- Cách đọc:
+ Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
+ Đọc trôi chảy và bước đầu biết đọc bài với giọng chậm rãi, vui vẻ, thích thú.
- Nghĩa các từ khó:
+ Lắm hoa tay: ý nói khéo tay.
+ Lời phê: lời nhận xét của thầy, cô.
+ Hi sinh: chết vì việc nước.
Câu 1. (trang 120) Trong sổ liên lạc, cô giáo nhắc Trung điều gì?
- Trong sổ liên lạc, cô giáo nhắc Trung phải tập viết thêm ở nhà.
Câu 2. (trang 120) Bố đưa quyển sổ liên lạc cũ cho Trung xem để làm gì?
- Bố đưa quyển sổ liên lạc cũ cho Trung xem để biết rằng chữ bố ngày xưa cũng rất xấu. Nhờ nghe lời thầy, bố luyện viết nhiều nên chữ mới đẹp. Nếu Trung nghe lời cô giáo tập viết nhiều thì chữ mới đẹp.
Câu 3. (trang 120) Vì sao bố buồn khi nhắc tới thầy giáo cũ của bố?
- Bố buồn khi nhắc tới thầy giáo cũ của bố vì thầy đã hy sinh.
Câu 4. (trang 120) Trong sổ liên lạc, thầy (cô) nhận xét em thế nào? Em làm gì để thầy cô vui lòng?
- Em hãy xem lại sổ liên lạc của mình và đọc lời nhận xét của cô giáo.
- Để thầy cô vui lòng, em cần chăm chỉ rèn luyện và cố gắng sửa chữa khuyết điểm.
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát toàn văn bản "Quyển sổ liên lạc".
+ Nắm được nghĩa các từ khó trong văn bản.
- Các em có thể tham khảo thêm bài học Luyện từ và câu: Từ trái nghĩa. Dấu chấm, dấu phẩy để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 2 - Năm thứ hai ở cấp tiểu học, vừa trải qua năm đầu tiên đến trường, có những người bạn đã thân quen. Học tập vui vẻ, sáng tạo
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK