Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2019 trường THPT Ngô Gia Tự, Vĩnh Phúc có đáp án chi tiết được Download.com.vn sưu tầm và tổng hợp nhằm gửi đến các bạn thí sinh đang ôn thi THPT quốc gia 2019.
Đề thi bám sát cấu trúc và giới hạn ôn thi THPT Quốc gia 2019 của Bộ GD&ĐT. Hi vọng với tài liệu này sẽ giúp các bạn củng cố thêm kiến thức và cách làm bài thi. Chúc các bạn ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
Đề thi minh họa THPT quốc gia môn Ngữ văn
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
TỰ SỰ
Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy
Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh
Dù người phàm tục hay kẻ tu hành
Đều phải sống từ những điều rất nhỏ.
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm
Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta.
Ai trong đời cũng có thể tiến xa
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy.
Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Đâu chỉ dành cho một riêng ai.
(Lưu Quang Vũ)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Anh/chị hiểu thế nào về ý nghĩa 2 câu thơ sau:
"Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta”
Câu 3. Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu của văn bản. Nêu ngắn ngọn tác dụng của các biện pháp tu từ đó.
Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa được gợi nên từ 2 câu thơ trong văn bản ở phần Đọc hiểu:
"Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó Sao ta không tròn ngay tự trong tâm”
Câu 2 (5.0 điểm)
Mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh viết:
Hỡi đồng bào cả nước.
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳ ng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũ ng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.”
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
(Trích SGK Ngữ văn 12 tập 1- NXB Giáo dục Việt Nam 2016)
Anh chị hãy phân tích đoạn trích trên. Từ đó liên hệ tới phần mở đầu của Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) để nhận xét về cách xác lập chân lí về quyền độc lập dân tộc của mỗi tác giả.
-------------HẾT-------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ tên học sinh…………………….....…………..;Số báo danh……………………….
Đề thi minh họa THPT quốc gia môn Lịch sử
Câu 1: Sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian:
1, thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
2, Đánh chiếm pháo đài, nhà tù Ba- xti.
3, thành lập nền cộng hòa.
4, thông qua Hiến pháp, xác lập chế độ quân chủ lập hiến.
A. 2,1,4,3.
B. 1,2,3,4.
C. 3,1,4,2.
D. 2,3,4,1.
Câu 2: Sự kiện nào đánh dấu thực dân Pháp đã hoàn thành căn bản công cuộc xâm lược Việt Nam ở cuối thế kỉ XIX?
A. Triều đình nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, Giáp Tuất.
B. Thực dân Pháp thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897)
C. Triều đình nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp Hiệp ước Hác-măng (1883), Pa-tơ-nốt (1884).
D. Khởi nghĩa Hương Khê thất bại, phong trào Cần Vương chấm dứt (1896).
Câu 3: Nhân tố nào sau đây quyết định đến sự phát triển của phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ La tinh?
A. Thắng lợi của cách mạng Cuba.
B. Sự suy yếu của đế quốc Mĩ.
C. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
D. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc.
Câu 4: Vì sao nói công xã Pari là một nhà nước kiểu mới?
A. Công xã vừa ban bố pháp lệnh, vừa thi hành pháp lệnh.
B. Công xã do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
C. Công xã giải phóng quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ.
D. Công xã đã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân.
Câu 5: Sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cách mạng Trung Quốc trong giai đoạn 1919-1939?
A. Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập.
B. Chủ nghĩa Mác-Lê Nin được truyền bá vào Trung Quốc.
C. Cuộc biểu tình của 3000 học sinh, sinh viên Bắc Kinh.
D. Phong trào Ngũ tứ bùng nổ ngày 4-5-1919.
Câu 6: Nhân tố quyết định hàng đầu dẫn đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. chi phí cho quốc phòng thấp.
B. vai trò quản lí của Nhà nước.
C. tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài.
D. yếu tố con người.
Câu 7: Điểm khác biệt căn bản của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 – 1896) là
A. đối tượng đấu tranh và quy mô phong trào.
C. hình thức và phương pháp đấu tranh.
B. không bị chi phối bởi chiếu Cần vương.
D. mục tiêu đấu tranh và lực lượng tham gia.
Câu 8: Chính sách “cấm đạo” của nhà Nguyễn dẫn đến hậu quả là
A. làm cho Thiên Chúa giáo không thể phát triển được ở Việt Nam.
B. gây mâu thuẫu với các nước phương Tây, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc.
C. làm cho mối quan hệ với các nước phương Tây ngày càng căng thẳng.
D. gây mâu thuẫn giữa tín đồ các tôn giáo, làm cho các giáo dân lo sợ, bất mãn.
Câu 9: Đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành
A. nước đầu tiên tiến hành cách mạng xanh trong nông nghiệp.
B. siêu cường tài chính số một thế giới và cường quốc quân sự.
C. quốc gia đi đầu về thu nhập đầu người và chất lượng y tế.
D. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
Câu 10: Ý nào sau đây không phải mục tiêu của Mĩ trong chính sách đối ngoại những năm 1945 - 1973? A. Đàn áp phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
B. Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.
C. Khống chế, chi phối các nước Đồng minh lệ thuộc vào Mĩ.
D. Thực hiện mục tiêu tấn công Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 11: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nền kinh tế Mĩ trong suốt thập kỉ 90 của thế kỉ XX?
A. Kinh tế phát triển, Mĩ vẫn là trung tâm kinh tế - tài chính số một thế giới.
B. Nền kinh tế hầu như không có sự tăng trưởng.
C. Tăng trưởng liên tục, Mĩ là trung tâm kinh tế duy nhất thế giới.
D. Trải qua nhiều cuộc suy thoái ngắn nhưng vẫn là nước đứng đầu thế giới.
Câu 12: Đặc điểm nổi bật của kinh tế Liên bang Nga giai đoạn 1990 – 1995 là
A. suy thoái, tăng trưởng âm.
B. khủng hoảng và kém phát triển.
C. phục hồi và phát triển.
D. phát triển nhanh chóng.
Câu 13: Sự kiện nà o đánh dấu sự tan vỡ mối quan hệ Đồng minh chống phát xít giữa Liên Xô và Mĩ?
A. Sự ra đời của khối NATO.
B. Sự ra đời của tổ chức SEV.
C. Sự ra đời của học thuyết Truman.
D. Liên Xô phá vỡ thế độc quyền bom nguyên tử của Mĩ.
Câu 14: Nguyên nhân khác nhau giữa Nhật Bản và các nước Tây Âu trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì ?
A. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật.
B. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.
C. Chi phí cho quốc phòng thấp.
D. Sự lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.
Câu 15: Lí do cơ bản nhất khiến Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam?
A. Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Việt Nam.
B. Phù hợp với xu thế hòa bình hợp tác trên thế giới.
C. Do cuộc đấu tranh của nhân dân tiến bộ trên thế giới.
D. Phù hợp với chiến lược “Cam kết và mở rộng” của tổng thống B.Clintơn.
Câu 16: Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, xu hướng hòa hoãn Đông – Tây xuất hiện vì
A. Mĩ và Liên Xô muốn có thời gian hòa hoãn để củng cố lực lượng.
B. Mĩ và Liên Xô chạy đua vũ trang bị thế giới lên án.
C. Liên Xô không còn đủ sức viện trợ quân sự cho các nước xã hội chủ nghĩa.
D. Mĩ và Liên Xô bị suy giảm thế và lực trước sự vươn lên của Tây Âu và Nhật Bản.
Câu 17: Mục tiêu của năm nước sáng lập ASEAN trong chiến lược kinh tế hướng nội là gì?
A. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa.
B. Nhanh chóng xoá bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.
C. Tiến hành công nghiệp hoá nhằm đẩy mạnh xuất khẩu.
D. Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để sản xuất.
Câu 18: Hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác với hướng đi của những người đi trước là
A. Đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa vô sản.
B. Đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác –lê nin.
C. Đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.
D. Đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản.
Câu 19: Kết quả lớn nhất trong phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập và quyền sống của con người.
B. Đánh đổ chế độ thực dân mới, củng cố nền độc lập dân tộc.
C. Giải phóng dân tộc, thành lập các nhà nước tư bản chủ nghĩa.
D. Lật đổ chính quyền độc tài, thành lập các chính phủ dân tộc dân chủ.
..............................
Đề thi minh họa THPT quốc gia môn Địa lý
Câu 1: Cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là
A. hệ sinh thái rừng nhiệt đới khô lá rộng và xa van, bụi gai nhiệt đới.
B. hệ sinh thái rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao.
C. hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit.
D. hệ sinh thái rừng rậm thường xanh quanh năm.
Câu 2: Gió mùa là loại gió:
A. thổi theo mùa, ngược hướng nhau, khác nhau về tính chất vật lí.
B. thổi thường xuyên và khác nhau về hướng gió.
C. thổi chủ yếu vào mùa đông theo hướng Đông Bắc.
D. thổi chủ yếu vào mùa hạ theo hướng Đông Nam.
Câu 3: Địa hình miền núi nước ta bị xâm thực mạnh không thể hiện ở:
A. Tạo nên các vùng núi cao
B. Hiện tượng đất trượt, đá lở
C. Địa hình karst ở vùng núi đá vôi
D. Xuất hiện những hẻm vực, khe sâu
Câu 4: Nguyên nhân làm cho địa hình nước ta có tính phân bậc rõ rệt là
A. địa hình xâm thực mạnh ở miền đồi núi.
B. trải qua quá trình kiến tạo lâu dài, tác động của ngoại lực.
C. địa hình được vận động tân kiến tạo làm trẻ lại.
D. địa hình chịu tác động thường xuyên của con người.
Câu 5: Nguyên nhân quan trọng khiến miền núi có nhiều thiên tai là do
A. mưa ít, mùa khô kéo dài.
B. lớp phủ thực vật mỏng.
C. mưa nhiều, phân bố không đều.
D. mưa nhiều, độ dốc lớn.
Câu 6: Ý nào sau đây là đặc điểm của khu vực Đông Nam Á lục địa:
A. Nằm hoàn toàn trong “vành đai lửa Thái Bình Dương”.
B. Địa hình chủ yếu là đồng bằng, rất ít đồi núi.
C. Bao gồm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và khí hậu xích đạo.
D. Đan xen giữa các dãy núi là đồng bằng phù sa màu mỡ.
Câu 7: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, em hãy cho biết tỉnh nào dưới đây có đường biên giới trên đất liền giáp Trung Quốc?
A. Yên Bái
B. Hà Giang
C. Thái Nguyên
D. Tuyên Quang
Câu 8: Ở nước ta, dạng địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất là ở khu vực
A. Trung du miền núi Bắc Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Đông Nam Bộ.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 9: Cho bảng số liệu sau:
Dân số và sản lượng lương thực nước ta giai đoạn 1999 - 2013
Năm | 1999 | 2003 | 2005 | 2009 | 2013 |
Dân số (triệu người) | 76,6 | 80,5 | 83,1 | 85,8 | 89,7 |
Sản lượng (triệu tấn) | 33,2 | 37,7 | 39,6 | 43,3 | 49,3 |
..................
Đề thi minh họa THPT quốc gia môn Toán
.................
Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.