Năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (năm 1010), Lý Công Uẩn đã viết bài Chiều dời đô bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư (nay thuộc tỉnh Ninh Bình) về thành Đại La (nay thuộc Hà Nội). Tác phẩm sẽ được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ văn lớp 8.
Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Chiếu dời đô. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.
Soạn văn 8: Chiếu dời đô
Soạn bài Chiếu dời đô
1. Chuẩn bị đọc
- Lý Công Uẩn (974 - 1028) tức Lý Thái Tổ, người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay thuộc xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).
- Ông là một người thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công.
- Dưới thời Tiền Lê, ông làm Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ. Khi Lê Ngọa Triều mất, ông được triều thần tôn lên làm vua, lấy niên hiệu là Thuận Thiên.
2. Đọc hiểu
Câu 1. Tác giả nêu lên việc dời đô của các triều đại xưa nhằm mục đích gì?
Những tấm gương sáng chứng minh dời đô là việc “thường niên” của các triều đại lịch sử.
Câu 2. Thành Đại La có lợi thế như thế nào?
- Vị trí địa lý: ở vào nơi trung tâm trời đất, hợp cả bốn hướng nam, bắc, đông, tây, lại được thế “rồng cuộn hổ ngồi”, được coi là thế đất đẹp, có tương lai phát triển thịnh vượng
- Địa thế: rộng rãi, bằng phẳng, đất cao, thoáng
- Dân cư: không bị ảnh hưởng của thiên tai ngập lụt
- Phong cảnh: tốt tươi, tràn đầy sức sống
Câu 3. Câu hỏi kết thúc văn bản thể hiện điều gì?
Thể hiện sự gần gũi, mang tính dân chủ, không ép buộc, gò bó, xa cách.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Bài Chiếu dời đô viết về sự kiện gì? Tại sao Lý Công Uẩn lại phải dùng thể chiếu?
- Bài Chiếu dời đô viết về sự kiện: năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (năm 1010), Lý Công Uẩn đã viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư (nay thuộc tỉnh Ninh Bình) về thành Đại La (nay thuộc Hà Nội).
- Lí Công Uẩn sử dụng thể chiếu vì đây là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh. Dời đô cũng là một việc lớn, có liên quan đến vận mệnh của đất nước cần được ban bố rộng rãi.
Câu 2. Dựa vào nội dung phần (1) và (2) của bài chiếu, hãy trình bày lí do cần dời đô.
- Nhắc lại lịch sử dời đô của các vương triều hưng thịnh ở Trung Quốc:
- Nhà Thương: năm lần dời đô; nhà Chu: ba lần dời đô
- Lí do dời đô của nhà Thương và nhà Chu: đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời… hễ thấy thuận tiện thì đổi.
- Kết quả của việc dời đô: vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh
=> Những tấm gương sáng chứng minh dời đô là việc “thường niên” của các triều đại lịch sử.
- Phê phán hai nhà Đinh, Lê:
- Khinh thường mệnh trời.
- Không biết noi theo các tấm gương sáng của hai nhà Thương, Chu.
- Hậu quả: triều đại ngắn ngủi, nhân dân không thể phát triển được.
=> Kinh đô cũ ở cùng Hoa Lư (Ninh Bình) của hai triều Đinh, Lê là không còn thích hợp.
=> Cơ sở đầy thuyết phục để khẳng định dời đô là điều nên làm của các triều đại hưng thịnh, đặc biệt là trong hoàn cảnh nhà Lý lúc bấy giờ đang rất cần một nơi hội tụ đầy đủ linh khí, sức mạnh đất trời để phát triển.
Câu 3. Trong phần 3 của bài chiếu, để thuyết phục triều đình về việc chọn kinh đô mới, Lý Công Uẩn đã nêu lên những lí lẽ và bằng chứng như thế nào?
- Lí lẽ: Thành Đại La có những lợi thế tuyệt vời mà khó nơi nào có được.
- Bằng chứng:
- Vị trí địa lý: ở vào nơi trung tâm trời đất, hợp cả bốn hướng nam, bắc, đông, tây, lại được thế “rồng cuộn hổ ngồi”, được coi là thế đất đẹp, có tương lai phát triển thịnh vượng
- Địa thế: rộng rãi, bằng phẳng, đất cao, thoáng
- Dân cư: không bị ảnh hưởng của thiên tai ngập lụt
- Phong cảnh: tốt tươi, tràn đầy sức sống
=> Thành Đại La xứng đáng là thánh địa của trời đất, là nơi thích hợp nhất để đóng đô muôn đời. Qua đó, thể hiện khát vọng của nhà vua về một đất nước thái bình, thịnh trị và ý thức dân tộc, tự chủ, tự lập, tự cường của một quốc gia phong kiến.
Câu 4. Văn bản Chiếu dời đô thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa lí trí và tình cảm như thế nào?
- Lí trí: lấy sử sách là lí lẽ, từ đó soi vào thực tế của hai triều đại Đinh, Lê để từ đó khẳng định việc dời đô là điều tất yếu.
- Tình cảm: việc dời đô là thuận theo ý trời, noi gương lịch sử; tác giả cũng bộc lộ sự thương xót cho trăm họ dưới triều Đinh, Lê; đồng thời thể hiện sự tôn trọng ý kiến của bề tôi (Các khanh nghĩ thế nào?)
Câu 5. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu lên ý nghĩa, tác dụng việc dời đô của Lý Công Uẩn.
Gợi ý:
Qua văn bản Chiếu dời đô, ta thấy được ý nghĩa, tác dụng việc dời đô của Lý Công Uẩn. Ông đã viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc các vua đời xưa bên Trung Quốc cũng từng có những cuộc dời đô nhằm khẳng định việc dời đô là tất yếu, hợp tình. Không chỉ vậy, dời đô phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt. Bên cạnh đó, ta còn thấy được tầm nhìn chiến lược, sự hiểu biết sâu rộng của người đứng đầu đất nước. Dời đô từ Hoa Lư (vùng đồi núi) ra thành Đại La (vùng đồng bằng), nơi giao lưu trọng yếu có nghĩa là nhà Lý đủ sức mạnh phòng thủ đất nước, chống lại sự xâm lược phương Bắc. Thành Đại La còn là nơi trung tâm, có địa thế thuận lợi để đất nước phát triển về kinh tế, nhân dân có cơ hội phát triển. Như vậy có thể khẳng định rằng việc dời đô của Lý Công Uẩn là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với điều kiện đất nước lúc bấy giờ.