Giải Lịch sử lớp 6 Bài 5: Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, nắm chắc kiến thức, dễ dàng trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Lịch sử - Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo trang 27, 28, 29, 30.
Qua đó, giúp các em trình bày được quá trình phát hiện ra kim loại, sự hình thành của xã hội có giai cấp. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài 5 Chương 2: Thời kì nguyên thủy. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Soạn Sử 6 Bài 5: Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp
Trả lời câu hỏi phần Nội dung bài học
I. Sự xuất hiện của công cụ lao động bằng kim loại
- Kim loại đã được phát hiện ra như thế nào?
- Em hãy quan sát các hình 5.2 đến 5.4 và cho biết:
- Công cụ và vật dụng bằng kim loại có đặc điểm gì khác biệt về chủng loại, hình dáng so với công cụ bằng đá?
- Kim loại được sử dụng vào những mục đích gì trong đời sống của con người cuối thời nguyên thủy?
Trả lời:
Quá trình phát hiện ra kim loại vào cuối thời nguyên thủy:
- Vào khoảng thiên niên kỉ V TCN, con người tình cờ phát hiện ra đồng đỏ khi khai thác=> Đầu thiên niên kỉ II TCN, họ đã luyện được đồng thau và sắt.
Công cụ và vật dụng bằng kim loại có đặc điểm khác biệt về chủng loại, hình dáng so với công cụ bằng đá như:
- Công cụ bằng sắt sử dụng đồng đỏ, còn cần luyện để ra đồng thau và sắt để sử dụng trong khi công cụ bằng đá chỉ được là từ đá và mài dũa thô sơ để sử dụng
- Hình dáng của công cụ bằng sắt dài sắc, nhọn, bền, gọn, tiện lợi giúp con người dễ dàng sử dụng hơn công cụ bằng đá thô sơ.
Kim loại được sử dụng vào những mục đích như: khai phá đất hoang, tăng diện tích đất trồng trọt, xẻ gỗ đóng thuyền, cả đá làm nhà và khai thác mỏ, trồng trọt, săn thú,...
II. Sự biến chuyển trong xã hội nguyên thủy
- Đọc các thông tin, quan sát sơ đồ 5.5 em hãy cho biết:
- Nguyên nhân nào dẫn đến sự phân hóa xã hội thành “người giàu” và người nghèo”?
- Mối quan hệ giữa người với người trong xã hội phân hóa giàu nghèo.
- Vì sao xã hội nguyên thủy ở phương đông không phân hóa triệt để?
Trả lời:
- Nguyên nhân nào dẫn đến sự phân hóa xã hội thành “người giàu” và người nghèo”:
- Do sự phát triển của công cụ lao động bằng kim loại vào cuối thời nguyên thủy, con người làm ra một lượng sản phẩm dư thừa. Một số người chiếm hữu của dư thừa, trở nên giàu có... xã hội phân hóa thành kẻ giàu, người nghèo. Xã hội nguyên thuỷ dần dần tan rã.
- Mối quan hệ giữa người với người trong xã hội phân hóa giàu nghèo là mối quan hệ bất bình đẳng. Người giàu càng trở lên giàu có khi họ có dư thừa nhiều sản phẩm,hoặc chiếm đoạt được, những người yếu thế hơn- người nghèo phải lao động phục vụ cho người giàu=> xã hội nguyên thủy tan rã
- Xã hội nguyên thủy ở phương đông không phân hóa triệt để do cư dân nơi đây sống quây quần và gắn bó với nhau để cùng làm thủy lợi, sản xuất nông nghiệp => mối quan hệ giữa người với người vẫn rất gần gũi, mật thiết.
III. Việt Nam cuối thời kì nguyên thủy
Quan sát các hình từ 5.6 đến 5.9 và kết hợp với thông tin trong bài, em hãy:
- Nêu một số nét cơ bản của xã hội nguyên thủy Việt Nam trong quá trình tan rã?
- Cuối thời nguyên thủy, người Việt cổ đã có những công cụ lao động và những ngành nghề sản xuất nào?
Trả lời:
Một số nét cơ bản của xã hội nguyên thủy Việt Nam trong quá trình tan rã:
- Phát hiện ra thuật luyện kim, chế tác công cụ lao động, vũ khí bằng đồng
- Mở rộng địa bàn cư trú, chuyển dần xuống vùng đồng bằng định cư ven các con sông lớn
- Làm nông nghiệp trồng lúa nước, chăn nuôi, nung gốm ở nhiệt độ cao, đúc công cụ và vật dụng bằng đồng
- Xóm làng bắt đầu xuất hiện
Cuối thời nguyên thủy người Việt có:
- Công cụ lao động bằng sắt: mũi giáo, mũi tên, vũ khí bằng đồng, lưỡi câu
- Ngành nghề sản xuất: nông nghiệp, thủ công nghiệp (làm gốm, làm tượng,...)
Trả lời câu hỏi phần Luyện tập và vận dụng
Luyện tập
1. Em hãy nêu những chuyển biến về kinh tế, xã hội vào cuối thời nguyên thủy. Phát minh quan trọng nào của người nguyên thủy tạo nên những chuyển biến này?
Trả lời
Những chuyển biến về kinh tế, xã hội vào cuối thời nguyên thủy:
- Về kinh tế: chuyển biến thay đổi khi công cụ bằng kim loại ra đời khiến năng suất lao động tăng, nhiều ngành nghề ra đời như luyện kim, nông nghiệp, khai thác mỏ, chế tạo vũ khí,... ra đời.
- Về xã hội: đời sống xã hội của người nguyên thủy có sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội giai cấp.
Vận dụng
2. Quan sát công cụ lao động và những vật dụng của người nguyên thủy giai đoạn Phùng Nguyên, Đồng Đậu Gò Mun, em hãy viết một đoạn văn ngắn mô tả cuộc sống của họ.
3. Em hãy kể tên một số vật dụng bằng kim loại mà con người ngày nay vẫn thừa hưởng từ những phát minh của người nguyên thủy.
Gợi ý trả lời
2. Đoạn văn ngắn mô tả cuộc sống của người nguyên thủy giai đoạn Phùng Nguyên, Đồng Đậu Gò Mun:
Đoạn văn 1
Cách đây hơn 4000 năm, xã hội nguyên thủy ở Việt Nam có những chuyển biến quan trọng, gắn với các nền văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun. Dấu ấn đầu tiên tạo nên sự chuyển biến này là việc cư dân phát minh ra thuật luyện kim và biết chế tác công cụ lao động, vũ khí bằng đồng. Việc sử dụng các công cụ lao động bằng kim loại đã giúp người nguyên thủy mở rộng địa bàn cư trú, chuyển dần xuống vùng đồng bằng và định cư ven các con sông lớn như: sông Hồng, sông Mã, sông Đồng Nai… Con người làm nông nghiệp trồng lúa nước, chăn nuôi, biết nung gốm ở nhiệt độ cao, biết đúc công cụ và vật dụng bằng đồng… Những xóm làng đã dần xuất hiện.
Đoạn văn 2
Trải qua quá trình không ngừng tiến hóa, cuộc sống của người nguyên thủy ngày một phát triển hơn. Tại giai đoạn Phùng Nguyên, Đồng Đậu Gò Mun, người nguyên thủy đã phát hiện ra đồng kim loại để luyện kim, chế tạo ra những công cụ bằng sắt phục vụ cho cuộc sống thay thế những loại công cụ bằng sắt đá thô sơ như trước. Cuộc sống con người ngày càng được cải thiện, họ săn bắt, chăn nuôi, cư trú tại đồng bằng ven các con sông lớn. Con người lúc này có thể khai phá thêm đất hoang, tăng năng suất lao động, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa... Xã hội bắt đâu có sự phân hóa giai cấp giàu nghèo từ đây.
Đoạn văn 3
Thật tự hào khi được sinh ra và lớn lên ở đất nước Việt Nam, đất nước gắn liền với những trang sử hào hùng. Đặc biệt vào khoảng 4000 năm, Việt Nam là nơi sinh sống của người Việt Cổ với các nền văn hóa như Đồng Đậu, Phùng Nguyên và Gò Mun. Qua những phát hiện của những nhà khảo cổ học, cuộc sống của cư dân các nền văn hóa này trở nên sống động và thú vị biết bao. Cư dân nơi đây cùng nhau trồng lúa nước, họ sáng tạo những mũi giáo và mũi tên để phục vụ cho việc săn bắn, để bắt cá họ đã tạo ra những lưỡi câu. Dần dần họ hình thành nên các nghề luyện kim, làm đồ gốm,… Cũng từ những nét bình dị đó lâu họ tập trung lại thành những xóm làng, tạo nên những phong tục văn hóa đặc trưng lâu đời của người Việt.
>> Tham khảo: Viết đoạn văn ngắn mô tả cuộc sống của người nguyên thủy
3. Một số vật dụng bằng kim loại mà con người ngày nay vẫn thừa hưởng từ những phát minh của người nguyên thủy là:
- Lưỡi câu.
- dao găm.
- Lưỡi cày bằng kim loại.
- Xiên nướng thịt (công cụ mũi nhọn).
- Đồ gốm.