Trang chủ Lớp 3 Tiếng việt Lớp 3 SGK Cũ Chủ điểm: Nghệ thuật Tuần 24 - Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Nghệ thuật. Dấu phẩy - Tiếng Việt 3

Tuần 24 - Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Nghệ thuật. Dấu phẩy - Tiếng Việt 3

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1 (SGK trang 53, Tiếng Việt 3): Hãy tìm và ghi vào vở những từ ngữ:

a) Chỉ những người hoạt động nghệ thuật.         M: diễn viên

b) Chỉ các hoạt động nghệ thuật.                         M: đóng phim

c) Chỉ các môn nghệ thuật.                                   M: điện ảnh

Gợi ý:

a) Chỉ những người hoạt động nghệ thuật: hoạ sĩ, ca sĩ, diễn viên, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, nhà soạn kịch, biên đạo múa, đạo diễn, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà quay phim...

b) Chỉ các hoạt động nghệ thuật: đóng kịch, diễn chèo, diễn cải lương, diễn tuồng, ca hát, chơi đàn, vẽ tranh, làm thơ, viết văn, viết kịch bản, nặn tượng, tạc tượng, quay phim, chụp ảnh...

c) Chỉ các môn nghệ thuật: cải lương, tuồng, chèo, kịch nói, điện ảnh, xiếc, ảo thuật, múa rối, hội hoạ, thơ ca, kiến trúc, âm nhạc, múa...

Câu 2 (SGK trang 54, Tiếng Việt 3): Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong đoạn văn sau?

Mỗi bản nhạc, mỗi bức tranh mỗi câu chuyện mỗi vở kịch mỗi cuốn phim,... đều là một tác phẩm nghệ thuật. Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ hoạ sĩ nhà văn nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn. Họ đang lao động miệt mài say mê để đem lại cho chúng ta những giờ giải trí tuyệt vời giúp chúng ta nâng cao hiểu biết và góp phần làm cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn.

Gợi ý:

  • Mỗi bản nhạc, mỗi bức tranh, mỗi câu chuyện, mỗi vở kịch, mỗi cuốn phim,... đều là một tác phẩm nghệ thuật. Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ, hoạ sĩ, nhà văn, nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn. Họ đang lao động miệt mài, say mê để đem lại cho chúng ta những giờ giải trí tuyệt vời, giúp chúng ta nâng cao hiểu biết và góp phần làm cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn.
  • Học xong bài này, các em cần nắm:
    • Những từ có nghĩa liên quan đến nghệ thuật.
    • Biết cách đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong một đoạn văn.
  • Các em có thể tham khảo thêm bài học Tập đọc: Tiếng đàn để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 3

Lớp 3 - Năm thứ ba ở cấp tiểu học, áp lực hoc tập dần hình thành nhưng vẫn tuổi ăn, tuổi chơi nên các em cân đối học và chơi hợp lý nhé.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK