Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 GDCD Đề ôn tập hè môn GDCD 9 năm 2021 Trường THCS Lý Thái Tổ

Đề ôn tập hè môn GDCD 9 năm 2021 Trường THCS Lý Thái Tổ

Câu hỏi 1 :

Lý tưởng sống của thanh niên hiện nay là gì ?

A. Dám nghĩ dám làm.

B. Tham gia mọi hoạt động tình nguyện.

C. Hoạt động mọi phong trào sôi nổi.

D. Cả A,B,C.

Câu hỏi 2 :

Những việc cho là biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên ?

A. Vượt khó trong học tập.

B. Luôn khắc phục mọi khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

C. Bị cám dỗ bởi các chất kích thích nguy hiểm.

D. Cả A, B.

Câu hỏi 3 :

Những biểu hiện được cho là năng suất, chất lượng và hiệu quả trong công việc?

A. Sắp xếp thời gian hợp lý, lên kế hoạch làm việc.

B. Tranh thủ thời gian làm tốt công việc trong thời gian ngắn nhất.

C. Làm việc nhanh chóng, công việc không đảm bảo chất lượng.

D. Cả A và B.

Câu hỏi 4 :

Hành vi nào sau đây thể hiện làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả?

A. Chăn nuôi kết hợp với trồng thêm rau sạch.

B. Làm việc vô trách nhiệm .

C. Tranh thủ con ngủ chị Hạnh dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo.

D. Cả A và C.

Câu hỏi 5 :

Những điều được cho là năng động, sáng tạo trong công việc là?

A. Biết sắp xếp công việc của mình sao cho hợp lý.

B. Suy nghĩ để tìm ra cách giải quyết trong công việc hàng ngày.

C. Người năng động, sáng tạo thì càng vất vả.

D. Cả A và B.

Câu hỏi 6 :

Trong các hành vi dưới đây , hành vi nào thể hiện tính năng động ?

A. Tham gia các hoạt động của lớp và nhà trường đưa ra.

B. Giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

C. Tự tin phát biểu trước đám đông.

D. Cả A,B,C

Câu hỏi 7 :

Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện tính sáng tạo trong công việc?

A. Vứt đồ đặc bừa bãi

B. Biết sắp xếp thời gian học tập, nghỉ ngơi, hoạt động thể dục thể thao hợp lý

C. Đang làm việc này, lại chạy ra làm việc khác

D. Chỉ làm theo những điều được hướng đẫn, chỉ bảo.

Câu hỏi 8 :

“Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” câu nói đề cập đến truyền thống nào của dân tộc ta?

A. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

B. Truyền thống uống nước nhớ nguồn.

C. Truyền thống yêu nước.

D. Truyền thống văn hóa.

Câu hỏi 9 :

Câu tục ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về truyền thống nào?

A. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

B. Truyền thống đoàn kết.

C. Truyền thống yêu nước.

D. Truyền thống văn hóa.

Câu hỏi 10 :

Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được lưu truyền từ đời này sang đời khác là

A. Truyền thống hiếu học.

B. Truyền thống hiếu thảo.

C. Truyền thống cần cù trong lao động.

D. Cả A,B,C.

Câu hỏi 11 :

FAO là tổ chức có tên gọi là?

A. Tổ chức Bắc Đại Tây Dương.

B. Tổ chức Liên minh Châu Âu.

C. Tổ chức lương thực thế giới.

D. Tổ chức y tế thế giới.

Câu hỏi 12 :

APEC có tên gọi là?

A. Liên minh Châu Âu.

B. Liên hợp quốc.

C. Quỹ tiền tệ thế giới.

D. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.

Câu hỏi 13 :

Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á nhằm?

A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

B. Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực.

C. Giúp đỡ lẫn nhau dưới hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn.kỹ thuật và hành chính.

D. Cả A,B,C.

Câu hỏi 14 :

Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày tháng năm nào?

A. 28/7/1995.

B. 24/6/1995.

C. 28/7/1994.

D. 27/8/1994.

Câu hỏi 15 :

Dấu mốc đánh dấu ngành ngoại giao Việt Nam ra đời là?

A. 26/4/1945.

B. 28/5/1945.

C. 27/9/1945.

D. 28/8/1945.

Câu hỏi 16 :

Hiện nay nước ta có quan hệ ngoại giao với bao nhiêu nước trên thế giới?

A. 185 nước.

B. 175 nước.

C. Hơn 175 nước.

D. Hơn 185 nước.

Câu hỏi 18 :

Việt Nam tham gia vào diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương nhằm?

A. Tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị.

B. Tăng cường mối quan hệ về văn hóa và giáo dục.

C. Tăng cường mối quan hệ về quốc phòng và an ninh.

D. Cả A,B,C.

Câu hỏi 19 :

Các hành vi vi phạm các chuẩn mực về truyền thống đạo đức là?

A. Con cái đánh chửi cha mẹ.

B. Con cháu kính trọng ông bà.

C. Thăm hỏi thầy cô lúc ốm đau.

D. Giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.

Câu hỏi 20 :

Hành động nào sau đây thể hiện tính kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Yêu mến các làng nghề truyền thống.

B. Tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

C. Giới thiệu với du khách nước ngoài về các lễ hội nổi tiếng.

D. Cả A,B,C.

Câu hỏi 21 :

Hành vi nào sau đây không kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Chê bai các phong tục tập quán từ thời xưa của dân làng.

B. Chê bai người quét rác.

C. Coi thường việc làm chân tay.

D. Cả A,B,C.

Câu hỏi 22 :

Câu tục ngữ : “Phải biết lấy mềm để thắng cứng. Lấy yếu để thắng mạnh” nói về người như thế nào.

A. Lười làm , ham chơi

B. Chỉ biết lợi cho mình

C. Có tính năng động, sáng tạo

D. Dám nghĩ , dám làm.

Câu hỏi 23 :

Người nông dân nghiên cứu, sáng chế ra máy bóc lạc phục vụ trong sản xuất được gọi là?

A. Năng động, sáng tạo.

B. Tích cực, tự giác.

C. Cần cù, tự giác.

D. Cần cù, chịu khó.

Câu hỏi 24 :

Bạn học sinh A sáng chế ra máy bắt bọ xít và được ứng dụng trong thực tế đạt hiệu quả cao. Việc làm đó thể hiện?

A. A là người năng động, sáng tạo.

B. A là người tích cực.

C. A là người sáng tạo.

D. A là người cần cù.

Câu hỏi 25 :

Các biểu hiện không thể hiện năng suất, chất lượng, hiệu quả ?

A. Nhờ vả mọi người làm việc hộ.

B. Lười làm, ham chơi.

C. Làm việc cần người khác nhắc nhở.

D. Cả A,B,C

Câu hỏi 26 :

Các hoạt động thể hiện lí tưởng sống của thanh niên ?

A. Giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ.

B. Tham gia vệ sinh môi trường.

C. Làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

D. Cả A,B,C.

Câu hỏi 27 :

Những hành vi dưới đây, hành vi nào đi trái lại với lí tưởng sống của thanh niên ?

A. Ỷ lại mọi công việc được giao.

B. Vượt khó trong học tập, không ngừng học hỏi.

C. Biết vận dụng những điều đã làm đi vào thực tiễn.

D. Lên kế hoạch phấn đấu, rèn luyện bản thân.

Câu hỏi 28 :

Cái đích của cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn đạt được được gọi là?

A. Lý tưởng sống.

B. Mục đích.

C. Mục tiêu.

D. Mong muốn.

Câu hỏi 29 :

Ngày nay để làm việc đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả chúng ta cần làm gì?

A. Áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật tiến bộ vào trong sản xuất.

B. Sử dụng lao động chân tay thay lao động trí óc.

C. Sử dụng lao động trí óc thay lao động chân tay.

D. Cả A và C.

Câu hỏi 30 :

Thay vì việc chép tay để lưu giữ các tài liệu, ngày nay chúng ta sử dụng máy photo, máy scan để lưu giữ văn bản nhanh hơn. Việc làm đó thể hiện?

A. Việc làm năng suất, chất lượng và hiệu quả.

B. Việc làm chất lượng, hiệu quả.

C. Việc làm hiệu quả, năng suất.

D. Việc làm năng suất, khoa học.

Câu hỏi 31 :

Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả người lao động cần phải làm gì?

A. Nâng cao tay nghề.

B. Rèn luyện sức khỏe.

C. Lao động tự giác.

D. Cả A,B,C.

Câu hỏi 32 :

Mối quan hệ giữa năng động và sáng tạo là?

A. Năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là động lực để năng động.

B. Năng động là động cơ để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.

C. Năng động là mục đích để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.

D. Năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.

Câu hỏi 33 :

Dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật là?

A. Là hành vi trái pháp luật.

B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

C. Vi phạm pháp luật phải có lỗi.

D. Tất cả ý trên.

Câu hỏi 34 :

Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm :

A. Phạt tiền người vi phạm.

B. Buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người khác.

C. Lập lại trật tự xã hội.

D. Ngăn chặn người vi phạm có thể có vi phạm mới.

Câu hỏi 35 :

"Hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước." là?

A. Hình thức dân chủ trực tiếp.

B. Hình thức dân chủ gián tiếp.

C. Hình thức dân chủ tập trung.

D. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Câu hỏi 36 :

Hiến pháp 2013 quy định mọi công dân?

A. Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.

B. Đủ 21 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.

C. Từ 18 đến 21 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử.

D. Đủ 18 tuổi có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi có quyền ứng cử.

Câu hỏi 37 :

Những hành vi nào dưới đây được cho là bảo vệ tổ quốc ?

A. Tham gia nghĩa vụ quân sự đúng kỳ hạn.

B. Bảo vệ an ninh trật tự thôn, xóm.

C. Vận động bạn bè tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự.

D. Cả A,B,C.

Câu hỏi 38 :

Những hành động nào được cho là trái với pháp luật ?

A. Kích động người dân biểu tình.

B. Đập phá tại các cơ quan hành chính.

C. Lừa đảo chiếm đoạt tiền của dân nghèo.

D. Cả A,B,C.

Câu hỏi 39 :

Những hành vi nào dưới đây cho là sống có đạo đức ?

A. Giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

B. Chăm sóc ông bà, cha mẹ những lúc ốm đau.

C. Tham gia hiến máu nhân đạo.

D. Cả A,B,C.

Câu hỏi 40 :

Trong các hành vi dưới đây , hành vi nào vi phạm lối sống đạo đức ?

A. Giúp kẻ xấu làm việc trái với pháp luật

B. Thăm hỏi gia đình liệt sỹ

C. Tàng trữ vận chuyển, sử dụng ma túy

D. Cả A,C

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK