Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn nghị luận về lời nói dối gồm 7 bài văn mẫu siêu hay. Qua đoạn văn 200 chữ về ý nghĩa của lời nói dối các bạn học sinh có thể lựa chọn cho mình một cách tiếp cận, một giọng điệu văn thích hợp.
Viết đoạn văn suy nghĩ về tác hại của việc nói dối được viết rất hay với văn phong rõ ràng, dễ hiểu có thể tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức, sẽ giúp các em học môn Ngữ văn tốt hơn và có sự chuẩn bị tốt hơn khi học. Bên cạnh đó các em xem thêm: viết đoạn văn làm thế nào để từ bỏ tính độ kỵ, đoạn văn nghị luận về niềm đam mê trong cuộc sống.
Viết đoạn văn nghị luận về lời nói dối hay nhất
- Viết đoạn văn về tác hại của việc nói dối - Mẫu 1
- Viết đoạn văn nghị luận về lời nói dối - Mẫu 2
- Viết đoạn văn nghị luận về nói dối - Mẫu 3
- Đoạn văn ngắn nghị luận về nói dối - Mẫu 4
- Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ về nói dối - Mẫu 5
- Đoạn văn nghị luận 200 chữ về nói dối - Mẫu 6
- Viết đoạn văn suy nghĩ về lời nói dối - Mẫu 7
Viết đoạn văn về tác hại của việc nói dối - Mẫu 1
Nói dối không chỉ là một hành động sai trái, mà nó còn trực tiếp gây hại cho bản thân người nói. Khi bạn nói dối và bị người khác phát hiện ra, bạn sẽ trở thành một kẻ dối trá trong mắt người khác. Sự đáng tin tưởng của bạn cũng sẽ sụt giảm nhanh chóng. Bởi vì thật khó để tin tưởng một kẻ nói dối. Cứ như vậy, hình ảnh của bạn sẽ bị xấu đi, cùng với đó mọi người sẽ khó mà yêu thương, tin tưởng bạn như trước đây được nữa. Không dừng lại ở đó, một khi đã đánh mất niềm tin ở người khác thì việc lấy lại sự tin tưởng sẽ khó hơn rất nhiều so với trước đây. Và lúc ấy, dù có nói thật, bộc bạch nỗi lòng cũng sẽ chẳng có ai san sẻ cả. Tác hại ấy chính là do những lời nói dối tưởng như bình thường gây ra. Chính vì thế, chúng ta cần cân nhắc kĩ lưỡng trước khi nói ra một điều gì đó.
Viết đoạn văn nghị luận về lời nói dối - Mẫu 2
Có thể nói, nói dối rất có hại cho bản thân.Nói dối đưa bạn vào tình trạng thấp thỏm, lo âu khi bản thân luôn che giấu một điều gì đó, sợ bị phát hiện. Nói dối khiến đạo đức cá nhân đi xuống, mất đi tín nhiệm của người khác. Trong cuộc sống, ta có thể dễ dàng nhìn thấy tác hại của việc nói dối. Không ít học sinh đi học muộn, thiếu bài tập về nhà dùng lời nói dối để che giấu khuyết điểm của mình, lần đầu thầy cô sẽ khoan dung cho qua. Nhưng nếu cứ tiếp tục như vậy, học sinh đó không những hình thành thói quen xấu mà thầy cô, bạn bè cũng dần mất đi niềm tin. Trong một công ty, cá nhân này lại đi lấy cắp ý tưởng của cá nhân khác, nói dối lãnh đạo rằng đó là của mình. Ban đầu, người đó chắc chắn sẽ nhận được lời khen, phần thưởng. Nhưng sau đó, họ không dùng thực lực để phát huy, mọi người sẽ nghi ngờ, dần dần người nói dối ấy sẽ mất đi vị trí của mình.
Viết đoạn văn nghị luận về nói dối - Mẫu 3
Chúng ta có lẽ ai cũng từng nghe tới câu chuyện của một chú bé chăn cừu vì muốn trêu chọc mọi người nên đã nói dối rằng có sói. Sau nhiều lần như vậy thì mọi người bắt đầu không còn tin tưởng chú nữa. Điều đó đã dần tới hậu quả đáng buồn là khi có bầy sói thật tới thì không còn ai tin vào những tiếng kêu giúp của chú nữa. Trong cuộc sống của chúng ta hiện nay, có một vấn nạn đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết đó chính là vấn đề về sự trung thực. Con người ngày càng trở nên thay đổi và không còn giữa được cho mình những đức tính trung thực nữa. Mọi người rất dễ dàng để nói dối về chính bản thân mình. Và những điều đó đã khiến cho chúng ta gặp rất nhiều những khó khăn, có ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của mỗi người. Nói dối là một thói quen rất xấu và cũng là căn bệnh chung của xã hội ngày hôm nay. Nói dối chính là một hành động không trung thực, khiến cho người khác hiểu lầm về những lời nói của mình. Những hành vi ấy có khả năng khiến cho những người mà mình quen biết sẽ không còn tin mình nữa nếu như họ biết chúng ta nói dối họ nhiều lần. Nếu như nói dối nhiều lần thì chính những người có thói quen xấu như vậy sẽ phải sống trong chính những câu chuyện của họ và điều đó sẽ khiến cho bản thân họ không còn có được những thanh thản ở trong tâm hồn nữa mà sẽ khiến cho đạo đức của họ bị đi xuống, Thậm chí có những khi chính họ sẽ mắc phải căn bệnh tự huyễn hoặc chính bản thân mình rằng họ chính là những con người tài giỏi hoặc tự coi những gì mà họ nói là đúng. Đó là một điều vô cùng nguy hiểm trong xã hội hiện nay. Tóm lại, nói dối là một trong những thói quen xấu mà có nhiều tác hại tới con người và sự phát triển của đất nước nhất. Chỉ khi chúng ta luyện tập cho mình được những thói quen tốt với những cố gắng khắc phục điểm yếu của mình thì chúng ta mới nắm trong tay được những người bạn đích thực ở bên cạnh của mình và được làm việc trong môi trường công bằng, văn minh.
Xem thêm: Nghị luận về hiện tượng nói dối ở giới trẻ
Đoạn văn ngắn nghị luận về nói dối - Mẫu 4
Trong cuộc sống có vô vàn những điều khó khăn, thử thách đang chờ đợi mỗi chúng ta ở phía trước, đôi lúc con người với nhau vẫn chưa thật sự trung thực, vẫn có người nói dối, chính vì vậy nói dối có hại cho con người. Có một câu chuyện như thế này, chỉ vì một lời nói dối mà đã xảy ra những sự việc rất đau lòng và thiệt hại rất nhiều về vật chất của người khác. Có một cậu bé đi chăn cừu, khi đang đi trên cánh đồng cỏ, cậu nảy ra một ý định trêu mọi người là có sói đến bắt cừu thế là lúc mọi người đi đến nơi không thấy sói đâu, tất cả mọi người bảo cậu bé trêu quá rồi đó, ngày hôm sau có một con sói đến thật cậu chạy về báo tin, nhưng không ai tin cả chỉ vì họ nghĩ cậu đang nói dối, và những con sói đã ăn hết bầy cừu. Một câu chuyện ngắn nhưng nó thể hiện được tác hại của việc nói dối. Nói dối không chỉ hại cho bản thân mà còn ảnh hưởng đến người xung quanh, nói dối được một lần chắc chắn sẽ có lần thứ 2, thứ 3, nếu ta không sửa đổi mà cứ tiếp tục nói dối như vậy. Ngay trong lớp học bình thường chúng ta đôi khi vẫn bắt gặp những tình huống nói dối, như sau mỗi bài kiểm tra có kết quả biết điểm thấp, lại sợ bố mẹ mắng nên khi về nhà bạn đó đã nói dối là không có bài kiểm tra. Những câu nói dối đó dần dần sẽ tạo ra một thói quen rất có hại cho con người, có hại nhưng vẫn rất nhiều người mắc phải. Một trong những cách nói dối xảy ra nhiều ở các gia đình đó chính là tình trạng con em chúng ta xin tiền đi học thêm, trong khi lại cầm tiền đi vào quán game chơi điện tử dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra như các em xa đọa vào các con đường tệ nạn, bỏ bê việc học hành. Chính vì vậy đẩy lùi và triệt để bệnh nói dối thì cần đến sự kết hợp trong nền giáo dục với gia đình. Như ta đã biết gia đình chính là nơi sinh thành dạy cho ta những điều mà chưa chắc trên lớp đã dạy cho chúng ta, các gia đình cần có các biện pháp trị triệt để căn bệnh nói dối này để các em có nhân cách của một con người trong sạch.
Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ về nói dối - Mẫu 5
Nói dối là một thói xấu và là một bệnh chung của xã hội ngày nay. Nói dối cũng chính là sự không trung thực, hành động đó dần sẽ làm cho con người không sống thực với chính bản thân mình, làm mất đi lý trí và sẽ sống trong sự giả dối của chính lương tâm. Việc nói dối còn gây ra nhiều tác hại xấu đến chính bản thân. Nó làm ta mất đi sự tín nhiệm của mọi người xung quanh, làm mất đi tư chất và nhân cách của một con người. Nó còn có hại đối với công việc mà bạn đang làm, nói dối sẽ khiến sự tín nhiệm trong công việc bạn mất đi. Liệu có ai trong chúng ta muốn giao công việc cho người không trung thực. Khi nói dối, có thể ta sẽ nhận được những cái lợi trong thời gian đầu, nhưng có biết rằng, điều ảnh hưởng xấu sẽ còn nhiều gấp hai gấp ba lần. Bạn cứ hình dung ra một đất nước chìm trong sự giả dối. Chúng ta phải sống một cách căng thẳng và trong đầu chỉ luôn nghĩ tới việc đáp trả và mất lòng tin với tất cả mọi thứ xung quanh, luôn toan tính một cách mưu mô và xảo quyệt hơn để đối đầu với nó. Và nếu một đất nước giả dối như thế, thì liệu các quốc gia lân cận có thể nào hợp tác với chúng ta, vì ai cũng hiểu rõ rằng, sự trung thực, uy tín là nền tảng để xây dựng sự hợp tác lâu dài giữa các nước láng giềng. Đáng nói nhất là tác hại của việc nói dối không chỉ gây ra hậu quả xấu cho ta, mà còn cho cả một thế hệ con cái. Vì nói dối là một thói quen khó chữa. nó có thể lan tràn sang con cái, khi nó thấy việc nói dối là một việc làm bình thường. Đó là một nguy hiểm lớn cho việc giáo dục cả một thế hệ tương lai. Rõ ràng, nói dối là một bệnh rất nguy hiểm đối với chúng ta. Chỉ khi nào chúng ta hiểu ra tác hại của nó thì chúng ta mới sớm đưa đất nước đi lên. Có như thế, xã hội sẽ sống trong sự tươi sáng bởi những lý tưởng chân thực nhất, không lọc lừa, không gian dối, để thế hệ sau này tiến bước đi lên theo con đường tươi đẹp nhất.
Đoạn văn nghị luận 200 chữ về nói dối - Mẫu 6
Trung thực và thật thà luôn là một đức tính đẹp, đáng quý của mỗi con người. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chúng ta vẫn nghe được những lời nói dối từ bản thân mình hoặc một người khác, nói dối có rất nhiều tác hại và hậu quả khôn lường từ những lời nói tưởng chừng như không gây hại. Chúng ta nói dối về rất nhiều vấn đề trong cuộc sống có thể là nói dối ba, mẹ về kết quả học tập đi xuống của mình. Nói dối với thầy, cô là mình đã hoàn thành bài tập đầy đủ nhưng thực chất là mình chưa làm, hoặc làm đối phó. Có rất nhiều vấn đề để cho chúng ta có thể nói dối. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự nói dối ? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chúng ta phải nói dối, có thể kể đến như là do tính cách của chúng ta bị ảnh hưởng trong môi trường không tốt. Sống ở một nơi mà ở đó họ rất hay nói dối, hoặc chính ba, mẹ trong gia đình cũng hay nói dối hình thành một lối suy nghĩ không tốt cho chúng ta. Hay do chúng ta là một người nhút nhát, rụt rè hay lo sợ hoặc lười biếng trong một công việc nào đó, làm cho chúng ta phải tìm cách trốn tránh công việc đó. Hoặc chúng ta có thể nói đến chuyện ngụ ngôn ''Cậu bé chăn cừu'' chúng ta có thể thấy được vì sự buồn chán trong công việc chăn cừu của mình nên cậu ấy mới nghĩ ra ý định nói dối với mọi người để cảm thấy vui hơn. Và kết quả của việc nói dối của cậu bé là khi sói đến để ăn thịt cừu như lời nói dối ban đầu của cậu thì không còn một ai giúp đỡ cậu nữa, vì tất cả mọi người đều nghĩ là do cậu bé ấy lại nói dối lừa gạt mọi người. Có thể nói câu chuyện cho chúng ta thấy được những tác hại của việc nói dối, không trung thực để lại những hậu quả rất nặng nề, chỉ vì lời nói dối tưởng chừng như bình thường, vô hại nhưng đem lại rất nhiều phiền toái cho người khác. Biện pháp để khắc phục tình trạng này là chúng ta hãy thay đổi suy nghĩ nhận thức của mình, khi mình nói ra những gì thì hãy có trách nhiệm với lời nói đó. Gia đình và nhà trường hãy quan tâm, giáo dục nhận thức đúng về những tác hại của việc nói dối. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nói dối có thể có ích như bác sĩ nói dối với bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối, bác sĩ có thể nói là bệnh đang ở mức độ bình thường thì bệnh nhân có thể an tâm tiếp tục điều trị. Nếu nói bệnh đang ở giai đoạn cuối thì bệnh nhân có thể buồn bã, tuyệt vọng và không muốn điều trị nữa. Nhưng nói cho cùng thì nói dối sẽ có nhiều tác hại hơn là lợi ích, cho nên chúng ta hãy luôn sống trung thực, thật thà sẽ tốt hơn. Là học sinh chúng ta cần phải rèn luyện cho bản thân mình một lối sống tốt, một nhân cách đẹp, nói không với những lời nói dối. Để chúng ta thực sự trở thành những người con ngoan trò giỏi, những người thực sự có ích trong xã hội.
Viết đoạn văn suy nghĩ về lời nói dối - Mẫu 7
Từ nhỏ chúng ta đã được dạy rằng “Nói dối là xấu lắm, không nên nói dối”, tuy nhiên đôi khi lời nói dối cũng mang ý nghĩa tích cực, đó chính là lời nói dối nhân ái. Vậy lời nói dối nhân ái có nghĩa là gì? Lời nói dối nhân ái cũng là lời nói dối, tuy nhiên nó không làm hại ai mà còn đem lại những niềm vui, hạnh phúc và tích cực cho người khác. Trong cuộc sống tấp nập và bận rộn, mỗi người đều sẽ mang trong mình những áp lực vô hình, ta cảm thấy bất mãn với cuộc sống của mình hay đơn giản là ta cảm thấy quá bế tắc, lúc ấy lời nói dối nhân ái sẽ phát huy tác dụng của mình. Mỗi lời nói dối nhân ái nói ra đều mang ý tốt, muốn động viên và khích lệ người nghe trở nên tốt hơn. Nhờ vào lời nói dối nhân ái mà mỗi người cảm thấy yêu bản thân, yêu cuộc sống hơn, ta sẽ có động lực để vững vàng vượt qua những vấp ngã của cuộc đời. Mỗi cá nhân tốt đẹp sẽ góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp và phát triển. Lời nói dối nhân ái có thể nói với những người đang mất động lực, những người bế tắc hay nói với chính bản thân mình. Khi gặp một bệnh nhân ung thư, bệnh tình của họ rất nặng nhưng ta có thể nói “Bệnh tình của bác đang có những chuyển biến tốt, bác đừng từ bỏ mà hãy cố gắng hơn nữa” và kết quả họ đã vượt qua được khó khăn vì chính sự tích cực mà lời nói dối nhân ái tiếp thêm cho họ. Tuy nhiên, hãy phân biệt lời nói dối nhân ái với việc luôn nói những điều không thật một cách ngẫu hứng, hãy xuất phát từ ý tốt chứ không nên lạm dụng và luôn nói những lời nói dối. Khi cần thiết, hãy nói những lời nói dối, bạn sẽ rất bất ngờ vì những lợi ích và ý nghĩa mà nó đem lại.