Tuần 8 - Tập đọc: Tiếng ru - Tiếng Việt 3

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Hướng dẫn đọc Tiếng ru

  • Đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn: làm mật, lúa chín, núi cao, yêu nước, chẳng sáng đêm, mùa vàng, nhân gian, đốm lửa....
  • Đọc trôi chảy được toàn bài với giọng trôi chảy, tình cảm, tha thiết và ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ
  • Nghĩa các từ ngữ khó
    • Đồng chí: người cùng đứng trong tổ chức cách mạng hoặc cùng chí hướng
    • Nhân gian: ở đây chỉ loài người
    • Bồi: thêm vào, đắp nên

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Tiếng ru

Câu 1: Con ong, con cá, con chim yêu những gì? Vì sao?

  • Con ong, con cá, con chim yêu
    • Con ong yêu hoa
    • Con cá yêu nước
    • Con chim yêu trời
  • Vì: Đó là nguồn sống, môi trường sông của con ong, con cá, con chim
    • Con ong làm mật nên yêu hoa → con ong cần mật - nguồn thức ăn để sống
    • Con cá bơi nên yêu nước → con cá cần môi trường nước để sống
    • Con chim ca nên yêu trời → con chìm cần bầu trời để bay lượn, sinh sống

Câu 2: Hãy nêu cách hiểu của em về mỗi câu thơ trong khổ thơ 2

Gợi ý: 

  • Một ngôi sao chẳng sáng đêm

→ Một ngôi sao không làm nên đêm sao sáng

→ Nhiều ngôi sao mới làm nên đêm sao sáng

  • Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng

→ Một thân lúa chín không làm nên mùa lúa chín vàng

→ Nhiều cây lúa mới làm nên một mùa lúa chín vàng.

  • Một người - đâu phải nhân gian

→ Một người không làm nên một xã hội

→ Nhiều con người cùng sinh sống mới làm nên xã hội loài người.

  • Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!

→ Nếu chỉ có một con người sống đơn độc lẻ loi thì người đó cũng chỉ như một đốm lửa tàn, sẽ mau tắt và thành tro lạnh.

Câu 3: Vì sao núi không nên chê đất thấp, biển không nên chê sông nhỏ?

  • Núi không nên chê đất tháp, là vì: 
    • Núi muốn cao không thể không có nền.
    • Biển không nên chê sông nhỏ vì các dòng sông nhỏ luôn đổ nước vào biển khơi làm cho biển lúc nào cũng tràn đầy.

Câu 4: Câu lục bát nào trong khổ thơ 1 nói lên ý chính của cả bài thơ?

Con người muốn sống con ơi

Phải yêu đồng chí, yêu người anh em

Câu 5: Học thuộc lòng bài thơ

  • Các em học bài thơ theo cách riêng của mình!

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 3

Lớp 3 - Năm thứ ba ở cấp tiểu học, áp lực hoc tập dần hình thành nhưng vẫn tuổi ăn, tuổi chơi nên các em cân đối học và chơi hợp lý nhé.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK