Trang chủ Lớp 3 Tiếng việt Lớp 3 SGK Cũ Chủ điểm: Nghệ thuật Tuần 23 - Kể chuyện: Nhà ảo thuật - Tiếng Việt 3

Tuần 23 - Kể chuyện: Nhà ảo thuật - Tiếng Việt 3

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Kể lại câu chuyện Nhà ảo thuật

Dựa vào tranh, kể lại câu chuyện Nhà ảo thuật bằng lời của Xô-phi hoặc Mác

Gợi ý:

  • Tranh 1: Khi đi từ trường về nhà, hai chị em tôi nhìn thấy tờ quảng cáo về buổi biểu diễn của một nhà ảo thuật Trung Quốc nổi tiếng. Chúng tôi biết chiều nay, trường sẽ tổ chức cho học sinh đi xem, nhưng hai chị em tôi không dám xin tiền mẹ để mua vé vì bố tôi đang nằm bệnh viện. Chúng tôi chỉ có thể dừng lại nhìn hình ảnh nhà ảo thuật được trên tờ quảng cáo cho đỡ thèm.
  • Tranh 2: Thế rồi khi ra ga mua sữa, tình cờ chúng tôi nhìn thấy nhà ảo thuật đang tay xách nách mang rất nhiều đồ đạc đi vào rạp xiếc. Hai chị em tôi liền chạy lại khiêng, xách giúp chú một số đồ nặng. Nhờ đó chúng tôi được làm quen với chú. Biết chị em tôi cũng rất muốn xem ảo thuật, chú Lý (tên nhà ảo thuật) bảo chúng tôi chờ chú một lát. Tuy nhiên, chúng tôi không thể chờ được mà phải về nhà vì nhớ tới lời mẹ tôi đã dặn không được làm phiền người khác.
  • Tranh 3: Chẳng biết hỏi thăm ai mà tối hôm ấy, chú Lí tìm vào đúng nhà tôi. Hai chị em tôi đều hết sức vui mừng khi nhìn thấy chú. Chúng tôi chào lễ phép và niềm nở mời chú vào nhà.
  • Tranh 4: Mẹ tôi cũng rất vui, mời chú vào nhà ngồi chơi uống trà. Nhưng lạ quá, mẹ tôi vừa mở nắp lọ đường ra thì có hàng mét vải băng xanh, vàng, đỏ bắn ra. Tôi lấy một cái bánh đặt vào đĩa bỗng thành hai cái. Còn Mác, em tôi đang ngồi bỗng thấy có một khối nóng mềm trên chân. Mác ngạc nhiên nhìn xuống thì thấy một chú thỏ chẳng biết từ đâu xuất hiện đang rung rung những sợi râu và nhìn nó bằng cặp mắt tròn màu đỏ. Cả nhà tôi đều phục tài biểu diễn ảo thuật của chú Lý. Buổi tối đó chắc sẽ làm tôi nhớ mãi không quên.
  • Học xong bài này, các em cần nắm:
    • Nội dung câu chuyện Nhà ảo thuật.
    • Kể lại câu chuyện theo lời của em.
  • Các em có thể tham khảo thêm bài học Chính tả Nghe - viết: Nghe nhạc để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 3

Lớp 3 - Năm thứ ba ở cấp tiểu học, áp lực hoc tập dần hình thành nhưng vẫn tuổi ăn, tuổi chơi nên các em cân đối học và chơi hợp lý nhé.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK