Giải Địa lí lớp 6 Bài mở đầu: Tại sao cần học địa lí giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, nắm chắc kiến thức, dễ dàng trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Lịch sử - Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo trang 111, 112.
Qua đó, các em sẽ hiểu được sự lí thú, tầm quan trọng của việc nắm được các khái niệm cơ bản, kĩ năng địa lí trong học tập và sinh hoạt. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài mở đầu. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Soạn Địa 6 Bài mở đầu: Tại sao cần học địa lí?
I. Sự lí thú của việc học môn địa lí
Câu 1
Tại sao người dân vùng biển thường ra khơi vào chiều muộn?
Trả lời:
- Chiều muộn đến đêm nhiệt độ trong đất liền giảm nhanh hơn so với biển, vì vậy vào thời điểm sau nửa đêm nhiệt độ mặt đất thấp hơn nên gió sẽ thổi từ đất liền ra biển => tàu thuyền ra khơi dễ dàng hơn.
- Ngược lại, ban ngày nhiệt độ tăng nhanh hơn so với biển nên vào lúc xế chiều đất liền có nhiệt độ cao hơn ngoài biển và gió lại thổi mạnh từ biển vào đất liền => tàu thuyền có thể trở về bến dễ dàng.
Câu 2
Từ những câu ca dao, tục ngữ được đề cập trong bài học, em hãy nêu những điều lí thú của việc học Địa lí.
Trả lời:
- Những điều lí thú của việc học Địa lí:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Trong thực tế, hiện tượng "ngày dài, đêm ngắn" (tháng 5) và ngày ngắn đêm dài" (tháng 10) do ảnh hưởng của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
Vào tháng 6 dương lịch (tháng 5 âm lịch): bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, nhận được nhiều ánh sáng hơn bán cầu Nam => ngày dài, đêm ngắn.
Vào tháng 12 dương lịch (tháng 10 âm lịch): nửa cầu Bắc chếch xa Mặt Trời, nhận được ít ánh sáng hơn bán cầu Nam => ngày ngắn, đêm dài.
II. Vai trò của địa lí trong cuộc sống
Dựa vào câu chuyện trên em hãy cho biết, Tiu-li đã tránh được sóng thần nhờ có kiến thức và kĩ năng địa lí nào?
Trả lời:
Tiu-li đã tránh được sóng thần nhờ có kiến thức và kĩ năng địa lí về động đất, những dấu hiệu nhận biết của một trận sóng thần từ bài học về thảm họa sóng thần trong giờ Địa lí chợt lớn lên trong đầu cô bé, kĩ năng phòng tránh sóng thần
III. Tầm quan trọng của việc nắm các khái niệm và kĩ năng địa lí
Em hãy cho ví dụ về việc vận dụng kiến thức và kĩ năng địa lí vào cuộc sống.
Trả lời
Ví dụ: Khi học bài "Động đất và núi lửa", chúng ta sẽ biết được những nguyên nhân, biểu hiện của 2 hiện tượng này. Từ đó, có các biện pháp phòng tránh phù hợp đồng thời biết cách ứng phó khi có núi lửa và động đất xảy ra.
Lý thuyết bài mở đầu: Tại sao cần học địa lí
I. Sự lí thú của việc học môn Địa lí
Những điều lí thú khi học địa lí:
- Khám phá được tự nhiên, dân cư, văn hóa, kinh tế nhiều nơi trên thế giới.
- Tự giải thích được nhiều hiện tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội.
- Hiểu được ý nghĩa của không gian sống, từ quy mô nhỏ đến toàn cầu.
II. Vai trò của địa lí trong cuộc sống
- Có kiến thức địa lí tốt, ta sẽ tổ chức các hoạt động sản xuất an toàn hơn, tránh được thiệt hại do thiên tai.
- Sử dụng tốt hơn các tài nguyên, lợi thế về vị trí địa lí.
- Tự tin hơn khi đến thăm/sống ở 1 vùng đất mới.
- Giúp em trở thành công dân toàn cầu, có hiểu biết và quan tâm đến môi trường sống xung quanh.
III. Tầm quan trọng của việc nắm các khái niệm và kĩ năng địa lí
- Việc hiểu và biết cách vận dụng các kiến thức, kĩ năng địa lí vào cuộc sống là rất cần thiết và hữu ích.
- Trở thành một phần trong hành trang vào đời và sẽ được sử dụng trong các tình huống thực tiễn sau này.
Trắc nghiệm Địa lí 6 Bài mở đầu: Tại sao cần học địa lí
Câu 1. Trong học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí thì bản đồ là
A. Cuốn sách giáo khoa.
B. Phương tiện.
C. Bách khoa toàn thư.
D. Cẩm năng tri thức.
Đáp án: B
Câu 2. Yếu tố nào sau đây là thành phần của tự nhiên?
A. Trường, lớp.
B. Văn hóa.
C. Nhà xưởng.
D. Sinh vật.
Đáp án: D
Câu 3. Khi học tập ngoài thực địa, chúng ta cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết nào sau đây?
A. Biểu đồ, sơ đồ, sách, vở, bút và kĩ năng thực địa.
B. Thiết bị xác định hướng, bản đồ, sổ ghi chép, bút.
C. Bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ, sổ ghi chép và bút bi.
D. Bản đồ trực tuyến, biểu đồ, bút, vở ghi chép, sách.
Đáp án: B
Câu 4. Để xác định hướng khi đang ở ngoài thực địa, chúng ta sử dụng công cụ nào sau đây?
A. Địa bàn.
B. Sách, vở.
C. Khí áp kế.
D. Nhiệt kế.
Đáp án: A