Xây dựng một tiểu phẩm và sắm vai trước lớp nhằm phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc, văn hoá là một chủ đề rất hay nằm trong chương trình GDCD lớp 8 bài Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc.
Tiểu phẩm phê phán hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc, văn hóa mang đến câu trả lời hay nhất, giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo, củng cố kiến thức để nhanh chóng trả lời được câu hỏi vận dụng 2 và hiểu được sự đa dạng của các dân tộc trên thế giới. Bên cạnh đó các bạn xem thêm Giới thiệu nét đặc sắc về văn hóa của một dân tộc trên thế giới.
Đề bài: Em hãy làm việc nhóm để xây dựng một tiểu phẩm và sắm vai trước lớp nhằm phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc, văn hoá.
Tiểu phẩm phê phán hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc, văn hóa hay nhất
HÃY THAY ĐỔI NHẬN THỨC CỦA CHÍNH MÌNH
Anh Tân và chị Hương lấy nhau được 8 năm và đã kịp có với nhau 4 mặt con. Hai con đầu, chị đẻ sinh đôi một trai, một gái; đứa thứ ba 4 tuổi, đứa út 2 tuổi. Gia đình chủ yếu sống bằng nghề nông lại thêm đàn con lít nhít, trứng gà, trứng vịt nên kinh tế của hai anh chị cũng khó khăn. Vì vậy hai anh chị ít khi tiếp xúc và tìm hiểu các nền văn hóa khác trên thế giới.
Năm nay, hai đứa lớn đến tuổi vào lớp 1, nhưng anh Tân nói nhà còn nghèo nên chỉ cho thằng bé đi học, còn con bé phải ở nhà trông các em, phụ giúp việc vặt cho bố mẹ, vì theo anh Tân thì “con gái lớn lên là lấy chồng không cần học hành làm gì”. Thấy con buồn vì không được đến trường như em trai, nhưng chị Hương cũng không biết làm gì hơn vì mọi việc trong nhà xưa nay đều do anh Tân quyết định.
Sáng nay, sau khi đưa thằng bé đến lớp, chị vội mang chỗ rau nhà trồng vừa thu hoạch được ra chợ huyện bán, cũng thêm được ít tiền những lúc nông nhàn. Buổi trưa về đến nhà, chị thấy chồng chị đang nói chuyện với một người đàn ông lạ mặt. Khi khách ra về, chị hỏi chồng:
Chị Hương: Ông khách vừa nãy là ai vậy mình?
Anh Tân: À. Đấy là ông Vui ở thị trấn, chuyên buôn bán bất động sản.
Chị Hương: Mà ông ấy vào nhà mình có việc gì không mình?
Anh Tân: Chuyện là thế này, Tôi định bán bán mảnh vườn để lấy vốn làm ăn. Chú Xanh rủ tôi lên miền ngược mua măng khô về bán, “chứ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, làm ruộng mãi chẳng giàu lên được”.
Nghe chồng nói vậy, chị rụng rời tay chân.
Chị Hương: Bố chúng nó xem thế nào chứ buôn bán mình có quen đâu, lời lãi đâu không thấy, khéo lại mất đất, mất vườn. Mà có mảnh vườn, mỗi năm nhà mình còn có mấy vụ rau, cũng có ít tiền thêm vào cho các con
Anh Tân (quát): Đàn bà biết gì mà ý kiến, chưa làm đã gần, bực cả mình! Xuống bếp lo cơm nước đi!
Chị Hương buồn quá, khóc nấc lên.
Vừa lúc đó, có tiếng bác Minh ở ngoài cổng
Bác Minh: Nhà có chuyện gì mà ồn ào vậy?.
Thấy bác Minh, chị Hương mừng quá. Bác vừa là bác họ của anh Tân lại vừa là Trưởng thôn. Bác rất có uy tín trong họ và trong thôn, xóm. Chị Hương vội kể cho bác Minh nghe chuyện anh Tân định bán mảnh vườn, khi chị có ý kiến thì anh lại quát nạt; còn anh Tân thì cho rằng chuyện lớn, chuyện nhỏ trong nhà đều do người đàn ông, người chồng quyết định, chị Hương là vợ phải nghe lời chồng, chỉ cần chăm nom gia đình, con cái là được rồi.
Nghe xong chuyện của anh Tân, chị Hương, bác Minh nói:
Bác Minh: Chú Tân ạ, bây giờ nam nữ bình quyền, cả nam và nữ đều có vị trí, vai trò ngang nhau trong xã hội cũng như trong gia đình. Cô Hương có quyền cùng với chú bàn bạc, quyết định các công việc của gia đình. Đối với tài sản chung của hai vợ chồng, thì vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung và quyết định các nguồn lực trong gia đình[4]. Mảnh vườn là tài sản chung của hai vợ chồng, nên cô Hương có quyền có ý kiến; hai vợ chồng nên cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận trên cơ sở tôn trọng ý kiến của nhau để đi đến quyết định cuối cùng làm sao có lợi nhất cho gia đình.
Anh Tân: Bác cứ nói thế nào chứ. Thuyền theo lái, gái theo chồng. Việc lớn nhỏ trong nhà phải do chồng quyết định.
Bác Minh: Chú Tân ạ, những điều tôi vừa nói với chú đều dựa trên quy định pháp luật của Nhà nước, như Luật hôn nhân và gia đình, Luật bình đẳng giới…. Pháp luật còn quy định rõ nếu chú cứ tự ý bán mảnh vườn mà chị Hương không đồng ý thì cô Hương còn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố việc mua bán đó là vô hiệu[5].
Anh Tân: Vậy hả bác? Vậy mà từ trước đến giờ em cứ ngỡ… Thôi, để vợ chồng em về bàn bạc lại chuyện đất cát. Mà hôm nay bác sang nhà em chơi hay có việc gì nữa?
Bác Minh: À, hôm nay tôi sang hỏi cô chú xem vì sao không cho con bé lớn đến trường?
Anh Tân: Bác cũng biết hoàn cảnh nhà em đấy. Nhà thì đông con, kinh tế thì khó khăn. Bây giờ mà cho cả hai đứa đi học thì nhà em túng quá. Hơn nữa con gái không cần học nhiều,
Bác Minh: Chú lại sai rồi. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cấm người lớn cản trở việc học tập của trẻ em[6], nên việc cô chú không cho con đi học là sai; đồng thời, Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái. Luật bình đẳng giới của Nhà nước ta quy định rõ: con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển[7]. Cô chú chỉ cho cậu con trai đi học, bắt con gái ở nhà là đã có sự phân biệt đối xử giữa các con, vẫn còn tư tưởng “trọng nam, khinh nữ”. Hơn nữa, việc học của các cháu đều được Nhà nước miễn phí nên cô chú không phải lo vì hoàn cảnh kinh tế gia đình.
Anh Tân: Vậy hả bác? Thế mà em cứ lo không có tiền cho các cháu đi học. Nghe bác phân tích em thấy sáng ra nhiều.
Bác Minh: Tân à, chú nên thay đổi quan niệm của mình, đừng coi thường vai trò của người phụ nữ, người vợ. Hương nó cũng đóng góp công sức với gia đình có kém gì cháu đâu, từ sáng đến tối lo việc đồng áng lại lo nội trợ, chăm sóc con cái, bác thấy nó cứ luôn chân luôn tay, Tân có đồng ý thế không?
Anh Tân lúng túng gật đầu.
Quay sang Hương, bác Minh nói tiếp: Còn cô Hương cũng phải thay đổi suy nghĩ, nhận thức; phải thấy được vai trò của mình, biết được quyền của mình, có ý kiến trong các công việc gia đình, không nên nghe theo sự áp đặt của chồng. Có như vậy gia đình cô chú mới thực sự hạnh phúc.