Trang chủ Lớp 2 Tiếng việt Lớp 2 SGK Cũ Chủ điểm: Nhân Dân Tuần 34 -Chính tả Nghe - viết: Đàn bê của anh Hồ Giáo - Tiếng Việt 2

Tuần 34 -Chính tả Nghe - viết: Đàn bê của anh Hồ Giáo - Tiếng Việt 2

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Hướng dẫn viết

- Từ khó: Quấn quýt, quơ quơ, quẩn.

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi 

Câu 1. (trang 140 SGK Tiếng Việt 2)

Tìm tên riêng trong bài chính tả.

Gợi ý:

Tên riêng trong bài chính tả là : Hồ Giáo

Câu 2. (trang 140 SGK Tiếng Việt 2)

Tìm các từ :

a) Bắt đầu bằng ch hoặc tr :

- Chỉ nơi tập trung đông người mua bán : 

- Cùng nghĩa với đợi : 

- Trái nghĩa với méo : 

b) Có thanh hỏi hoặc thanh ngã :

- Chỉ hiện tượng gió rất mạnh, gây mưa to, có sức phá hoại dữ dội : 

- Cùng nghĩa với cọp, hùm : 

- Trái nghĩa với bận : 

Gợi ý:

a) Bắt đầu bằng ch hoặc tr :

- Chỉ nơi tập trung đông người mua bán : chợ

- Cùng nghĩa với đợi : chờ

- Trái nghĩa với méo : tròn

b) Có thanh hỏi hoặc thanh ngã :

- Chỉ hiện tượng gió rất mạnh, gây mưa to, có sức phá hoại dữ dội : bão

- Cùng nghĩa với cọp, hùm : hổ

- Trái nghĩa với bận : rảnh

Câu 3. (trang 140 SGK Tiếng Việt 2)

Thi tìm nhanh :

a) Những từ bắt đầu bằng ch hoặc tr chỉ các loài cây.

M: chè, trám

b) Những từ có thanh hỏi hoặc thanh ngã chỉ các đồ dùng.

M: tủ, đũa

Gợi ý:

a) Những từ bắt đầu bằng ch hoặc tr chỉ các loài cây.

- Những từ bắt đầu bằng ch : chè, chanh, chuối, chay, chôm chôm, …

- Những từ bắt đầu bằng tr : tre, trúc, trầu, tràm, trò, trâm bầu, trứng cá, trắc,…

b) Những từ có thanh hỏi hoặc thanh ngã chỉ các đồ dùng.

- Những từ có thanh hỏi : tủ, giỏ, chảo, chổi, bàn chải, bình thủy…

- Những từ có thanh ngã : đĩa, đũa, võng, tã, …

Lời kết

Thông qua bài học phân biệt các âm ch/tr,  và thanh hỏi thanh ngã các em cần nắm được:

- Kiến thức - kĩ năng

+ Viết đúng, trình bày đúng và sạch sẽ.

+ Làm đúng các bài tập 1, 2, 3 để từ đó biết cách phân biệt các âm ch/tr,  và thanh hỏi thanh ngã.

- Thái độ

+ Giáo dục học sinh tính cẩn thận.

+ Ngoài ra, các em có thể xem thêm bài học Tập làm văn: Kể về người thân để chuẩn bị tốt cho tiết học sau.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 2

Lớp 2 - Năm thứ hai ở cấp tiểu học, vừa trải qua năm đầu tiên đến trường, có những người bạn đã thân quen. Học tập vui vẻ, sáng tạo

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK