Bộ đề thi giữa kì 2 Công nghệ 10 năm 2023 - 2024 gồm 7 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi. Đề kiểm tra giữa kì 2 Công nghệ lớp 10 được áp dụng với cả 3 bộ sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo và sách Cánh diều.
Đề kiểm tra giữa kì 2 Công nghệ 10 giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi giữa học kì sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là TOP 7 đề kiểm tra Công nghệ 10 giữa kì 2 năm 2023 - 2024 sách mới, mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: bộ đề thi giữa kì 2 môn Công nghệ 10, bộ đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 10.
Bộ đề thi giữa kì 2 môn Công nghệ 10 năm 2023 - 2024
1. Đề thi giữa kì 2 môn Công nghệ 10 Cánh diều
1.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 Công nghệ 10
TRƯỜNG …….. TỔ SỬ - ĐỊA - CÔNG NGHỆ
| ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: CÔNG NGHỆ; LỚP: 10 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể phát đề) |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1 (NB): Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ nhận được khi
A. mặt tranh không song song với một mặt nào của vật thể.
B. mặt tranh tùy ý.
C. mặt tranh song song với một mặt của vật thể.
D. mặt tranh song song với mặt phẳng vật thể.
Câu 2 (NB): Hình chiếu phối cảnh thường được sử dụng trong các bản vẽ nào?
A. Bản vẽ chi tiết.
B. Bản vẽ thiết kế kiến trúc và xây dựng.
C. Bản vẽ cơ khí.
D. Bản vẽ lắp.
Câu 3 (NB): Trong hình chiếu phối cảnh mặt phẳng thẳng đứng đặt vuông góc với mặt phẳng vật thể
A. mặt phẳng tầm mắt.
B. mặt phẳng vật thể.
C. mặt tranh.
D. điểm nhìn.
Câu 4 (NB): Khi xây dựng hình chiếu phối cảnh, mặt phẳng tầm mắt cắt mặt tranh theo một đường thẳng gọi là
A. đường chân trời.
B. mặt phẳng vật thể.
C. mặt chiếu.
D. mặt phẳng tầm mắt.
Câu 5 (NB): Đối với ren nhìn thấy, đường đỉnh ren vẽ bằng nét gì?
A. Nét liền đậm.
B. Nét liền mảnh.
C. Nét đứt mảnh.
D. Nét gạch chấm mảnh.
Câu 6 (NB): Đối với ren nhìn thấy, đường giới hạn ren vẽ bằng nét gì?
A. Nét liền đậm.
B. Nét liền mảnh.
C. Nét đứt mảnh.
D. Nét gạch chấm mảnh.
Câu 7 (NB): Đối với ren nhìn thấy, vòng đỉnh ren vẽ bằng nét gì?
A. Nét liền đậm.
B. Nét liền mảnh.
C. Nét đứt mảnh.
D. Nét gạch chấm mảnh.
Câu 8 (NB): Đối với ren nhìn thấy, vòng chân ren vẽ bằng nét gì?
A. Nét liền đậm.
B. Nét liền mảnh.
C. Nét đứt mảnh.
D. Nét gạch chấm mảnh.
Câu 9 (NB): Nội dung của bản vẽ lắp là
A. thể hiện hình dạng, kích thước và yêu cầu kỹ thuật của chi tiết.
B. thể hiện hình dạng và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết được lắp với nhau.
C. thể hiện hình dạng và yêu cầu kỹ thuật của chi tiết.
D. thể hiện kích thước và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết.
Câu 10 (NB): Công dụng của bản vẽ chi tiết là
A. thiết kế và chế tạo chi tiết.
B. chế tạo và kiểm tra chi tiết.
C. thiết kế và kiểm tra chi tiết.
D. lắp ráp các chi tiết.
Câu 11 (NB): Trình tự các bước để lập bản vẽ chi tiết như sau
A. vẽ mờ – Ghi phần chữ – Bố trí các hình biểu diễn và khung tên – Tô đậm.
B. bố trí các hình biểu diễn và khung tên – Vẽ mờ – Ghi phần chữ – Tô đậm.
C. vẽ mờ – Bố trí các hình biểu diễn và khung tên – Ghi phần chữ – Tô đậm.
D. bố trí các hình biểu diễn và khung tên – Vẽ mờ – Tô đậm – Ghi phần chữ.
Câu 12 (NB): Nội dung bản vẽ lắp có
A. các hình biểu diễn.
B. kích thước.
C. bảng kê.
D. hình biểu diễn, kích thước, bảng kê.
Câu 13 (TH): Trên bản vẽ chi tiết, hình biểu diễn
A. thể hiện hình dạng chi tiết máy.
B. thể hiện độ lớn các bộ phận của chi tiết máy.
C. gồm các kí hiệu về độ nhám bề mặt, dung sai, các chỉ dẫn về gia công, xử lí bề mặt.
D. gồm các nội dung quản lí bản vẽ, quản lí sản phẩm.
Câu 14 (TH): Trên bản vẽ chi tiết, khung tên
A. thể hiện hình dạng chi tiết máy.
B. thể hiện độ lớn các bộ phận của chi tiết máy.
C. gồm các kí hiệu về độ nhám bề mặt, dung sai, các chỉ dẫn về gia công, xử lí bề mặt.
D. gồm các nội dung quản lí bản vẽ, quản lí sản phẩm.
Câu 15 (TH): Trên bản vẽ lắp, bảng kê
A. thể hiện hình dạng và vị trí của chi tiết trong sản phẩm.
B. gồm kích thước chung và kích thước lắp giữa các chi tiết.
C. gồm thông tin tên các chi tiết, số lượng và vật liệu chế tạo.
D. gồm các nội dung quản lí bản vẽ, quản lí sản phẩm.
Câu 16 (TH): Trên bản vẽ lắp, kích thước
A. thể hiện hình dạng và vị trí của chi tiết trong sản phẩm.
B. gồm kích thước chung và kích thước lắp giữa các chi tiết.
C. gồm thông tin tên các chi tiết, số lượng và vật liệu chế tạo.
D. gồm các nội dung quản lí bản vẽ, quản lí sản phẩm.
Câu 17 (NB): Bước 1 của quy trình lập bản vẽ mặt bằng ngôi nhà là
A. vẽ hệ thống trục của các tường hoặc cột bằng nét gạch chấm mảnh.
B. vẽ đường bao quanh của hệ thống các cột, tường và vách ngắn.
C. vẽ kí hiệu cầu thang các tầng.
D. ghi kích thước.
Câu 18 (NB): Bước 2 của quy trình lập bản vẽ mặt bằng ngôi nhà là
A. vẽ hệ thống trục của các tường hoặc cột bằng nét gạch chấm mảnh.
B. vẽ đường bao quanh của hệ thống các cột, tường và vách ngắn.
C. vẽ kí hiệu cầu thang các tầng.
D. ghi kích thước.
Câu 19 (NB): Bước 3 của quy trình lập bản vẽ mặt bằng ngôi nhà là
A. vẽ hệ thống trục của các tường hoặc cột bằng nét gạch chấm mảnh.
B. vẽ đường bao quanh của hệ thống các cột, tường và vách ngắn.
C. vẽ kí hiệu cầu thang các tầng.
D. ghi kích thước.
Câu 20 (NB): Bước 4 của quy trình lập bản vẽ mặt bằng ngôi nhà là
A. vẽ hệ thống trục của các tường hoặc cột bằng nét gạch chấm mảnh.
B. vẽ đường bao quanh của hệ thống các cột, tường và vách ngắn.
C. vẽ kí hiệu cầu thang các tầng.
D. ghi kích thước.
Câu 21 (TH): Trong giao diện của phần mềm AutoCAD, thực đơn là
A. hàng chữ nằm trên cùng.
B. nằm ngay bên dưới thực đơn.
C. vùng không gian lớn nhất ở trung tâm màn hình.
D. nằm bên dưới vùng đồ họa.
Câu 22 (TH): Trong giao diện của phần mềm AutoCAD, thanh công cụ là
A. hàng chữ nằm trên cùng.
B. nằm ngay bên dưới thực đơn.
C. vùng không gian lớn nhất ở trung tâm màn hình.
D. nằm bên dưới vùng đồ họa.
Câu 23 (TH): Trong giao diện của phần mềm AutoCAD, vùng đồ họa là
A. hàng chữ nằm trên cùng.
B. nằm ngay bên dưới thực đơn.
C. vùng không gian lớn nhất ở trung tâm màn hình.
D. nằm bên dưới vùng đồ họa.
Câu 24 (TH): Trong giao diện của phần mềm AutoCAD, dòng lệnh là
A. hàng chữ nằm trên cùng.
B. nằm ngay bên dưới thực đơn.
C. vùng không gian lớn nhất ở trung tâm màn hình.
D. nằm bên dưới vùng đồ họa.
Câu 25 (TH): Bước đầu tiên của quy trình vẽ phác hình chiếu phối cảnh một điểm tụ là
A. vẽ đường chân trời.
B. chọn điểm tụ.
C. vẽ hình chiếu đứng của vật thể.
D. vẽ hình chiếu phối cảnh của các đường thẳng vuông góc với mặt tranh.
Câu 26 (TH): Bước thứ hai của quy trình vẽ phác hình chiếu phối cảnh một điểm tụ là
A. vẽ đường chân trời.
B. chọn điểm tụ.
C. vẽ hình chiếu đứng của vật thể.
D. vẽ hình chiếu phối cảnh của các đường thẳng vuông góc với mặt tranh.
Câu 27 (TH): Bước thứ ba của quy trình vẽ phác hình chiếu phối cảnh một điểm tụ là
A. vẽ đường chân trời.
B. chọn điểm tụ.
C. vẽ hình chiếu đứng của vật thể.
D. vẽ hình chiếu phối cảnh của các đường thẳng vuông góc với mặt tranh.
Câu 28 (TH): Bước thứ tư của quy trình vẽ phác hình chiếu phối cảnh một điểm tụ là
A. vẽ đường chân trời.
B. chọn điểm tụ.
C. vẽ hình chiếu đứng của vật thể.
D. vẽ hình chiếu phối cảnh của các đường thẳng vuông góc với mặt tranh.
II.. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 29 (VD): Em hãy vẽ phác hình chiếu phối cảnh một điểm tụ của vật thể được cho bằng hai hình chiếu vuông góc ở bên dưới? (2,0 điểm)
Câu 30 (VDC): Một vật thể hình trụ tròn xoay có đường kính 30 (mm), chiều dài 50 (mm). Vật thể có ren ngoài và là ren hệ mét, đường kính đỉnh bằng 30 (mm), đường kính chân ren bằng 25 (mm), chiều dài phần ren 40 (mm). Hãy biểu diễn vật thể đó? (1,0 điểm)
1.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 Công nghệ 10
I. Trắc nghiệm: (7,0 điểm) mỗi câu học sinh khoanh đúng 0,25 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
Đáp án | A | B | C | A | A | A | A | B | B | B | D | D | A | D |
Câu | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 |
Đáp án | C | B | A | B | C | D | A | B | C | D | A | B | C | D |
Tự luận: (3,0 điểm)
CÂU | NỘI DUNG | ĐIỂM |
Câu 29 | Vẽ phác hình chiếu phối cảnh một điểm tụ
| 2,0 |
Câu 30 | 1,0 |
2. Đề thi giữa kì 2 môn Công nghệ 10 Kết nối tri thức
2.1 Đề thi giữa kì 2 Công nghệ 10
TRƯỜNG THPT ……….. NHÓM CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ | ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ 2 |
I. Phần trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1. NB Bước 2 của quy trình đọc bản vẽ chi tiết là:
A. Đọc khung tên của bản vẽ.
B. Đọc các hình biểu diễn của chi tiết.
C. Đọc kích thước của chi tiết.
D. Đọc các yêu cầu kĩ thuật
Câu 2. NB Mục đích của đọc khung tên là:
A. Biết tên chi tiết
B. Biết tỉ lệ chi tiết
C. Biết vật liệu chế tạo chi tiết
D. Biết tên, tỉ lệ, vật liệu chế tạo chi tiết.
Câu 3. NB Kích thước chung của chi tiết là:
A. Chiều dài và chiều rộng
B. Chiều rộng, chiều dài và chiều sâu.
C. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao.
D. Chỉ có chiều dài, chiều cao.
Câu 4. NB Nội dung của bản vẽ lắp gồm:
A. Hình biểu diễn của bộ phận lắp, kích thước và bảng kê.
B. Kích thước và bảng kê, khung tên
C. Khung tên
D. Hình biểu diễn của bộ phận lắp, kích thước và bảng kê, khung tên.
Câu 5. TH Mục đích của việc phân tích hình biểu diễn của bản vẽ lắp là:
A. Biết được tên gọi các hình chiếu, hình cắt, mặt cắt … để hình dung ra hình dạng, kết cấu bộ phận lắp
B. Biết các kích thước lắp ghép của các chi tiết quan trọng trên bản vẽ lắp
C. Biết được hình dạng của từng chi tiết và quan hệ lắp ghép giữa các chi tiết với nhau
D. Để hiểu rõ toàn bộ bộ phận lắp từ đó kiểm tra đánh giá chi tiết.
Câu 6. NB Trong hồ sơ của bản vẽ nhà thường có loại bản vẽ nào sau đây?
A. Bản vẽ mặt bằng tổng thể.
B. Bản vẽ các hình chiếu và bản vẽ mặt bằng tổng thể.
C. Bản vẽ chi tiết kết cấu ngôi nhà.
D. Bản vẽ các hình chiếu, bản vẽ chi tiết kết cấu và bản vẽ mặt bằng tổng thể của ngôi nhà.
Câu 7. NB Thế nào là mặt bằng của ngôi nhà ?
A. Là hình chiếu đứng biểu diễn mặt ngoài của ngôi nhà.
B. Là hình biểu diễn ngôi nhà khi dùng mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng hay mặt phẳng chiếu cạnh.
C. Là hình cắt bằng của các tầng với mặt phẳng cắt nằm ngang cách sàn khoảng 1,5m.
D. Là bản vẽ thể hiện tổng thể các công trình trên khu đất xây dựng
Câu 8. TH Bước 1 của quy trình lập bản vẽ mặt bằng ngôi nhà là:
A. Chọn tỉ lệ vẽ phù hợp.
B. Vẽ các trục tâm của tường bao, tường ngăn
C. Vẽ đường bao, tường ngăn, đặt tên các phòng
D. Vẽ cửa chính, cửa phòng, cửa sổ
Câu 9. NB Khi lập bản vẽ chi tiết, nội dung của bước 4, hoàn thiện bản vẽ là gì?
A. Bố trí hình biểu diễn bằng đường trục, đường bao.
B. Dựa vào cấu tạo, kích thước lần lượt vẽ từng phần chi tiết, vẽ hình dạng bên ngoài trước, hình dạng bên trong sau.
C. Vẽ đường gióng, đường kích thước và ghi kích thước, độ nhám bề mặt, kí hiệu hình cắt, mặt cắt.
D. Viết các yêu cầu kĩ thuật và ghi nội dung khung tên.
Câu 10: NB Trình tự các bước để lập bản vẽ chi tiết như sau:
A. Vẽ mờ – Ghi phần chữ – Bố trí các hình biểu diễn và khung tên – Tô đậm
B. Bố trí các hình biểu diễn và khung tên – Vẽ mờ – Ghi phần chữ – Tô đậm
C. Vẽ mờ – Bố trí các hình biểu diễn và khung tên – Ghi phần chữ – Tô đậm
D. Bố trí các hình biểu diễn và khung tên – Vẽ mờ – Tô đậm – Ghi phần chữ
Câu 11 : NB Công dụng của bản vẽ chi tiết là:
A. Thiết kế và chế tạo chi tiết
B. Chế tạo và kiểm tra chi tiết
C. Thiết kế và kiểm tra chi tiết
D. Lắp ráp các chi tiết
Câu 12 : NB Công dụng của bản vẽ lắp là:
A. Thiết kế và chế tạo chi tiết
B. Chế tạo và kiểm tra chi tiết
C. Thiết kế và kiểm tra chi tiết
D. Lắp ráp các chi tiết
Câu 13 : NB Nội dung của bản vẽ chi tiết là:
A. Thể hiện hình dạng, kích thước và yêu cầu kỹ thuật của chi tiết.
B. Thể hiện hình dạng, kích thước và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết.
C. Thể hiện hình dạng và yêu cầu kỹ thuật của chi tiết.
D. Thể hiện kích thước và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết.
Câu 14. NB Khi lập bản vẽ chi tiết, tô đậm bằng nét:
A. Nét liền đậm
B. Nét liền mảnh
C. Nét đứt
D. Nét gạch chấm mảnh
Câu 15. NB Khi lập bản vẽ chi tiết, vẽ mờ bằng nét:
A. Nét liền đậm
B. Nét liền mảnh
C. Nét đứt
D. Nét gạch chấm mảnh
Câu 16. TH Khi lập bản vẽ chi tiết của vật thể tiến hành theo mấy bước?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 17. TH Khi lập bản vẽ chi tiết, bước 1 là:
A. Vẽ mờ
B. Bố trí các hình biểu diễn và khung tên
C. Ghi phần chữ
D. Tô đậm
Câu 18. NB Bước 1 của quy trình lập bản vẽ chi tiết là:
A. Bố trí các hình biểu diễn
B. Vẽ mờ
C. Tô đậm
D. Hoàn thiện bản vẽ
Câu 19. TH Đọc bản vẽ chi tiết nhằm mục đích gì?
A. Hình dung được hình dạng chi tiết
B. Hình dung kết cấu chi tiết
C. Biết được yêu cầu kĩ thuật và hình dung được hình dạng, kết cấu của chi tiết
D. Lắp chi tiết.
Câu 20. TH Trên bản vẽ nào có thể hiện vị trí các công trình với hệ thống đường xá , cây xanh?
A. Mặt đứng
B. Mặt bằng
C. Mặt bằng tổng thể
D. Mặt cắt
Câu 21 TH. Nghề nghiệp trong lĩnh vực xây dựng:
A. Gắn liền công việc thiết kế, chế tạo, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị, công trình, hệ thống kĩ thuật.
B. Thiết kế, thi công, sửa chữa các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng
C. Thiết kế các nhà máy điện, hệ thống điện – điện tử, hệ thống tiêu thụ điện, máy điện, thiết bị điện – điện tử, hệ thống điều khiển của các hệ thống kĩ thuật
D. Tích hợp từ các ngành cơ khí, điện – điện tử, điều khiển và công nghệ thông tin để phát triển các sản phẩm công nghệ cao, hệ thống tự động, hệ thống thông minh
Câu 22. TH Đường kính nhỏ nhất của ren:
A. Là đường kính chân của ren ngoài
B. Là đường kính đỉnh của ren ngoài
C. Là đường kính chân của ren trong
D. Là khoảng cách giữa 2 đỉnh ren
Câu 23. TH Kí hiệu của đường kính lớn nhất của ren là:
A. d
B. d1
C. p
D. n
Câu 24. NB Đường kính lớn nhất của ren ngoài:
A. Là đường kính đỉnh của ren ngoài
B. Là đường kính chân của ren ngoài
C. Là khoảng cách theo chiều trục giữa hai đỉnh ren kề nhau
D. Là khoảng cách giữa 2 đỉnh ren
Câu 25. NB Bước ren:
A. Là đường kính đỉnh của ren ngoài
B. Là đường kính chân của ren ngoài
C. Là khoảng cách theo chiều trục giữa hai đỉnh ren kề nhau
D. Là khoảng cách giữa đỉnh ren và chân ren
Câu 26. TH Có những quy ước vẽ ren thấy nào?
A. Biểu diễn ren trên mặt phẳng song song với trục ren.
B. Biểu diễn ren trên mặt phẳng song song hoặc vuông góc với bước ren.
C. Biểu diễn ren trên mặt phẳng vuông góc với bước ren.
D. Biểu diễn ren trên mặt phẳng song song hoặc vuông góc với trục ren.
Câu 27. TH Công dụng của bản vẽ chi tiết:
A. Dùng cho việc chế tạo chi tiết
B. Dùng cho việc kiểm tra chi tiết
C. Dùng cho việc chế tạo và kiểm tra chi tiết
D. Dùng cho việc lắp ráp chi tiết.
Câu 28 TH. Ưu điểm cơ bản của lập bản vẽ kĩ thuật bằng máy tính là:
A. Lập bản vẽ chính xác và nhanh chóng
B. Dễ dàng sửa chữa, bổ sung, thay đổi, lưu trữ bản vẽ.
C. Giúp con người thoát khỏi công việc nặng nhọc và đơn điệu.
D. Cả 3 đáp án trên
II Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1 (1đ)
Vẽ đoạn ren trục theo quy ước d = 25, L=35
Câu 2 (2 điểm): Đọc bản vẽ chi tiết sau:
2.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 Công nghệ 10
I. Phần trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 |
B | D | C | D | A | D | C | A | D | D | B | D | A | A |
Câu 15 | Câu 16 | Câu 17 | Câu 18 | Câu 19 | Câu 20 | Câu 21 | Câu 22 | Câu 23 | Câu 24 | Câu 25 | Câu 26 | Câu 27 | Câu 28 |
B | B | B | A | C | B | B | A | B | A | C | D | C | D |
II. Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1: ( 1 điểm)
- Vẽ đúng loại ren : 0.5 điểm
- Vẽ đúng kích thước đường kính ren và chiều dài ren : 0.5 điểm
Câu 2: (2 điểm)
Bước 1 : (0.5 điểm)
- Tên gọi : Giá đỡ
- Vật liệu : Thép
- Tỉ lệ 1:2
Bước 2: 0.5 điểm
- Các hình chiếu đứng, bằng, cạnh và hình cắt
Bước 3 : ( 0.5 điểm)
- Đọc đủ , đúng các kích thước dài , rộng, cao, đường kính lỗ trụ , kích thước xác định vị trí chi tiết
Bước 4:(0.5 điểm )
- Yêu cầu kĩ thuật: + Chi tiết làm tù cạnh
+ Mạ kẽm
2.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 Công nghệ 10
Chủ đề | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Vẽ kĩ thuật | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||
Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | ||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Biểu diễn qui ước (1 tiết) | 2 | 3 |
| 1 |
| 1 | 5 | 2.25 | |||
Bản vẽ chi tiết (3t) | 12 | 4 | 1 |
|
| 1 | 16 | 6 | |||
Bản vẽ xây dựng (2t) | 2 | 4 |
|
| 6 | 1.5 | |||||
Lập bản vẽ với sự trợ giúp của máy tính (3t) |
| 1 |
|
| 1 | 0.25 | |||||
Số câu |
| 16 |
| 12 | 1 |
| 1 |
| 2 | 28 | |
Điểm số |
| 4 |
| 3 | 2 |
| 1 |
|
|
|
|
Tổng số điểm | 4,0 điểm | 3,0 điểm | 2,0 điểm | 1,0 điểm | 10 điểm | 10 điểm |
Xem chi tiết bản đặc tả trong file tải về
..............
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 môn Công nghệ 10