Trang chủ Lớp 3 Tiếng việt Lớp 3 SGK Cũ Chủ điểm: Cộng Đồng Tuần 8 - Chính tả Nhớ - viết: Tiếng ru và Phân biệt d/gi/r, uôn/uông - Tiếng Việt 3

Tuần 8 - Chính tả Nhớ - viết: Tiếng ru và Phân biệt d/gi/r, uôn/uông - Tiếng Việt 3

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Hướng dẫn viết chính tả

  • Cách trình bày thể thơ lục bát
    • Dòng 8 chữ viết sát lề
    • Dòng 6 chữ viết lùi vào 2 ô ly so với dòng 8 chữ
    • Nhớ - viết đúng bài chính tả
  • Từ khó
    • Chú ý những từ ngữ dễ nhầm lẫn trong bài:
      • Ong
      • Nhân gian
      • Đốm lửa

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Câu 1: Nhớ - viết: Tiếng ru (khổ thơ 1 và 2)

Trong bài chính tả có những dấu câu nào?

Gợi ý:

  • Trong bài chính tả có các dấu câu như : dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu chấm, dấu gạch ngang, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.

Câu 2: Tìm các từ:

a. Chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r, có nghĩa như sau:

  • Làm chín vàng thức ăn trong dầu, mỡ sôi
  • Trái nghĩa với khó
  • Thời điểm chuyển từ năm cũ sang năm mới

b. Chứa tiếng có vần uôn hoặc uông, có nghĩa như sau:

  • (Sóng nước) nổi lên rất mạnh, từng lớp nối tiếp nhau.
  • Nơi nuôi, nhốt các con vật
  • Khoảng đất dài được vun cao lên để trồng trọt

Gợi ý:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r, có nghĩa như sau:

- Làm chín vàng thức ăn trong dầu, mỡ sôi: rán 

- Trái nghĩa với khó: dễ

- Thời điểm chuyển từ năm cũ sang năm mới: giao thừa

b) Chứa tiếng có vần uôn hoặc uông, có nghĩa như sau:

  • (Sóng nước) nổi lên rất mạnh, từng lớp nối tiếp nhau: cuồn cuộn
  • Nơi nuôi, nhốt các con vật: chuồng
  • Khoảng đất dài được vun cao lên để trồng trọt: luống
  • Học xong bài này, các em cần nắm:
    • Nhớ viết lại đúng chính tả, trình bày khổ 1, 2 của bài thơ “Tiếng ru”.
    • Tiếp tục nâng cao kĩ năng viết đúng các từ, có các âm đầu d/gi/r, hoặc các tiếng có chứa vần uôn/uông
    • Các em luôn có ý thức viết đúng chính tả, trình bày bài sạch đẹp, rèn chữ viết tốt.
  • Các em có thể tham khảo thêm bài Tập làm văn: kể về người hàng xóm để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 3

Lớp 3 - Năm thứ ba ở cấp tiểu học, áp lực hoc tập dần hình thành nhưng vẫn tuổi ăn, tuổi chơi nên các em cân đối học và chơi hợp lý nhé.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK