Thông tư liên tịch 11/2014/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC của Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc, hy sinh, từ trần hoặc chuyển sang làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
BỘ QUỐC PHÒNG - BỘ NỘI VỤ BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ TÀI CHÍNH ---------------- Số: 11/2014/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ------------------------ Hà Nội, ngày 05 tháng 03 năm 2014 |
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC CƠ YẾU NGHỈ HƯU, CHUYỂN NGÀNH, THÔI VIỆC, HY SINH, TỪ TRẦN HOẶC CHUYỂN SANG LÀM CÔNG TÁC KHÁC TRONG TỔ CHỨC CƠ YẾU
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Căn cứ Nghị định số 61/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 32/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật cơ yếu về chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc, hy sinh, từ trần hoặc chuyển sang làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư liên tịch này hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc, hy sinh, từ trần hoặc chuyển sang làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước; quy đổi thời gian để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại Chương IV Nghị định số 32/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cơ yếu về chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu (sau đây gọi tắt là Nghị định số 32/2013/NĐ-CP).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân hưởng lương theo bảng lương cấp hàm cơ yếu và bảng lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu (sau đây gọi tắt là người làm công tác cơ yếu).
Điều 3. Cơ sở để tính hưởng chế độ
1. Tiền lương để tính hưởng chế độ
a) Tiền lương tháng để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 32/2013/NĐ-CP và hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 4 Mục 1 Chương II Thông tư liên tịch này được tính bằng bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối (60 tháng) trước khi người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu. Khi tính bình quân tiền lương tháng, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm người làm công tác cơ yếu hưởng chế độ hưu trí.
b) Tiền lương tháng để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 17; Điều 18; Khoản 2 Điều 19; Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 32/2013/NĐ-CP và hướng dẫn tại Điểm b Khoản 2 Điều 8 Mục 3; Điểm b, Điểm c Khoản 1 và Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều 10, Khoản 2 Điều 11, Khoản 3 Điều 12 Mục 4 Chương II Thông tư liên tịch này là tiền lương tháng hiện hưởng của tháng liền kề trước thời điểm người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc, hy sinh, từ trần hoặc chuyển sang làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
c) Tiền lương tháng để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần nêu tại Điểm a và Điểm b Khoản này bao gồm: tiền lương theo bảng lương cấp hàm, bậc, hệ số lương và các khoản phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và mức chênh lệch bảo lưu (nếu có).
2. Thời gian công tác để tính hưởng chế độ
a) Thời gian công tác để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 14; Điểm b Khoản 1 Điều 17; Điều 18 Nghị định số 32/2013/NĐ-CP và hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 4 Mục 1; Điểm b Khoản 2 Điều 8 Mục 3; Điểm b, Điểm c Khoản 1 và Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều 10, Khoản 2 Điều 11 Mục 4 Chương II Thông tư liên tịch này là tổng thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu (bao gồm thời gian là người làm công tác cơ yếu, học sinh cơ yếu hưởng phụ cấp sinh hoạt phí, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu) và thời gian làm việc tại cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trước khi vào làm việc trong tổ chức cơ yếu.
b) Thời gian công tác để tính quy đổi quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 32/2013/NĐ-CP và hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 12 Mục 4 Chương II Thông tư liên tịch này để hưởng chế độ trợ cấp một lần là tổng thời gian công tác trong quân đội, công an, tổ chức cơ yếu có tham gia trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn khó khăn, ngành, nghề có tính chất đặc thù.
c) Thời gian công tác nêu tại Điểm a và Điểm b Khoản này nếu đứt quãng mà chưa hưởng trợ cấp một lần (phục viên, xuất ngũ, thôi việc, chuyển ngành) thì được cộng dồn.
3. Khi tính hưởng chế độ, nếu có tháng lẻ thì được tính như sau: dưới 03 tháng không tính; từ đủ 03 tháng đến đủ 06 tháng tính bằng 1/2 (một nửa) mức hưởng của 01 năm; từ trên 06 tháng đến đủ 12 tháng tính bằng mức hưởng của 01 năm.
Chương 2.
CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH
Mục 1: ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC CƠ YẾU NGHỈ HƯU
Điều 4. Chế độ trợ cấp một lần do nghỉ hưu trước hạn tuổi
Chế độ trợ cấp một lần đối với người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 32/2013/NĐ-CP thực hiện như sau:
1. Người làm công tác cơ yếu đủ điều kiện nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất theo quy định tại Điều 27 Luật cơ yếu, được hưởng chế độ trợ cấp một lần thuộc diện dôi dư do thay đổi tổ chức, biên chế theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
2. Hạn tuổi để tính hưởng chế độ trợ cấp khi người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất theo quy định tại Điều 27 Luật cơ yếu thực hiện như sau:
a) Người làm công tác cơ yếu có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục nghề, công việc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên: nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi;
b) Những người không thuộc đối tượng quy định tại Điểm a Khoản này: nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
c) Tuổi để xác định người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu trước tuổi so với hạn tuổi cao nhất quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này ít nhất là 01 năm (đủ 12 tháng), được tính từ tháng sinh đến tháng liền kề trước khi người làm công tác cơ yếu nghỉ hưởng lương hưu hàng tháng;
d) Đối với các trường hợp do hoàn cảnh đặc biệt, trong các loại hồ sơ không xác định được ngày, tháng sinh mà chỉ xác định được năm sinh thì lấy ngày 01 tháng 7 năm sinh của đối tượng để làm căn cứ tính tuổi nghỉ hưu.
3. Người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất theo quy định tại Khoản 2 Điều này được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng (nếu có) theo quy định của pháp luật và được hưởng các khoản trợ cấp một lần, bao gồm:
a) Trợ cấp bằng 03 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm nghỉ hưu trước hạn tuổi.
Tiền trợ cấp cho số năm nghỉ hưu trước hạn tuổi tính theo công thức sau:
b) Trợ cấp bằng 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác; từ năm thứ 21 trở đi, mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 1/2 (một nửa) tháng tiền lương bình quân.
Tiền trợ cấp cho số năm công tác tính theo công thức sau:
4. Trường hợp không được hưởng chế độ trợ cấp
a) Người làm công tác cơ yếu còn đủ điều kiện phục vụ trong lực lượng cơ yếu và tổ chức cơ yếu còn nhu cầu bố trí, sử dụng nhưng xin nghỉ hưu trước hạn tuổi do nhu cầu cá nhân;
b) Người làm công tác cơ yếu bị kỷ luật hình thức giáng chức, cách chức, hạ bậc lương buộc phải thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu;
c) Người làm công tác cơ yếu đi học tập, công tác, nghỉ phép ở nước ngoài quá thời hạn từ 30 ngày trở lên không được cấp có thẩm quyền cho phép.
Mục 2: ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC CƠ YẾU CHUYÊN NGÀNH
Điều 5. Chuyển ngành được tuyển dụng vào làm việc tại cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước
1. Được miễn thi tuyển trong các trường hợp sau:
a) Người làm công tác cơ yếu nguyên là cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước được chuyển về cơ quan, đơn vị đã công tác trước khi vào làm việc trong tổ chức cơ yếu và được sắp xếp đúng ngành nghề, chuyên môn, nghiệp vụ đào tạo;
b) Người làm công tác cơ yếu chuyển ngành theo yêu cầu của cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước, được sắp xếp việc làm đúng ngành nghề chuyên môn, nghiệp vụ đào tạo.
2. Người làm công tác cơ yếu đã chuyển ngành, khi nghỉ hưu, cách tính lương hưu được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 153/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân.
Điều 6. Chuyển ngành sang các cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước sau đó chuyển sang cơ quan, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước
1. Người làm công tác cơ yếu chuyển ngành sang các cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước, sau đó chuyển sang cơ quan, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, nếu đủ điều kiện nghỉ hưu thì mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ để tính chế độ hưu của người làm công tác cơ yếu được tính theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Khi tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho thời gian công tác theo chế độ tiền lương do nhà nước quy định để làm căn cứ tính chế độ hưu đối với người làm công tác cơ yếu, được cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề theo mức lương tại thời điểm liền kề trước khi người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu.
Điều 7. Đã chuyển ngành sau đó trở lại phục vụ trong tổ chức cơ yếu
Người làm công tác cơ yếu đã chuyển ngành, do nhu cầu của lực lượng cơ yếu và được cấp có thẩm quyền điều động trở lại làm việc trong tổ chức cơ yếu quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 32/2013/NĐ-CP được sắp xếp công việc mới phù hợp với trình độ, năng lực của người làm công tác cơ yếu và được tính bậc lương, xét nâng bậc lương, tính thâm niên công tác theo quy định của pháp luật về chế độ nâng bậc lương, tính thâm niên công tác đối với người làm công tác cơ yếu.
Download file tài liệu để xem thêm chi tiết