Soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (trang 26) - SGK Ngữ Văn 9 Tập 2

Soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Soạn văn 9 tập 2 bài 20 (trang 26)

Văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới sẽ được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình Ngữ văn lớp 9.

Soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
Soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 9: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây.

Soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Mẫu 1

I. Tác giả

- Vũ Khoan là một nhà hoạt động chính trị.

- Ông từng là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, từng là Bộ trưởng Bộ thương mại, Phó Thủ tướng Chính Phủ.

II. Tác phẩm

1. Xuất xứ

- Bài viết này đăng trên tạp chí Tia sáng năm 2001 và được in vào tập Một góc nhìn của trí thức, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2002.

- Nhan đề bài viết của tác giả là Chuẩn bị hành trang; khi đưa vào sách giáo khoa, người biên soạn có bổ sung một số chữ vào nhan đề cho cụ thể hơn và lược bớt một câu ở phần đầu.

2. Bố cục

Gồm 4 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “ vai trò con người lại càng nổi trội ”. Khái quát chung về vấn đề.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “ điểm mạnh và điểm yếu của nó ”. Bối cảnh của thế giới hiện tại.
  • Phần 3. Tiếp theo đến “ quá trình kinh doanh và hội nhập ”. Những điểm mạnh, điểm yếu của người Việt Nam.
  • Phần 4. Còn lại. Nhiệm vụ của thế hệ trẻ.

3. Tóm tắt

Đầu tiên, tác giả đặt ra cho nhiệm vụ cho người Việt Nam trước mục tiêu của đất nước là: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tiếp cận nền kinh tế tri thức, thoát khỏi nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu. Tiếp đến là điểm yếu và điểm mạnh của con người Việt Nam. Điểm mạnh của người Việt Nam là thông minh, nhạy bén, cần cù, sáng tạo, tỉ mỉ, đoàn kết, đùm bọc trong chống giặc ngoại xâm và thích ứng nhanh. Còn điểm yếu của người Việt là thiếu kiến thức cơ bản, kém năng lực thực hành, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương, đố kị trong làm ăn, cuộc sống đời thường, hạn chế trong thói quen nếp nghĩ, kì thị trong kinh doanh, quen bao cấp, thói khôn vặt và ít giữ chữ tín. Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới là chuẩn bị bản thân con người vì con người là động lực phát triển của lịch sử.

III. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Tác giả viết bài này trong thời điểm nào của lịch sử? Bài viết đã nêu vấn đề gì? Ý nghĩa thời sự và ý nghĩa lâu dài của vấn đề ấy.

Những yêu cầu, nhiệm vụ hết sức to lớn và cấp bách đang đặt ra cho đất nước ta, cho thế hệ trẻ hiện nay là gì?

Gợi ý:

- Tác giả viết bài này vào đầu năm 2001, thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỉ của toàn thế giới, với nước ta là tiếp bước công cuộc đổi mới từ cuối thế kỉ trước.

- Vấn đề: Những hành trang cần chuẩn bị để bước vào thế kỉ mới.

- Ý nghĩa thời sự: Bài viết được viết vào thời điểm đất nước đang bước vào giai đoạn chuyển mình; Ý nghĩa lâu dài: Việc nêu ra những điểm mạnh và điểm yếu để phát huy và khắc phục nhằm giúp đất nước ngày càng phát triển, tránh tụt hậu.

- Yêu cầu, nhiệm vụ: Nhìn nhận những hạn chế cần khắc phục để không bị tụt hậu và bắt kịp bước đi của thời đại. Đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp cận nền kinh tế tri thức.

Câu 2. Hãy đọc lại cả bài và lập dàn ý theo trình tự lập luận của tác giả.

(1) Mở bài:

Giới thiệu chung về vấn đề.

(2) Thân bài

- Sự chuẩn bị về con người là quan trọng nhất:

  • Từ cổ chí kim bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử;
  • Trong thời kỳ kinh tế tri thức phát triển thì vai trò của con người lại càng nổi trội.

- Bối cảnh thế giới hiện nay và những nhiệm vụ nặng nề của đất nước:

  • Bối cảnh hiện nay là một thế giới mà khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại, sự giao thoa, hội nhập ngày càng sâu rộng giữa các nền kinh tế;
  • Nước ta phải đồng thời giải quyết ba nhiệm vụ: thoát khỏi tình trạng nghìn năm lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức.

- Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam được nhận rõ khi bước vào nền kinh tế mới trong thế kỉ mới.

(3) Kết luận

Bước vào thế kỉ mới, mỗi người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ cần phải phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, rèn cho mình những thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ để đáp ứng nhiệm vụ đưa đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Câu 3. Trong bài này, tác giả cho rằng: “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”. Điều đó đúng không, vì sao?

- Quan điểm trên là đúng đắn.

- Nguyên nhân: Dù máy móc có tân tiến, hiện đại đến bao nhiêu thì vẫn là do con người phát minh ra, và không thể thay thế được trí tuệ của con người, đặc biệt trong nền kinh tế tri thức.

Câu 4. Tác giả đã nêu ra và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu nào trong tính cách, thói quen của người Việt Nam qua? Những điểm mạnh, điểm yếu ấy có quan hệ như thế nào với nhiệm vụ đưa đất nước đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời đại ngày nay?

Điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam và tác động tới nhiệm vụ đất nước:

- Thông minh nhạy bén với cái mới song thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành

- Cần cù sáng tạo nhưng thiếu tính tỉ mỉ không coi trọng quy trình.

- Đùm bọc, đoàn kết trong chiến đấu nhưng đố kị trong làm ăn và cuộc sống.

- Bản tính thích ứng nhanh dễ hội nhập nhưng có tính kỳ thị trong kinh doanh, khôn vặt.

=> Cần phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để đưa đất nước đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời đại ngày nay.

Câu 5. Em đã học và đọc nhiều tác phẩm văn học và những bài học lịch sử nói về các phẩm chất truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam. Những nhận xét của tác giả có gì giống và có điểm gì khác với những điều mà em đã đọc được trong cách sách vở nói trên? Thái độ của tác giả như thế nào khi nêu những nhận xét này?

- Điểm giống và khác:

  • Điểm giống: Phân tích, nhận xét những ưu điểm của người Việt như thông minh, cần cù, sáng tạo, nhạy bén với cái mới, đoàn kết trong chiến đấu...
  • Điểm khác: Phê phán những khuyết điểm, hạn chế như thiếu kĩ năng thực hành, đố kị, khôn vặt, thiếu cẩn trọng...

- Thái độ tác giả: khách quan, khoa học, chân thực đúng đắn.

Câu 6. Trong văn bản, tác giả sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ. Hãy tìm những thành ngữ, tục ngữ ấy và cho biết ý nghĩa, tác dụng của chúng.

  • Những thành ngữ, tục ngữ được sử dụng: Nước đến chân mới nhảy; Liệu cơm gắp mắm; Trâu buộc ghét trâu ăn; Bóc ngắn cắn dài
  • Tác dụng: Giúp cho bài viết trở nên sinh động, từ một vấn đề mang tính uyên bác trở nên gần gũi dễ hiểu.

Tổng kết:

  • Nội dung: Văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới giúp người đọc hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của người Việt Nam, từ đó rèn luyện cho mình thói quen và đức tính tốt.
  • Nghệ thuật: Lập luận thuyết phục, dẫn chứng chính xác...

IV. Luyện tập

Câu 1. Em hãy nêu những dẫn chứng trong thực tế xã hội và nhà trường để làm rõ một số điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam như nhận định của tác giả.

- Dẫn chứng trong thực tế xã hội và nhà trường để làm rõ một số điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam:

  • Có tinh thần đoàn kết trong một tập thể.
  • Cần cù, chịu khó tìm hiểu, học hỏi.
  • Tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm…

- Một số điểm yếu:

  • Thường có thói ghen tị, kiêu ngạo.
  • Học lí thuyết còn chưa đi đôi với thực hành.
  • Những thói quen xấu: nói dối, ham chơi…

Câu 2. Em nhận thấy ở bản thân mình có những điểm mạnh và điểm yếu nào trong những điều tác giả đã nêu và cả những điều tác giả chưa nói tới? Nêu phương hướng khắc phục những điểm yếu.

Gợi ý:

- Điểm mạnh: Chăm chỉ học tập, đoàn kết với bạn bè…

- Điểm yếu: Ngại giao tiếp…

=> Tích cực tham gia các hoạt động tập thể…

Soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Mẫu 2

1) Mở bài

Giới thiệu về tác giả Vũ Khoan, tác phẩm Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.

(2) Thân bài

- Sự chuẩn bị về con người là quan trọng nhất:

  • Từ cổ chí kim bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử;
  • Trong thời kỳ kinh tế tri thức phát triển thì vai trò của con người lại càng nổi trội.

- Bối cảnh thế giới hiện nay và những nhiệm vụ nặng nề của đất nước:

  • Bối cảnh hiện nay là một thế giới mà khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại, sự giao thoa, hội nhập ngày càng sâu rộng giữa các nền kinh tế;
  • Nước ta phải đồng thời giải quyết ba nhiệm vụ: thoát khỏi tình trạng nghìn năm lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức.

- Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam được nhận rõ khi bước vào nền kinh tế mới trong thế kỉ mới:

  • Thông minh nhạy bén với cái mới song thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành
  • Cần cù sáng tạo nhưng thiếu tính tỉ mỉ không coi trọng quy trình.
  • Đùm bọc, đoàn kết trong chiến đấu nhưng đố kị trong làm ăn và cuộc sống.
  • Bản tính thích ứng nhanh dễ hội nhập nhưng có tính kỳ thị trong kinh doanh, khôn vặt.

=> Cần phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để đưa đất nước đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời đại ngày nay.

(3) Kết bài

Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.

Liên kết tải về

doc Soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
pdf Soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới 1

Chủ đề liên quan

Học tập

Lớp 9

Soạn Văn 9

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK