Trang chủ Lớp 3 Tiếng việt Lớp 3 SGK Cũ Chủ điểm: Nghệ thuật Tuần 24 - Chính tả Nghe - viết: Đối đáp với vua - Tiếng Việt 3

Tuần 24 - Chính tả Nghe - viết: Đối đáp với vua - Tiếng Việt 3

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1 (SGK trang 51, Tiếng Việt 3): Nghe - viết: Đối đáp với vua (từ "Thấy nói là học trò" đến "người trói người.")

  • Chú ý các từ khó: leo lẻo, nghĩ ngợi, chang chang, trói người.

Câu 2 (SGK trang 51-52, Tiếng Việt 3): Tìm các từ:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x, có nghĩa như sau:

- Nhạc cụ hình ống, có nhiều lỗ nhỏ, thổi bằng hơi.

- Môn nghệ thuật sân khấu trình diễn những động tác leo, nhảy, nhào lộn,…khéo léo của người và thú.

b) Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau:

- Nhạc cụ bằng tre hoặc gỗ, lòng rỗng, gõ thành tiếng, hay dùng trong dàn nhạc dân tộc, trong chùa.

- Tạo ra hình ảnh trên giấy, vải, tường, … bằng đường nét, màu sắc.

Gợi ý:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x, có nghĩa như sau:

  • Nhạc cụ hình ống, có nhiều lỗ nhỏ, thổi bằng hơi: sáo.
  • Môn nghệ thuật sân khấu trình diễn những động tác leo, nhảy, nhào lộn,…khéo léo của người và thú: xiếc.

b) Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau:

  • Nhạc cụ bằng tre hoặc gỗ, lòng rỗng, gõ thành tiếng, hay dùng trong dàn nhạc dân tộc, trong chùa: mõ.
  • Tạo ra hình ảnh trên giấy, vải, tường, … bằng đường nét, màu sắc: vẽ.

Câu 3 (SGK trang 51-52, Tiếng Việt 3): Thi tìm các từ ngữ chỉ hoạt động:

a)  

- Chứa tiếng bắt đầu bằng s.     M: san sẻ.

- Chứa tiếng bắt đầu bằng x.     M: xé vải.

b) 

- Chứa tiếng có thanh hỏi.       M: nhổ cỏ.

- Chứa tiếng có thanh ngã.      M: gõ cửa.

Gợi ý:

a)  

  • Chứa tiếng bắt đầu bằng s: sẩy chân, san sẻ, soi gương, mua sắm, sà xuống...
  • Chứa tiếng bắt đầu bằng x: xé giấy, xoa bóp, xông hơi, xỉa răng, xô đẩy, xối nước, xỏ giày, xoá bỏ, xúc đất, xới luống...

b) 

  • Chứa tiếng có thanh hỏi: cởi áo, chẻ củi, nhổ cỏ, đổ nước, ngủ, kể lể, rảo bước, thổi cơm, bẻ bắp, chẻ lạt, dạy bảo...
  • Chứa tiếng có thanh ngã: gõ mõ, vẽ tranh, đục đẽo, ẵm bồng, diễn trò, chữa xe, dẫn đường, vẫy tay...
  • Học xong bài này, các em cần nắm:
    • Viết chính tả bài Đối đáp với vua từ "Thấy nói là học trò"... đến "người trói người" đúng về nội dung và hình thức.
    • Phân biệt được s/x, thanh hỏi/ thanh ngã trong tiếng Việt
  • Các em có thể tham khảo thêm bài học Tập đọc: Mặt trời mọc ở đằng...tây! để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được chu đáo hơn.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 3

Lớp 3 - Năm thứ ba ở cấp tiểu học, áp lực hoc tập dần hình thành nhưng vẫn tuổi ăn, tuổi chơi nên các em cân đối học và chơi hợp lý nhé.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK