rửa thật sạch với nước để loại bỏ hết đất cát.

- Đem rau cải xếp lần lượt ra khay để phơi một nắng cho rau cải hơi héo.

-Tiến hành pha nước để muối dưa.

- Đem tỏi + ớt + riềng rửa thật sạch, thái thành từng lát mỏng rồi cho vào bên trên bình muối dưa và dùng một cái đĩa để đè lên trên cho cải của bạn ngập trong nước muối để dưa muối được ngon và không bị thâm.

6 điểm

4.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 6

Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng số

1. Kiến thức

- Bảo tồn , phát huy di sản thành nhà Hồ

-Dưa lê, bánh đúc xứ Thanh

 

 

 

- Quá trình XD và đặc sắc trong kiến trúc, giá trị VH-NT của Di sản thành nhà Hồ.

- Biết được một số sản vật của Thanh Hóa đặc biệt là:

+ Dưa lê:

+ Bánh đúc

- Trách nhiệm quảng bá hình ảnh, giá trị LS-VH của thành nhà Hồ.Ẩm thực Thanh Hóa phong phú, đa dạng, mang hương vị của quê nhà,

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng , trách nhiệm trong công tác bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.

- Biết giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa ẩm thực xứ Thanh.

 

 

 

 

Tổng số

Số câu: 01

Số điểm: 1.5

Tỉ lệ: 15 %

Số câu: 01

Số điểm: 1.5

Tỉ lệ: 15 %

Số câu: 01

Số điểm: 3.0

Tỉ lệ%:30 %

Số câu: 01

Số điểm: 4

Tỉ lệ : 40%

Số câu: 02

Số điểm: 10

Tỉ lệ 100%

Liên kết tải về

zip Bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 6 năm 2023 - 2024

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK