Lập dàn ý Thuyết minh về con trâu gồm 7 mẫu chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng, giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều ý tưởng mới, nhanh chóng triển khai thành bài văn Thuyết minh con trâu thật hay.
Con trâu là người bạn đồng hành, thân thiết với người nông dân từ bao đời nay. Con trâu mang lại cho người dân ta rất nhiều lợi ích, góp phần tạo ra hạt lúa, hạt gạo. Vói 7 dàn ý thuyết minh con trâu dưới đây, hy vọng sẽ giúp ích rất nhiều cho các em.
Lập dàn ý thuyết minh về con trâu
Dàn ý thuyết minh về con trâu - Mẫu 1
1. Mở bài
Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam.
2. Thân bài
a. Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu
Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.
Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm… Trung bình một con trâu có khối lượng từ 200 - 800 kg
Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con…
b. Lợi ích của con trâu
Trong đời sống vật chất: Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo. Trâu cũng là tài sản quý giá của nhà nông. Ngoài ra, trâu còn cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mĩ nghệ…
Trong đời sống tinh thần: Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu: thổi sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăn trâu… Con trâu với lễ hội ở Việt Nam: Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng; Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên; là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam…
Trâu gắn bó sâu nặng và vô cùng thân thiết đối với con người Việt Nam từ xưa, bây giờ và cả sau này.
3. Kết bài
Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quê Việt Nam; đồng thời nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.
Dàn ý thuyết minh về con trâu - Mẫu 2
I. Mở bài
- Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam.
II. Thân bài
1. Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu:
- Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.
- Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…
- Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con…
2. Lợi ích của con trâu:
a. Trong đời sống vật chất:
- Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo.
- Là tài sản quý giá của nhà nông.
- Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mỹ nghệ…
b. Trong đời sống tinh thần:
- Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu: thổi sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăn trâu…
* Bổ sung hai câu thơ của nhà thơ Giang Nam viết về tuổi thơ chăn trâu:
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“Ai bảo chăn trâu là khổ ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
- Con trâu với lễ hội ở Việt Nam:
- Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.
- Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
- Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
III. Kết bài
- Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quê Việt Nam.
- Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.
Dàn ý thuyết minh về con trâu - Mẫu 3
I. Mở bài: giới thiệu về con trâu Việt Nam
Con trâu gắn liền với người nông dân Việt Nam từ xa xưa, bao đời nay. Con trâu như một người bạn thân thiết với người nông dân Việt Nam. Chính vì thế mà con trâu đi vào thơ ca Việt Nam rất đỗi tự nhiên. Để biết rõ hơn về con trâu thân thiết với người nông dân như thế nào, chúng ta cùng đi tìm hiểu con trâu Việt Nam.
II. Thân bài
1. Nguồn gốc của con trâu
- Con trâu Việt Nam là thuộc trâu đầm lầy
- Con trâu Việt Nam là trâu được thuần hóa
2. Đặc điểm của con trâu Việt Nam
- Trâu là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen
- Trâu có thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dóc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…
- Trâu có sừng
- Trâu rất có ích với người nông dân Việt Nam
- Mỗi năm trâu đẻ một lứa và mỗi lứa một con
3. Lợi ích của con trâu Việt Nam
a. Trong đời sống vật chất thường ngày
- Trâu giúp người nông dân trong công việc đồng áng: cày, bừa,
- Trâu là người gián tiếp là ra hạt lúa, hạt gạo
- Trâu là một tài sản vô cùng quý giá đối với người nông dân
- Trâu có thể lấy thịt
- Da của trâu có thể làm đồ mỹ nghệ,…
b. Trong đời sống tinh thần
- Trâu là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam
- Trâu là tuổi thơ trong sáng, tươi đẹp của tuổi thơ: chăn trâu thổi sáo, cưỡi lưng trâu,…
- Trâu có trong các lễ hội ở Việt Nam:
- Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.
- Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
- Là biểu tượng của SeaGames 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
- .....
4. Tương lai của trâu
Những tác động khiến trâu mất đi giá trị của mình:
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Máy móc kỹ thuật hiện đại: máy bừa, máy cày,….
- Phát triển đô thị, quy hoạch hóa, xây dựng khu đô thị,….
III. Kết bài:
- Khẳng định vai trò của con trâu ở làng quê Việt Nam
- Nêu cảm nhận với ý nghĩ của mình về con trâu ở làng quê Việt Nam
Dàn ý thuyết minh về con trâu - Mẫu 4
1. Mở bài
- Giới thiệu về con trâu
- Hình ảnh thôn quê, xóm làng gắn liền với những con vật quen thuộc, gần gũi
- Con trâu mang lại nhiều giá trị với người nông dân và với nền nông nghiệp lúa nước Việt Nam.
2. Thân bài
2.1. Nguồn gốc
- Tiến hóa từ trâu rừng
- Được người dân thuần chủng trở thành trâu như ngày nay
- Trâu Việt Nam thuộc nhóm trâu đầm lầy, phân bộ nhai lại, họ bò.
- Theo truyện dân gian, trâu từng là vị thần trên trời do vô tình gây nên nạn đói nhân gian bị Thượng Đế phạt làm trâu.
2.2. Tập tính
- Trâu thường sống theo bầy đàn
- Khi ăn, chúng có thói quen nhai lại thức ăn.
- Trâu thích đến các nơi đầm lầy, ao bùn.
- Trâu mới sinh được gọi là nghé, chưa có sừng.
- Nghé phát triển khá nhanh, sau 2 tuần sinh nghé có thể đứng, đi chập chững, sừng bắt đầu nhú.
- Khoảng 2 – 3 tháng, nghé bước vào giai đoạn trâu trưởng thành và dần hoàn thiện các bộ phận trâu.
2.3. Chủng loại
- Trâu Việt Nam phổ biến với hai loại trâu: Trâu trắng và trâu đen được phân loại dựa vào màu sắc lông
- Trâu trắng: Bộ lông màu trắng, biểu tượng sự may mắn
- Trâu đen: phổ biến nhất tại Việt Nam, lông màu đen
2.4. Đặc điểm
- Trâu đực và trâu cái có những đặc điểm khác nhau nhất định
- Lông trâu ngắn, có màu trắng hoặc xám đen.
- Da trâu cứng cáp
- Bốn chân thấp, guốc chẵn
- Thân hình trâu chắc nịch, khỏe khoắn
- Đuôi dài linh hoạt, phe phẩy đuổi ruồi muỗi.
- Trên đầu có cặp sừng cong, dài và phát triển hơn so với bò.
- Trâu không có hàm trên.
- Sữa trâu lỏng, chứa ít dinh dưỡng
2.5. Giá trị
- Giá trị sử dụng:
- Trâu ra đồng với người nông dân
- Trâu chở đồ, kéo xe
- Thịt trâu mang lại nguồn lợi kinh tế
- Da trâu làm đồ thời trang, mỹ nghệ
- Giá trị tinh thần:
- Trâu là người bạn gần gũi, thân thuộc với người nông dân, là người đồng hành cùng trải qua
- những nắng mưa, vất vả, những trưa hè nắng gắt bên cánh đồng
- Các lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là nét văn hóa đẹp của người dân bản địa
- Trâu trở thành biểu tượng thế vận hội Seagame lần thứ
3. Kết bài
- Tương lai của con trâu
- Hình tượng đẹp đẽ của con trâu trong đời sống hiện đại
Dàn ý thuyết minh về con trâu - Mẫu 5
I. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu sơ lược về con trâu (loài vật thân quen trên đồng ruộng, bạn của nhà nông, gắn bó với cơ nghiệp của người nông dân qua nhiều thế hệ,...).
II. Thân bài
Giới thiệu nguồn gốc:
Trâu ở nước ta thuộc nhóm trâu đầm lầy, xuất xứ từ trâu rừng được thuần hóa. Việc thuần hóa trâu rừng để dùng trong nông nghiệp đã được người Việt cổ thực hiện từ cách đây khoảng hơn 4000 năm.
Đặc điểm:
- Động vật lớp thú.
- Động vật nhai lại, có dạ dày 4 túi.
- Thức ăn chủ yếu: các loại có xanh, rơm rạ,...
- Ngoại hình: có 2 sừng dài nhọn, dáng sừng hình lưỡi liềm, thân hình to khỏe, da lông thường có màu xám hoặc đen, đầu to và ngắn,...
- Khả năng sinh sản: kém, thông thường là 2 lứa/3 năm, mỗi lứa chỉ 1 con.
Tác dụng:
- Cung cấp sức kéo dùng trong cày ruộng, kéo xe.
- Cung cấp thịt dùng trong ẩm thực.
- Da và sừng được dùng trong thủ công mỹ nghệ, sản xuất các sản phẩm thuộc da.
Ý nghĩa của con trâu trong đời sống người dân Việt Nam:
- Là người bạn trung thành, thân thiết của nhà nông.
- Là một trong những biểu tượng của nền nông nghiệp Việt Nam.
- Làm nên những nét đặc sắc cho văn hóa nước nhà (các phong tục, lễ hội,...).
Khơi gợi nguồn cảm hứng vô tận cho văn học, thơ ca quê hương.
III. Kết bài
Tổng kết cảm nghĩ và nhận định cá nhân về con trâu (loài vật có ích, thân thuộc, đóng vai trò quan trọng...). Đưa ra lời khuyên, lời kêu gọi, quyết tâm bảo vệ, gìn giữ loài vật này.
Dàn ý thuyết minh về con trâu - Mẫu 6
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào hình ảnh con trâu.
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.
2. Thân bài
a. Khái quát chung về con trâu
Con trâu đã là biểu tượng của sự hiền lành, chăm chỉ, cần mẫn từ hàng ngàn năm nay.
Trâu Việt Nam là trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy và thường sống ở miền khí hậu nhiệt đới. Người Việt cổ không những biết săn trâu mà còn thuần hóa trâu, lợi dụng sức khỏe của trâu để phụ giúp trong việc đồng áng.
b. Thuyết minh chi tiết
Trâu không có hàm răng trên. Tấm thân của trâu rất chắc chắn, thân hình vạm vỡ nhưng thấp. Bụng to. Da của nó màu đen, rất dai nhưng được phủ bởi một lớp lông mềm bên ngoài nên có cảm giác rất mượt mà. Mũi trâu lớn, miệng rộng, sừng có hình lưỡi liềm.
Cân nặng trung bình của trâu cái là từ 350 - 400 kg thì trâu đực nặng từ 400 - 450 kg.
c. Ý nghĩa, vai trò, hình ảnh của con trâu trong cuộc sống
Trâu là loài động vật rất khỏe và chịu khó, dù ngày nắng hay ngày mưa, dù có gian lao vất vả, chỉ cần người cần đến, trâu sẵn sàng không quản ngại gian lao.
Trâu cũng là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. Thịt trâu có hàm lượng đạm khá cao, hàm lượng chất béo thấp. Sữa trâu có tính năng cao trong việc cung cấp chất đạm, chất béo.
Da trâu làm mặt trống, làm giày. Sừng trâu làm đồ mĩ nghệ như lược, tù và,.. Trâu còn gắn liền với những lễ hội đình đám như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.
Trâu không chỉ là giống vật nuôi quen thuộc của người nông dân Việt Nam mà đã trở thành hình ảnh thú vị đối với bạn bè quốc tế. Con trâu đã trở thành biểu tượng cho sự trung thực, cho sức mạnh và tinh thần thượng võ.
Trong đời sống văn hóa tinh thần, trâu còn là con vật thiêng dùng để tế lễ thần linh trong ngày lễ hội cơm mới, lễ hội xuống đồng.
3. Kết bài
Khái quát lại về hình ảnh con trâu.
Dàn ý thuyết minh về con trâu - Mẫu 7
1. Mở bài
- Hình ảnh con trâu gắn liền với hình ảnh làng quê Việt Nam.
- Con trâu là người bạn thân thiết của người nông dân.
2. Thân bài
a) Nguồn gốc
- Con trâu ở Việt Nam có nguồn gốc trâu rừng được thuần hóa.
- Là động vật thuộc lớp thú.
b) Đặc điểm của con trâu
- Trâu có thân hình vạm vỡ, bụng to.
- Con to nặng 700kg -> 800kg.
- Trâu thường có lông màu đen hoặc màu xám.
- Mặt thuôn nhỏ về phía mõm.
- Mõm đen có hai lỗ mũi. Người ta thường xâu dây thừng qua hai lỗ mũi này để điều khiển trâu.
- Mắt hơi xếch.
- Sừng trâu cong cong như hình vành trăng khuyết.
- Đuôi trâu dài, có một túm lông ở phía dưới.
- Bốn chân cao. Chỗ giáp đất có bộ móng màu đen.
- Mỗi năm, trâu đẻ một đến hai lứa. Mỗi lứa một con.
c) Lợi ích của con trâu
- Trâu cho sức kéo. Khi chưa có máy cày thì con trâu, bò là nguồn cung cấp sức kéo cho người nông dân.
- Trâu dùng để kéo xe.
- Cung cấp thịt cho ta.
- Cung cấp da để làm trống…
- Sừng trâu dùng làm đồ mĩ nghệ.
- Trâu là nguồn đề tài của thơ ca. Ca dao có rất nhiều bài viết về con trâu:
Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta…
- Trâu có mặt trong lễ hội: Hội chọi trâu ở Đồ Sơn, Hải Phòng. Hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
- Trâu vàng được chọn làm biểu tượng của Seagames 22 Đông Nam Á, tổ chức tại Việt Nam.
3. Kết bài
- Con trâu gắn bó với người nông dân từ bao đời.
- Khi việc ruộng đồng đã có máy móc làm sức kéo thì con trâu vẫn mãi mãi tồn tại trong cuộc sống của người nông dân Việt Nam.