Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Lịch sử Đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2021-2022 Trường THPT Đại Ngãi

Đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2021-2022 Trường THPT Đại Ngãi

Câu hỏi 1 :

Tiểu thuyết nổi tiếng “Những người khốn khổ” là tác phẩm của

A. Vích-to Huy-gô. 

B. Lép Tôn-xtôi. 

C. Mác-tuên. 

D. Ban-dắc. 

Câu hỏi 2 :

Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau, đó là 

A. phe Liên minh và phe Trục.

B. phe Liên minh và phe Hiệp ước. 

C. phe Hiệp ước và phe Đồng minh. 

D. phe Đồng minh và phe Trục. 

Câu hỏi 3 :

Mục đích chính của Mĩ khi thực hiện các chính sách bành trướng, tăng cường ảnh hưởng của mình ở khu vực Mĩ Latinh vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là gì?

A. Lôi kéo các nước Mĩ Latinh trở thành đồng minh của Mĩ. 

B. Hỗ trợ các nước Mĩ Latinh xây dựng và phát triển đất nước. 

C. Tạo ra một liên minh kinh tế - chính trị, hợp tác cùng phát triển ở châu Mĩ. 

D. Biến Mĩ Latinh thành “sân sau”, thuộc địa kiểu mới của Mĩ. 

Câu hỏi 4 :

Mục đích của Thiên hoàng Minh Trị khi tiến hành hàng loạt cải cách trên trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự là gì? 

A. Đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia phát triển giàu mạnh. 

B. Biến Nhật Bản trở thành một cường quốc ở Châu Á. 

C. Giúp Nhật Bản thoát khỏi bị lệ thuộc vào phương Tây. 

D. Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu. 

Câu hỏi 5 :

Cho các dữ kiện sau :1. Cuộc tổng bãi công của công nhân Bom-bay.

A. 2, 4, 1, 3. 

B. 1, 2, 4, 3. 

C. 2, 1, 4, 3. 

D. 2, 4, 3, 1. 

Câu hỏi 6 :

Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân thất bại của phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX? 

A. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, thiếu sự liên kết.

B. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn, khoa học. 

C. Các cuộc khởi nghĩa không nhận được sự ủng hộ của nhân dân. 

D. Thực dân Pháp có quân đội mạnh, vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại. 

Câu hỏi 7 :

Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước Đông Dương trở thành thuộc địa của 

A. thực dân Anh.

B. thực dân Pháp. 

C. thực dân Hà Lan. 

D. thực dân Tây Ban Nha. 

Câu hỏi 8 :

Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến việc các nước thực dân Phương Tây xâm lược Đông Nam Á? 

A. Chế độ phong kiến ở Đông Nam Á đang khủng hoảng, suy yếu. 

B. Đông Nam Á có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lí thuận lợi. 

C. Đông Nam Á có thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhân công dồi dào. 

D. Đông Nam Á có nền kinh tế yếu kém, lạc hậu. 

Câu hỏi 9 :

Các nước tư bản Phương Tây đua nhau xâu xé Châu Phi khi 

A. kênh đào Xuyê hoàn thành. 

B. kênh đào Panama hoàn thành. 

C. nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân bùng nổ. 

D. chính quyền nhiều quốc gia suy yếu. 

Câu hỏi 10 :

Hai nước ở Châu Phi vẫn giữ được nền độc lập trước sự xâm lược của thực dân Phương Tây cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là 

A. Êtiôpia và Ai Cập. 

B. Angiêri và Tuynidi. 

C. XuĐăng và Ănggôla. 

D. Êtiôpia và Libêria. 

Câu hỏi 11 :

Chính sách đối ngoại của chính quyền Tô-ku-ga-oa đối với các nước phương Tây như thế nào? 

A. Hợp tác toàn diện với Mĩ và phương Tây. 

B. Cấm tuyệt đối Mĩ và phương Tây vào buôn bán trên đất nước. 

C. Đuổi người Mĩ và phương Tây ra khỏi đất nước Nhật. 

D. "Mở cửa” với những điều kiện không bình đẳng với Mĩ và phương Tây. 

Câu hỏi 12 :

Theo Hiến pháp năm 1889, chế độ nào dưới đây được thiết lập ở Nhật Bản?

A. Chế độ quân chủ chuyên chế. 

B. Chế độ quân chủ lập hiến. 

C. Chế độ Cộng hòa. 

D. Tất cả các chế độ trên. 

Câu hỏi 13 :

Hai đẳng cấp trong xã hội Nhật Bản nửa đầu thế kỉ XIX là ?

A. Tầng lớp quý tộc phong kiến và tầng lớp võ sĩ. 

B. Tầng lớp tăng lữ và quý tộc mới. 

C. Tầng lớp võ sĩ và nông dân công xã. 

D. ầng lớp quý tộc phong kiến và nông nô. 

Câu hỏi 14 :

Trong cải cách giáo dục, nội dung nào được tăng cường trong chương trình giảng dạy ở Nhật Bản? 

A. Khoa học kĩ thuật. 

B. Pháp luật. 

C. Công nghiệp hóa và hiện đại hóa. 

D. Giáo lí của các tôn giáo. 

Câu hỏi 15 :

Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là gì? 

A. Chủ nghĩa quân phiệt và hiếu chiến. 

B. Chủ nghĩa đế quốc thực dân. 

C. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến. 

D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt. 

Câu hỏi 16 :

Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân sâu xa làm cho chế độ Mạc Phủ Tô-ku-ga-oa sụp đổ?

A. Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân với chế độ phong kiến – đại diện là chính quyền Sô-gun.

B. Mâu thuẫn giữa quý tộc mới chính quyền Sô-gun.

C. Mâu thuẫn giữa Thiên Hoàng và Tướng quân.

D. Chính quyền Tô-ku-ga-oa kí các Hiệp ước bất bình đẳng. 

Câu hỏi 17 :

Yếu tố nào chi phối làm cho Nhật Bản mang đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt? 

A. Vừa tiến lên tư bản chủ nghĩa, vừa duy trì chế độ phong kiến, chủ trương xây dựng nước Nhật bằng sức mạnh kinh tế.

B. Vừa tiến lên tư bản chủ nghĩa, vừa duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến, chủ trương xây dựng nước Nhật bằng sức mạnh kinh tế. 

C. Vừa tiến lên tư bản chủ nghĩa, vừa duy trì chế độ phong kiến, chủ trương xây dựng nước Nhật bằng sức mạnh quân sự. 

D. Vừa tiến lên tư bản chủ nghĩa, vừa duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến, chủ trương xây dựng nước Nhật bằng sức mạnh quân sự. 

Câu hỏi 18 :

Nhật Bản xác định biện pháp chủ yếu để vươn lên trong thế giới tư bản chủ nghĩa là gì?

A. Chạy đua vũ trang với các nước tư bản chủ nghĩa.

B. Mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài. 

C. Tăng cường tiềm lực kinh tế và quốc phòng. 

D. Tiến hành chiến tranh giành giật thuộc địa, mở rộng lãnh thổ. 

Câu hỏi 19 :

Ý nào sau đây phản ảnh không đúng nét mới của nền kinh tế Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868? 

A. Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.

B. Kinh tế hàng hóa phát triển mạnh. 

C. Tư bản nước ngoài đầu tư nhiều ở Nhật Bản. 

D. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. 

Câu hỏi 20 :

Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh nào? 

A. Chế độ Mạc Phủ do Sôgun (Tướng quân) đứng đầu thực hiện những cải cách quan trọng.

B. Xã hội phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. 

C. Các nước tư bản phương Tây được tự do buôn bán trao đổi hàng hóa ở Nhật Bản. 

D. Nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa được tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản.  

Câu hỏi 21 :

Nhà soạn nhạc nổi tiếng người Áo thời cận đại là ai? 

A. Mô-da.  

B. Bet-tô-ven. 

C. Trai-xcốp-ki    

D. Sô-panh 

Câu hỏi 22 :

Coóc-nây (1606 - 1684) là đại biểu xuất sắc cho nền văn học nào? 

A. Nền hài kịch Pháp.

B. Nền bi kịch cổ điển Pháp. 

C. Truyện ngụ ngôn Pháp. 

D. Tiểu thuyết Pháp. 

Câu hỏi 23 :

Bản giao hưởng số 3, số 5, số 9 nổi tiếng của nhà soạn nhạc nào thời kì cận đại? 

A. Mô-da (Người Áo).

B. Bét-tô-ven (Người Áo). 

C. Mô-da (Người Đức). 

D. Bét-tô-ven (Người Đức). 

Câu hỏi 24 :

Đại diện cho nền triết học duy tâm khách quan Đức thời kì cận đại là ai? 

A. Xanh Xi-mông.

B. Hê-ghen. 

C. Phoi-ơ-bách. 

D. Ô-oen. 

Câu hỏi 25 :

Ai là người đứng đầu nhóm Bách khoa toàn thư trong lĩnh vực tư tưởng thời kì cận đại? 

A. Mê-li-ê.    

B. Rút-xô. 

C. Vôn-te.              

D. Đi-đơ-rô. 

Câu hỏi 26 :

Một trong những hành động cụ thể thể hiện chủ nghĩa nhân đạo của Vích-to Huy -gô là 

A. cứu vớt con người bằng trái tim.

B. kêu gọi người giàu giúp đỡ người nghèo. 

C. dùng tình thương để cứu thế gian. 

D. dùng sự nhẫn nại để thoát khổ. 

Câu hỏi 27 :

Những thành tựu văn hóa thời cân đại có vai trò 

A.  tấn công vào xã hội tư bản, bênh vực cho nhân dân lao động.

B. tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến, hình thành quan điểm tư tưởng của con người tư sản. 

C. tấn công vào xã hội tư bản, hình thành quan điểm của giai cấp phong kiến. 

D. lật đổ chế độ phong kiến, hình thành hệ thống tư tưởng tiến bộ. 

Câu hỏi 28 :

Nhà tư tưởng không thuộc trào lưu Triết học Ánh sáng thế kỉ XVII-XVIII? 

A. Mông-te-xki-ơ     

B. Rem-bran 

C. Vôn-te   

D. Rút-xô 

Câu hỏi 29 :

“Thơ Dâng” là tác phẩm văn học đạt giải Nôben năm 1913 vì 

A. Thể hiện rõ tinh thần dân tộc và tinh thần nhân đạo sâu sắc

B. Thể hiện rõ tình yêu hòa bình và tinh thần nhân đạo sâu sắc 

C. Thể hiện rõ lòng yêu nước, đấu tranh vì nền hòa bình của nhân loại 

D. Thể hiện rõ lòng yêu nước, yêu hòa bình và tinh thần nhân đạo sâu sắc 

Câu hỏi 30 :

Tác dụng và ảnh ưởng của các nhà Triết học Ánh sáng Pháp ở thế kỉ XVII – XVIII đối với nước Pháp là 

A. những nhà cách mạng triệt để trong cuộc đấu tranh chống thế lực phong kiến.

B. những người đi trước dọn đường cho Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 thắng lợi.

C. tư tưởng của họ để sáng lập ra triết học duy vật biện chứng.

D. lớp người đại diện cho những tư tưởng tiến bộ nhất ở châu Âu lúc bấy giờ.  

Câu hỏi 31 :

Sự kiện lịch sử thế giới nổi bật vào năm 1914 là 

A. Hội nghị Vescxai được khai mạc tại Pháp

B. Hội nghị Oasinhtơn được tổ chức tại Mĩ 

C. Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ 

D. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ 

Câu hỏi 32 :

Những nước nào tham gia phe hiệp ước? 

A. Anh, Pháp, Đức

B. Anh, Pháp, Nga 

C. Mĩ, Đức, Nga 

D. Anh, Pháp, Mĩ 

Câu hỏi 33 :

Những nước nào tham gia phe Liên minh? 

A. Anh, Pháp, Nga

B. Anh, Đức, Italia 

C. Đức, Áo - Hung, Italia 

D. Đức, Pháp, Nga 

Câu hỏi 34 :

Chủ trương của giới cầm quyền Đức trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là 

A. Tiến hành các cuộc chiến tranh nhằm giành giật thuộc địa, chia lại thị trường

B. Chủ động đàm phán với các nước đế quốc 

C. Liên minh với các nước đế quốc 

D. Gây chiến với các nước đế quốc láng giềng 

Câu hỏi 35 :

Đức đã làm gì để cắt đứt đường tiếp tế trên biển của phe Hiệp ước? 

A. Sử dụng máy bay trinh sát và ném bom

B. Ném bom và thả hơi độc 

C. Mai phục và tiêu diệt 

D. Sử dụng tàu ngầm 

Câu hỏi 36 :

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là gì? 

A. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội

B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa 

C. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân 

D. Thái tử Áo - Hung bị một người yêu nước Xécbi ám sát 

Câu hỏi 37 :

Ý nào không phản ánh đúng mục đích thành lập của hai khối quân sự đối đầu (Liên minh và Hiệp ước) đầu thế kỉ XX? 

A. Để lôi kéo đồng minh.

B. Để tăng cường chạy đua vũ trang. 

C. Giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế đang bao trùm thế giới tư bản. 

D. Ôm mộng xâm lược, cướp đọat lãnh thổ và thuộc địa của nhau. 

Câu hỏi 38 :

Dấu hiệu nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX quan hệ quốc tế giữa các đế quốc ở Châu Âu ngày càng căng thẳng? 

A. Sự hình thành các khối, các liên minh chính trị

B. Sự hình thành các khối, các liên minh kinh tế 

C. Sự hình thành các khối, các liên minh quân sự 

D. Sự tập trung lực lượng quân sự ở biên giới giữa các nước 

Câu hỏi 39 :

Đức là kẻ hung hãn nhất trong cuộc đua giành thuộc địa cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX vì 

A. Nước Đức có tiềm lực kinh tế, quân sự nhưng lại ít thị trường, thuộc địa

B. Nước Đức có lực lượng quân dội hùng mạnh, được huấn luyện đầy đủ 

C. Nước Đức có nền kinh ế phát triển mạnh nhất Châu Âu 

D. Giới quân phiệt Đức tự tin có thể chiến thắng các đế quốc khác 

Câu hỏi 40 :

Mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc “già” và các nước đế quốc “trẻ” cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX chủ yếu vì 

A. Vấn đề sở hữu vũ khí và phương tiện chiến tranh mới

B. Vấn đề thuộc địa 

C. Chiến lược phát triển kinh tế 

D. Mâu thuẫn trong chính sách đối ngoại 

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK