Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Lịch sử Đề ôn tập Chương 1 Học kì II môn Lịch sử 8 năm 2021

Đề ôn tập Chương 1 Học kì II môn Lịch sử 8 năm 2021

Câu hỏi 1 :

 Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bị thất bại là do?

A. Quân dân ta chiến đấu anh dũng.

B. Tài chỉ huy của Nguyễn Tri Phương

C. Quân Pháp thiếu lương thực.

D. Khí hậu khắc nghiệt.

Câu hỏi 2 :

 Người được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái là ai?

A. Trương Định.

B. Nguyễn Trung Trực.

C.  Nguyễn Hữu Huân.

D.  Trương Quyền.

Câu hỏi 3 :

Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình?

A. Việt nam có vị trí địa ý thuận lợi.

B. Việt Nam có vị trí quan trộng, giàu tài nguyên, thị trường béo bở.

C. Việt Nam là một thị trường rộng lớn.

D. Chế độ phong kiến thống trị ở Việt Nam đã suy yếu.

Câu hỏi 4 :

Tình hình triều đình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX như thế nào?

A. Triều đình nhà Nguyễn bị nhân dân chán ghét.

B. Triều đình nhà Nguyễn được nhân dân ủng hội.

C.  Triều đình nhà Nguyễn khủng hoảng, suy yếu.

D. Triều đình biết củng cố khối đoàn kết giữa quần thần.

Câu hỏi 5 :

Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu mở đầu cuộc tấn công nhằm thực hiện kế hoạch gì?

A. Kế hoạch “ đánh nhanh thắng nhanh”.

B. Chiếm Đà Nẵng, kéo quân ra Huế.

C. Buộc triều đình Huế nhanh chóng đầu hàng.

D. Chiếm Đà Nẵng, khống chế cả miền Trung.

Câu hỏi 6 :

Trung tâm hệ thống chiến lũy Chí Hòa do ai trấn giữ?

A. Trương Định.

B. Nguyễn Tri Phương.

C. Phan Thanh Giản.

D. Nguyễn Trường Tộ.

Câu hỏi 7 :

Nhiều người đã dùng thơ văn để chiến đấu chống giặc là ai?

A. Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp, Phan Văn Trị,…

B. Nguyễn Đình Chiểu, Trương Quyền, Phan Văn Trị,..

C. Nguyễn Đình Chiểu, Phan Tồn, Phan Liêm,…

D. Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân,…

Câu hỏi 8 :

Sau hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình đã có hành động gì?

A. Tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Trung và Bắc Kỳ.

B. Lãnh đạo nhân dân tổ chức kháng chiến.

C. Kiên quyết đòi Pháp trả lại các tỉnh đã chiếm đóng.

D. Hòa hoãn với Pháp để chống lại nhân dân.

Câu hỏi 9 :

Câu nói “ Bao giờ người tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của ai?

A. Trương Định

B. Trương Quyền

C. Nguyễn Trung Trực

D. Nguyễn Tri Phương

Câu hỏi 10 :

Vì sao thực dân Pháp dễ dàng chiếm nốt ba tỉnh miền Tây?

A. Lực lượng của ta bố phòng mỏng.

B. Ta không chuẩn bị vì nghĩ địch khong đánh.

C. Lãnh tụ các cuộc khởi nghĩa bị bắt, bị giết.

D. Thái độ do dự và nhu nhược của triều đình Huế.

Câu hỏi 11 :

Đội nghĩa binh do ai chỉ huy chiến đấu hi sinh đến người cuối cùng ở cửa ô Thanh Hà?

A. Viên Chưởng Cơ

B. Phạm Văn Nghị

C. Nguyễn Mậu Kiến

D. Nguyễn Tri Phương.

Câu hỏi 12 :

Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kỳ lần thứ hai?

A. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.

B. Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp.

C.  Trả thù sự tấn công của quân cờ đen.

D. Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh.

Câu hỏi 13 :

Trước sự thất thủ của thành Hà Nội, triều đình Huế có thái độ như thế nào?

A. Cho quân tiếp viện.

B. Cầu cứu nhà Thanh.

C. Cầu cứu nhà Thanh, cử người thương thuyết với Pháp.

D. Thương thuyết với Pháp.

Câu hỏi 14 :

Lợi dụng cơ hội nào Pháp đưa quân tấn công Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế?

A. Sự suy yếu của triều đình Huế.

B. Sau thất bại tại trận Cầu Giấy lần hai, Pháp cũng cố lực lượng.

C.  Pháp được tăng viện binh.

D. Vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình Huế lục đục.

Câu hỏi 15 :

Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp gặp phải sự phản kháng quyết liệt của lực lượng nào?

A. Một số quan lại yêu nước và nhân dân ở các địa phương, cả trong Nam lẫn ngoài Bắc.

B. Một số văn thân sĩ phu yêu nước trong triều đình Huế.

C. Một số quan lại và nhân dân yêu nước ở Trung Kì.

D. Toàn thể dân tộc Việt Nam.

Câu hỏi 16 :

Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ triến trong triều đình Huế, đại diện là những ai mạnh tay hành động chống Pháp?

A. Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản.

B. Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiện

C. Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghị.

D. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận.

Câu hỏi 17 :

Hiệp ước nào là mốc chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập ?

A. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)

B. Hiệp ước Giáp Tuất (1874)

C. Hiệp ước Hác - măng (1883)

D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)

Câu hỏi 18 :

Sau thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883), thực dân Pháp có dã tâm gì?

A. Xâm chiếm toàn bộ Việt Nam

B. Cho quân rút khỏi Hà Nội để bảo toàn lực lượng.

C.  Tăng viện binh từ Pháp sang để chiếm toàn Hà Nội.

D. Tiến hành đàn áp, khủng bố nhân dân ta.

Câu hỏi 19 :

Trước những hành động của Pháp, triều đình Huế thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại như thế nào?

A. Vơ vét tiền của nhân dân

B. Đàn áp, bóc lột nhân dân và tiếp tục chính sách “ bế quan tỏa cảng”.

C. Bóc lột nhân dân, bồi thường chiến tranh cho Pháp.

D. Thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị.

Câu hỏi 20 :

Khi Pháp kéo quân ra Hà Nội lần thứ hai, ai là người trấn thủ thành Hà Nội ?

A. Hoàng Diệu

B. Nguyễn Tri Phương

C. Tôn Thất Thuyết

D. Phan Thanh Giản

Câu hỏi 21 :

Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là nững ai mạnh tay hành động chống Pháp?

A. Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản

B. Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường

C. Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi

D. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận.

Câu hỏi 22 :

Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết thực dân Pháp đã làm gì?

A. Mua chuộc Tôn Thất Thuyết

B. Tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến.

C. Giảng hòa với phái chủ chiến.

D. Tìm cách ly gián giữa Tôn Thất Thuyết và quan lại.

Câu hỏi 23 :

Phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX được gọi là phong trào gì?

A. Phong trào nông dân

B. Phong trào nông dân Yên Thế.

C. Phong trào Cần vương.

D.  Phong trào Duy Tân.

Câu hỏi 24 :

Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là cuộc khởi nghĩa nào?

A. Khởi nghĩa Ba Đình 1886-1887

B.  Khởi nghĩa Bãi Sậy 1883 – 1892

C. Cuộc phản công của phái chủ Chiến ở kinh thành huế 1885

D. Khởi nghĩa Hương Khê 1885 – 1895

Câu hỏi 25 :

Nhận xét nào về phong trào Cần Vương là không đúng?

A. Phong trào quy mô lớn, mang tính dân tộc.

B. Quyết liệt, theo ý thức hệ tư sản.

C. Phong trào yêu nước theo khuynh hương và ý thức hệ phong kiến.

D. Phong trào dân tộc, đã đạt được nhiều thắng lợi.

Câu hỏi 26 :

Mục tiêu của phong trào yêu nước Cần Vương là gì?

A. Lật đổ chế độ phong kiến, giành độc lập dân tộc.

B. Đánh đế quốc, giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến.

C. Đánh đổ phong kiến, đế quốc giành độc lập.

D. Đánh đế quốc thành lập nước cộng hòa.

Câu hỏi 27 :

Vì sao phong trào Cần vương thất bại?

A. Không được tầng lớp nhân dân ủng hộ.

B. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt.

C.  Địa hình bất lợi trong quá trình đấu tranh.

D. Thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo.

Câu hỏi 28 :

 Sự kiện nào đánh dấu sự chấm dứt của phong trào Cần vương ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX?

A. Khởi nghĩa Hương Khê thất bại.

B. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế thất bại.

C.  Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt.

D. Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

Câu hỏi 29 :

Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX đều thất bại là do?

A. Triều đình phong kiến đầu hàng thực dân Pháp.

B. Nổ ra lẻ tẻ, thiếu liên kết và mang tính chất địa phương.

C. Không có sự đoàn kết của nhân dân.

D. Thiếu sự chuẩn bị về lực lượng và tổ chức.

Câu hỏi 30 :

Vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

A. Có sự ãnh đạo của văn thân sĩ phu yêu nước.

B. Thời gian tồn tại hơn 10 năm.

C. Quy mô rộng lớn khắp cả nước.

D.  Được trang bị vũ khí hiện đại.

Câu hỏi 31 :

 Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Huế đồng ý mở ba cửa biển nào cho Pháp vào buôn bán?

A. Đà Nẵng, Thuận An, Quy Nhơn.

B. Đà Nẵng, Thuận An, Quảng Yên.

C. Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên.

D. Đà Nẵng, Ba Lạt, Cửa việt.

Câu hỏi 32 :

 Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở đâu?

A. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì và đảo Côn Lôn.

B. Ba tỉnh miền Đông Nam kì và đảo Côn Lôn.

C. Ba tỉnh miền Đông Nam Kì với đảo Phú Quốc.

D. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì với đảo Côn Đảo.

Câu hỏi 33 :

Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất vào ngày tháng năm nào?

A. Ngày 5 tháng 6 năm 1862.

B. Ngày 6 tháng 5 năm 1862.

C. Ngày 8 tháng 6 năm 1862.

D. Ngày 6 tháng 8 năm 1862.

Câu hỏi 34 :

Ngày 17-2-1859, Pháp tấn công vào đâu?

A. Đại đồn Chí Hoà.

B. Tỉnh Vĩnh Long.

C.  Tỉnh Định Tường.

D.  Thành Gia Định.

Câu hỏi 35 :

Trung tâm hệ thống chiến lũy Chí Hòa do ai trấn giữ?

A. Trương Định.

B. Nguyễn Tri Phương.

C. Phan Thanh Giản

D. Nguyễn Trường Tộ.

Câu hỏi 36 :

Ngày 24-2-1861, diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Nam Bộ?

A. Quân Pháp đánh chiếm Định Tường.

B. Quân Pháp đánh chiếm Biên Hòa.

C. Quân Pháp đánh chiếm Vĩnh Long.

D. Quân Pháp nổ súng tấn công Đại đồn Chí Hòa.

Câu hỏi 37 :

Trận Đà Nẵng có kết quả như thế nào?

A. Thực dân Pháp chiếm được Đà Nẵng.

B. Thực dân Pháp phải rút quân về nước.

C. Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà phải chuyển hướng tấn công Gia Định

D. Triều đình và Pháp giảng hoà.

Câu hỏi 38 :

Ai đã chỉ huy quân dân ta anh dũng chống trả trước cuộc tấn công của Pháp tại Đà Nẵng?

A. Hoàng Diệu.

B. Nguyễn Tri Phương.

C. Nguyễn Trung Trực.

D. Trương Định.

Câu hỏi 39 :

Tình hình triều đình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX như thế nào?

A. Triều đình nhà Nguyễn bị nhân dân chán ghét.

B. Triều đình nhà Nguyễn được nhân dân ủng hộ.

C. Triều đình nhà Nguyễn khủng hoảng, suy yếu.

D. Triều đình biết củng cố khối đoàn kết giữa quần thần.

Câu hỏi 40 :

Thực dân Pháp tấn công Hà Nội lần thứ hai vào thời gian nào?

A. Ngày 3 tháng 4 năm 1882.

B.  Ngày 13 tháng 4 năm 1882.

C. Ngày 4 tháng 3 năm 1882.

D.  Ngày 14 tháng 3 năm 1882.

Câu hỏi 41 :

Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kỳ lần thứ hai?

A. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.

B.  Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp.

C. Trả thù sự tấn công của quân cờ đen.

D. Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh.

Câu hỏi 42 :

 “Dập dìu trống đánh cờ Xiêu/Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”. Đó là khẩu lệnh đã nêu trong cuộc khởi nghĩa nào?

A. Khởi nghĩa của Nguyễn Mận Kiến ở Thái Bình.

B. Khởi nghĩa của Phạm Văn Nghị ở Nam Định.

C. Khởi nghĩa Trần Tấn, Đặng Như Mai ở Nghệ Tĩnh.

D. Trận cầu Giấy-Hà Nội của Hoàng Tá Viên- Lưu Vĩnh phúc.

Câu hỏi 43 :

Trước sự thất thủ của thành Hà Nội, triều đình Huế có thái độ như thế nào?

A. Cho quân tiếp viện.

B. Cầu cứu nhà Thanh.

C. Cầu cứu nhà Thanh, cử người thương thuyết với Pháp.

D. Thương thuyết với Pháp.

Câu hỏi 44 :

Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình Huế thiết lập bản Hiệp ước 1874?

A. Do Pháp bị thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội.

B. Do chúng bị chặn đánh ở Thanh Hóa.

C. Do chúng bị thất bại ở Cầu Giấy lần thứ nhất.

D. Do chúng bị thất bại ở cầu Giấy lần thứ hai.

Câu hỏi 45 :

Chiến thắng cầu Giấy lần thứ nhất có ý gì?

A.  Quân Pháp hoang mang, quân dân ta phấn khởi càng hăng hái đánh giặc.

B. Quân Pháp hoang mang, triều đình lo sợ.

C. Quân Pháp phải rút khỏi Bắc Kì.

D. Nhiều sĩ quan và binh lính Pháp bị giết tại trận.

Câu hỏi 46 :

Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất vào ngày tháng năm nào?

A.  Ngày 10 tháng 3 năm 1874.

B. Ngày 15 tháng 3 năm 1874.

C. Ngày 3 tháng 5 năm 1874.

D. Ngày 13 tháng 5 năm 1874.

Câu hỏi 47 :

Trong vòng chưa đầy một tháng sau khi chiếm Hà Nội , Pháp cho quân chiếm các tỉnh nào?

A. Hải Dương, Hà Tây, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình.

B. Hải Dương, Hà Bắc, Hưng Yên, Phủ Lí, Nam Định

C. Hải Dương, Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Phủ Lí.

D. Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình, Nam Định.

Câu hỏi 48 :

Thực dân Pháp nổ súng đánh vào thành Hà Nội lần thứ nhất vào thời gian nào?

A. Sáng ngày 20-11-1873.

B. Trưa ngày 20-11-1873.

C. Tối ngày 20-11-1873.

D. Đêm ngày 20-11-1873.

Câu hỏi 49 :

Sau thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883), thực dân Pháp có dã tâm gì?

A. Xâm chiếm toàn bộ Việt Nam

B. Cho quân rút khỏi Hà Nội để bảo toàn lực lượng.

C. Tăng viện binh từ Pháp sang để chiếm toàn Hà Nội.

D. Tiến hành đàn áp, khủng bố nhân dân ta.

Câu hỏi 50 :

Trước những hành động của Pháp, triều đình Huế thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại như thế nào?

A.  Vơ vét tiền của nhân dân

B.  Đàn áp, bóc lột nhân dân và tiếp tục chính sách “ bế quan tỏa cảng”.

C. Bóc lột nhân dân, bồi thường chiến tranh cho Pháp.

D. Thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị.

Câu hỏi 51 :

Thực dân Pháp lấy cớ gì để tiến quân ra Bắc?

A. Vì triều đình không thi hành đúng Hiệp ước 1862.

B.  Vì triều đình cầu cứu nhà Thanh.

C. Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy.

D. Lợi dụng triều đình nhờ đem tàu ra Hạ Long dẹp cướp biển.

Câu hỏi 52 :

Sau khi chiếm được các tỉnh Nam Kì, việc đầu tiên thực dân Pháp đã làm gì?

A. Thiết lập bộ máy thống trị và tiến hành bóc lột kinh tế Nam Bộ.

B. Chuẩn bị lực lượng đánh Bắc Kì.

C. Chuẩn bị lực lượng đánh Campuchia.

D. Xuất bản báo chí nhằm tiến hành mục đích xâm lược.

Câu hỏi 53 :

Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp gặp phải sự phản kháng quyết liệt của lực lượng nào?

A. Một số quan lại yêu nước và nhân dân ở các địa phương, cả trong Nam lẫn ngoài Bắc.

B. Một số văn thân sĩ phu yêu nước trong triều đình Huế.

C. Một số quan lại và nhân dân yêu nước ở Trung Kì.

D. Toàn thể dân tộc Việt Nam.

Câu hỏi 54 :

Sau khi bắt được vua Hàm Nghi, thực dân Pháp đưa ông đi đày ở đâu?

A. Ở Tuy-ni-di.

B.  Ở An-giê-ri.

C. Ở Mê-hi-cô.

D. Ở Nam Phi.

Câu hỏi 55 :

Vua Hàm Nghi bị bắt vào thời gian nào?

A. Tháng 10 năm 1888.

B. Tháng 11 năm 1888.

C.  Tháng 12 năm 1888.

D. Tháng 01 năm 1889.

Câu hỏi 56 :

Cuối năm 1888, do sự phản bội của ai vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc Pháp?

A. Của Nguyễn Quang Ngọc.

B.  Của Tôn Thất Thuyết.

C. Của Trương Quang Ngọc.

D. Của Nguyễn Duy Cung.

Câu hỏi 57 :

Phong trào cần vương diễn ra sôi nổi nhất ở đâu?

A. Bắc Kì và Nam Kì.

B. Trung Kì và Nam Kì.

C. Nam Kì, Trung Kì và Bắc Kì.

D. Trung Kì và Bắc Kì.

Câu hỏi 58 :

 Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa trong phong trào cần Vương là ai?

A.  Văn thân sĩ phu yêu nước.

B. Những võ quan triều đình.

C. Nông dân.

D. Địa chủ các địa phương.

Câu hỏi 59 :

Nội dung cơ bản của Chiếu cần vương là gì?

A. êu gọi văn thân sĩ phu đứng lên cứu nước.

B. Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

C. Kêu gọi văn thân và nhân dân chống phái chủ hòa.

D. Kêu gọi văn thân sĩ phu lãnh đạo cuộc kháng chiến.

Câu hỏi 60 :

Trong giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888, phong trào Cần Vương được đặt dưới sự chỉ huy của ai?

A. Tôn Thất thuyết và Nguyễn Văn Tương.

B. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

C. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn

D. Nguyễn Đức Nhuận, Đào Doãn Dịch.

Câu hỏi 61 :

Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở đâu?

A. Tòa Khâm sứ và Hoàng Thành.

B. Đồn Mang Cá và Hoàng Thành

C. Hoàng Thành.

D. Tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.

Câu hỏi 62 :

Cuộc phản công của phái chủ chiến diễn ra vào thời gian nào?

A. Đêm mùng 5 rạng sáng 6 -7-1885.

B. Đêm mùng 6 rạng sáng 7-7-1886.

C. Đêm mùng 4 rạng sáng 5-7-1885.

D.  Đêm mùng 3 rạng sáng 4-7-1885

Câu hỏi 63 :

Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp bắt đầu làm gì?

A. Khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

B. Khai thác thuộc địa lần thứ hai.

C. Bắt đầu xúc tiến việc thiết lập bộ máy chính quyền thực dân và chế độ bảo hộ lên phần lãnh thổ Bắc Kì và Trung Kì.

D. Bắt đầu xúc tiến việc lập bộ máy cai trị trên toàn Việt Nam.

Câu hỏi 64 :

Nông dân Yên Thế đứng lên nhằm mục đích gì?

A. Giúp vua cứu nước

B. Bảo vệ cuộc sống

C. Giành lại độc lập.

D. Cứu nước, cứu nhà.

Câu hỏi 66 :

Giai đoạn 1893 – 1908 là thời kì nghĩa quân Yên Thế làm gì?

A. Xây dựng phòng tuyến

B.  Tìm cách giải hoàn với quân Pháp.

C. Vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở.

D. Tích lũy lương thực, xây dựng quân tinh nhuế.

Câu hỏi 67 :

Giai đoạn 1893 – 1908, khi nhận thấy tương quan lực lượng của ta và địch quá chênh lệch, Đề Thám đã có một quyết định sáng suốt đó là gì?

A. Tìm cách giảng hòa với thực dân Pháp.

B.  Lo tích lũy lương thực.

C. Xây dựng đội quân tinh nhuệ, sẵn sàng chiến đấu.

D. Liên lạc với một số nhà yêu nước: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.

Câu hỏi 68 :

Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân?

A. Cuộc khởi nghĩa có nông dân tham gia dưới sự chỉ huy của văn thân sĩ phu.

B. Cuộc khởi nghĩa mà mục tiêu chủ yếu là đòi ruộng đất cho nông dân.

C. Cuộc khởi nghĩa mà lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân.

D. Cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân.

Câu hỏi 69 :

Vì sao phong trào kháng chiến miền núi nổ ra muộn hơn ở miền xuôi?

A. Thực dân Pháp bình định ở đây muộn hơn

B.  Ý thức giác ngộ của đồng bào miền núi chậm hơn.

C. Địa hình không thuận lợi để xây dựng căn cứ.

D.  Địa hình rừng núi nên việc xây dựng lực lượng có nhiều khó khăn.

Câu hỏi 70 :

Ở Nam Kỳ, sát cánh cùng người Kinh đánh Pháp có đồng bào dân tộc nào?

A.  Mường, Thái

B. Khơ-me, Mông

C. Thượng, Khơ-me, X-tiêng.

D. Thượng, X-tiêng, Thái.

Câu hỏi 71 :

Nội dung nào không phải là nguyên nhân nào dẫn tới thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế ?

A. Bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập

B.  So sánh lực lượng quá chênh lệch, thực dân Pháp và phong kiến cấu kết đàn áp

C. Chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến

D. Cuộc khởi nghĩa thu hút quá nhiều các nhà yêu nước

Câu hỏi 72 :

Vùng Tây Bắc, đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Mông,… đã tập hợp dưới ngọn cờ khởi nghĩa của ai?

A. Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước.

B. Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước.

C. Nguyễn Quang Bích, Hà Văn Mao.

D.  Nguyễn Văn Giáp, Cầm Bá Thước.

Câu hỏi 73 :

Tại vùng Đông Bắc Bắc Kỳ có phong trào kháng chiến của đồng bào các dân tộc nào?

A. Người Dao, người Hoa.

B. Người Thượng, người Khơ-me.

C. Người Thái, người Mường.

D. Người Thượng, người Thái.

Câu hỏi 74 :

Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược, triều đình Huế đã thực hiện chính sách gì?

A. Cải cách kinh tế, xã hội

B. Cải cách duy tân

C.  Chính sách ngoại giao mở cửa

D. Thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu.

Câu hỏi 75 :

Trước tình hình khó khăn của đất nước những năm cuối thế kỉ XIX, yêu cầu gì đặt ra?

A.  Thay đổi chế độ xã hội hoặc cải cách xã hội cho phù hợp.

B. Cải cách duy tân đất nước.

C. Thực hiện chính sách đổi mới đất nước.

D.  Thực hiện chính sách canh tân đất nước.

Câu hỏi 76 :

Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng vua Tự Đức 2 bản “ Thời vụ sách” đề nghị cải cách vấn đề gì?

A. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

B. Đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoan và khai thác mỏ.

C. Phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.

D. Chấn chỉnh bộ máy quan lại, cải tổ giáo dục.

Câu hỏi 77 :

ý do cơ bản nào khiến các đề nghị cải cách không thể trở thành hiện thực?

A. Chưa hợp thời thế.

B. Rập khuân hoặc mô phỏng nước ngoài.

C. Điều kiện nước ta có những điểm khác biệt.

D. Triều đình bảo thủ, cự tuyệt, đối lập với mọi thay đổi.

Câu hỏi 80 :

 Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX là gì?

A. Đã gây được tiếng vang lớn

B. Đạt được những thắng lợi nhất định.

C. Phản ánh một nhu cầu thực tại khách quan của xã hội

D. Phản ánh một nhu cầu thực tại khách quan của xã hội.

Câu hỏi 81 :

Việc triều đình Huế từ chối cải cách đã đưa đến hậu quả gì ?

A. Phản ánh một nhu cầu thực tại khách quan của xã hội

B. Xã hội bế tắc trong chế độ phong kiến.

C. Mâu thuẫn xã hội không thể giải quyết.

D. Tạo điều kiện để Pháp tiếp tục xâm chiếm Việt Nam.

Câu hỏi 82 :

 Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển nào để thông thương ?

A. Cửa biển Hải Phòng

B. Cửa biển Trà Lý ( Nam Định)

C. Cửa biển Thuận An ( Huế)

D. Cửa biển Đà Nẵng

Câu hỏi 83 :

Cuộc nổi dậy của Cai tổng Vàng - Nguyễn Thịnh diễn ra ở đâu ?

A.  Tuyên Quang

B. Thái Nguyên

C. Bắc Ninh

D. Bắc Giang

Câu hỏi 84 :

Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?

A. Bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập.

B. So sánh lực lượng quá chênh lệch, thực dân Pháp và phong kiến cấu kết đàn áp.

C. Chưa có sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến.

D. Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu hỏi 85 :

Tính chất của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?

A. Thể hiện tính dân tộc yêu nước sâu sắc.

B. Là phong trào giải phóng dân tộc.

C. Phong trào mang tính chất bảo vệ dân tộc.

D. Phong trào mang tính chất là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.

Câu hỏi 86 :

Nghĩa quân Yên Thế hòa hoãn với thực dân Pháp trong thời gian nào?

A. Từ năm 1898 đến năm 1908.

B. Từ năm 1889 đến 1898.

C. Từ năm 1890 đến 1913.

D.  Từ năm 1909 đến 1913.

Câu hỏi 87 :

Trong giai đoạn từ 1884 - 1892,ai là thủ lĩnh có uy tin nhất của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?

A. Đề Thám

B. Đề Nắm

C. Phan Đình Phùng

D. Nguyễn Trung Trực 

Câu hỏi 88 :

Trong giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1897, ai là lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế?

A.  Đề Nắm.

B. Đề Thám

C. Nguyễn Trung Trực.

D. Phan Đình Phùng

Câu hỏi 89 :

Đến năm 1891, từ Yên Thế, nghĩa quân mở rộng hoạt động sang vùng nào?

A. Yên Lễ, Mục Sơn, Nhã Nam, Hữu Thượng.

B. Phủ Lạng Thương

C. Tiên Lữ (Hưng Yên)

D.  Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hưng Yên, Hải Dương.

Câu hỏi 90 :

Vị chỉ huy tối cao của nghĩa quân Yên Thế là ai?

A. Đề Nắm.

B. Đề Thám.

C. Đề Thuật

D.  Đề Chung.

Câu hỏi 91 :

Yên Thế thuộc địa phận của tỉnh nào?

A. Bắc Giang.

B. Bắc Ninh.

C. Hưng Yên.

D. Thanh Hóa.

Câu hỏi 92 :

Lực lượng nào tham gia đông nhất trong khởi nghĩa nông dân Yên Thế?

A. Công nhân.

B. Nông dân.

C. Các dân tộc sống ở miền núi.

D. Nông dân và công nhân. 

Câu hỏi 93 :

Nét nổi bật của tình hình nước ta nửa cuối thế kỉ XIX là gì?

A. Triều đình Huế thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu

B. bộ máy chính quyền mục rỗng, nông nghiệp, công thương đình trệ ; tài chính cạn kiệt.

C. đời sống nhân dân vô cùng khó khăn

D. mâu thuân giai cấp và mâu thuẫn dân tộc gay gắt hơn bao giờ hết.

Câu hỏi 94 :

Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân khiến một số quan lại, sĩ phu đưa ra các đề nghị cải cách?

A. họ có lòng yêu nước, thương dân

B. họ mong muốn nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công của kẻ thù

C. họ không có vị trí xứng đáng trong triều đình

D. tình hình đất nước ngày một nguy khốn

Câu hỏi 96 :

Hạn chế cơ bản nhất của các đề nghĩ cải cách cuối thế kỉ XIX là gì?

A. Mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc

B. Chưa xuất pháp từ cơ sở bên trong.

C. Chưa giải quyết được vấn đề cơ bản là mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ

D.  Vì nhiều nội dung cải cách rập khuôn hoặc mô phỏng của nước ngoài khi mà điều kiện nước ta có khác biểt

Câu hỏi 97 :

Đứng trước cơ hội phản công vào giữa năm 1860, nhà Nguyễn đã có chủ trương gì?  

A. Xây dựng đại đồn Chí Hòa trong tư thế “thủ hiểm”.

B. Tập trung lực lượng phản công quân Pháp.

C. Kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.

D. Kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.

Câu hỏi 98 :

Ngày 20 - 11 - 1873, diễn ra sự kiện gì ở Bắc Kì?

A.  Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội.

B. Quân dân ta anh dũng đánh bại cuộc tấn công của Pháp ở Hà Nội.

C.  Nhân dân Hà Nội chủ động đốt kho đạn của Pháp.

D. Thực dân Pháp đánh chiếm Thanh Hóa.

Câu hỏi 99 :

Lực lượng chủ yếu tham gia trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là

A. Quan lại, sĩ phu yêu nước

B. Nông dân

C. Bình dân thành thị

D. Tư sản

Câu hỏi 100 :

Yếu tố nào là cơ bản thúc đẩy tư bản Pháp xâm lược Việt Nam?

A. Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa.

B. Chính sách cấm đạo Gia-tô của nhà Nguyễn.

C.  Chế độ cai trị của nhà Nguyễn bảo thủ về chính trị, lạc hậu về kinh tế.

D. Pháp muốn gây ảnh hưởng của mình đối với các nước

Câu hỏi 101 :

Sự thất bại của phong trào Cần Vương (1885-1896) đã chứng tỏ điều gì?

A. văn thân, sĩ phu xác dịnh không đúng đối tượng đấu tranh.

B. độc lập dân lộc không gắn liền với chế độ phong kiến.

C. thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược

D. văn thân, sĩ phu xác định không đúng nhiệm vụ đấu tranh. 

Câu hỏi 102 :

Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất vào ngày tháng năm nào?

A. Ngày 10 tháng 3 năm 1874.

B.  Ngày 15 tháng 3 năm 1874.

C. Ngày 3 tháng 5 năm 1874.

D. Ngày 13 tháng 5 năm 1874.

Câu hỏi 103 :

Người Pháp chấp nhận giảng hòa với Đề Thám vào năm 1894 với điều kiện gì?

A.  Đề Thám trao trả tên điền chủ Sét- nay

B. Người Pháp được cai quản 4 tổng ở Yên Thế

C. Đề Thám giao người thực hiện vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội

D. Đề Thám trao trả trùm mộ phu Badanh

Câu hỏi 104 :

Trước sự thất thủ của thành Hà Nội, triều đình Huế có thái độ như thế nào?

A. Cho quân tiếp viện.

B. Cầu cứu nhà Thanh.

C. Cầu cứu nhà Thanh, cử người thương thuyết với Pháp.

D. Thương thuyết với Pháp.

Câu hỏi 105 :

Nhận xét nào sau đây không đúng về trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?  

A. Các cải cách đều chấp nhận sự tồn tại chế độ phong kiến

B. Yếu tố duy tân, học tập làm theo cái mới được chú trọng

C. Các đề nghị cải cách còn tản mạn, rời rạc, thiếu tính hệ thống, khả thi

D. Ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng

Câu hỏi 106 :

Ai là người đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần?

A. Nguyễn Lộ Trạch

B. Nguyễn Trường Tộ

C.  Bùi Viện

D. Phạm Phú Thứ 

Câu hỏi 107 :

Nhận xét nào về phong trào Cần Vương là không đúng?

A. Phong trào quy mô lớn, mang tính dân tộc.

B. Quyết liệt, theo ý thức hệ tư sản.

C. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến.

D. Phong trào dân tộc, đã đạt được nhiều thắng lợi.

Câu hỏi 108 :

Ngày 24-2-1861, diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Nam Bộ?

A. Quân Pháp đánh chiếm Định Tường.

B. Quân Pháp đánh chiếm Biên Hòa.

C. Quân Pháp đánh chiếm Vĩnh Long.

D. Quân Pháp nổ súng tấn công Đại đồn Chí Hòa.

Câu hỏi 109 :

So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương (1885 – 1896), khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) có sự khác biệt căn bản là gì?

A. mục tiêu đấu tranh và lực lượng tham gia

B. đối tượng đấu tranh và hình thức đấu tranh

C. hình thức, phương pháp đấu tranh

D. đối tượng đấu tranh và quy mô phong trào

Câu hỏi 110 :

Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?

A. Bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập.

B.  So sánh lực lượng quá chênh lệch, thực dân Pháp và phong kiến cấu kết đàn áp.

C. Chưa có sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến.

D. Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu hỏi 111 :

Quân Pháp đã có hành động gì sau khi làm cho đại đồn Chí Hòa thất thủ vào ngày 24-2-1961?

A. Tăng cường chiếm giữ thành Gia Định.

B. Chiếm luôn bán đảo Sơn Trà.

C. Tiêu diệt lực lượng còn lại ở Gia Định.

D. Chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.

Câu hỏi 112 :

Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước gì?

A. Giáp Tuất.

B. Nhâm Tuất.

C. Hácmăng.

D. Patonot.

Câu hỏi 113 :

Một trong những nội dung quan trọng khiến Việt Nam trở thành “miếng mồi ngon béo bở” của thực dân Pháp từ giữa thế kỉ XIX là gì?

A. Nhà Nguyễn lâm vào khủng hoảng trầm trọng.

B. Việt Nam phục tùng một nước lớn là Trung Quốc.

C. Việt Nam có vị trí gần Lào và Campuchia.

D. Triều Nguyễn muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Anh.

Câu hỏi 114 :

Tại sao thực dân Pháp tấn công Gia Định năm 1859?

A. Một số gián điệp của Pháp đã hoạt động từ trước.

B. Hệ thống giao thông thuận lợi, đi lại dễ dàng.

C. Cứu vãn “kế hoạch đánh nhanh” đang trên đà thất bại.

D. Hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam.

Câu hỏi 115 :

Chỉ huy quân đội triều đình chống Pháp tại thành Hà Nội khi Pháp tấn công lần thứ nhất là ai?

A. Phan Thanh Giản.

B. Nguyễn Tri Phương.   

C. Hoàng Tá Viêm.

D.  Lưu Vĩnh Phúc.

Câu hỏi 116 :

Sau khi chiếm được Hà Nội, thực dân Pháp đã tỏa đi chiếm các tỉnh nào nữa?

A.  Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lý, Hà Nội, Nam Định.

B. Hưng Yên, Phủ Lý, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng.

C. Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lý, Ninh Bình, Nam Định.

D. Phủ Lý, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng.

Câu hỏi 117 :

ội dung nào sau đây không phải hành động của Pháp sau năm 1867 và trước khi tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất?

A. Xây dựng bộ máy cai trị có tính chất quân sự từ trên xuống dưới.

B. Hoàn thành xâm lược Campuchia và Lào.

C. Ra sức vơ vét lúa gạo để xuất khẩu.

D. Cướp đoạt ruộng đất của nông dân.

Câu hỏi 118 :

Triều đình Huế đã có hành động gì từ những hành động của Pháp trước khi đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất?

A. Tích cực xây dựng đại đồn Chí Hòa để phòng thủ.

B. Tiếp tục thi hành chính đối nội, đối ngoại lỗi thời.

C. Chuẩn bị kĩ lưỡng hơn về mọi mặt để kháng Pháp.

D. Kêu gọi nhân dân đoàn kết kháng chiến chống Pháp.

Câu hỏi 119 :

Trong cuộc tấn công, mở rộng đánh chiếm ra Cầu Giấy lần thứ nhất, quân Pháp đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân?

A. Hoàng Tá Viêm, Lưu Vĩnh Phúc.

B. Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương.

C. Nguyễn Mậu Kiến, Phạm Văn Nghị.

D.  Trần Tấn, Đặng Như Mai.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK