So sánh ti thể và lục lạp là một trong những kiến thức trọng tâm được học trong chương trình môn Sinh học 10 và thường xuyên xuất hiện trong các bài kiểm tra, bài thi học kì.
Phân biệt ti thể và lục lạp mang đến toàn bộ kiến thức về khái niệm, cấu tạo của thi thể và lục lạp kèm 2 cách phân biệt. Qua tài liệu này các bạn có thêm nhiều tư liệu học tập, củng cố kiến thức để biết cách so sánh lục lạp và ti thể. Ngoài ra các bạn xem thêm một số tài liệu như: Phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép, so sánh phân giải hiếu khí và phân giải kị khí.
So sánh ti thể và lục lạp
1. Lục lạp là gì?
Lục lạp là bào quan lớn có màng bao bọc chỉ có ở tế bào nhân thực thực hiện quá trình quang hợp, chẳng hạn như tế bào thực vật và tảo lục. Như tên gọi của nó, lục lạp có chứa một sắc tố quang hợp được gọi là diệp lục. Do sự hiện diện của sắc tố này, lục lạp có thể tận dụng ánh sáng để tổng hợp ATP và đường. Như vậy, các sinh vật có lục lạp có thể tự sản xuất thức ăn.
2. Cấu tạo hình thái
Lục lạp cũng có cấu trúc màng hai lớp
Màng ngoài rất dễ thấm, màng trong rất ít thấm, giữa màng ngoài và màng trong có một khoang giữa màng. Màng trong bao bọc một vùng không có màu xanh lục được gọi là stroma tương tự như chất nền matrix của ty thể. Stroma chứa các enzyme, các ribosome, ARN và ADN.
Khác với ty thể màng trong của lục lạp không xếp lại thành crista và không chứa chuỗi chuyền điện tử. Ngược lại, hệ thống quang hợp hấp thu ánh sáng, chuỗi chuyền điện tử và ATP synthetase, tất cả đều được chứa trong màng thứ 3 tách biệt. Màng này hình thành một tập hợp các túi dẹt hình đĩa gọi là thylakoid (bản mỏng). Màng của thylakoid tạo nên một khoảng trong thylakoid (thylakoid interspace) tách biệt với stroma.
Các thylakoid có xu hướng xếp chồng lên nhau tạo thành phức hợp gọi là grana. Diệp lục tố (chlorophylle) nằm trên màng thylakoid nên grana có màu lục.
3. Ti thể là gì?
Ty thể trong y học được coi như những nhà máy điện của tế bào trong cơ thể. Chúng giúp biến đổi năng lượng chúng ta lấy trong thức ăn chuyển hoá thành nguồn năng lượng mà tế báo có thể sử dụng. Bên cạnh chức năng chính là sản xuất năng lượng, ty thể còn có nhiều vai trò quan trọng hơn nữa cho cơ thể.
Ty thể có trong hầu hết các tế bào của con người, đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự sống còn của mỗi chúng ta. Tạo ra phần lớn adenosine triphosphate (ATP) mang đến năng lượng cho các tế bào sống.
4. Cấu trúc của ti thể
Ty thể có kích thước rất nhỏ, thường là từ 0,75 – 3 micromet. Không thể nhìn thấy dưới kính hiển vi trừ khi chúng được nhuộm màu.
- Khác với các cơ quan tế bào khác, chúng gồm 2 màng gồm 1 lớp bên trong và bên ngoài với các chức năng khác nhau.
- Trong cấu trúc ty thể được chia thành các ngăn và khu vực khác nhau, mỗi khu vực đều thể hiện một vai trò riêng biệt. Trong đó:
- Màng ngoài: Các phần tử nhỏ có thể tự do đi qua màng ngoài, phần này bao gồm các protein được gọi là porins, tạo thành các kênh cho phép protein đi qua. Bên cạnh đó là một số enzyme với nhiều chức năng khác nhau.
- Không gian liên màng: Khu vực giữa màng trong và màng ngoài.
- Màng trong: Chứa các protein và có một số vai trò khác với màng ngoài. Bởi vì không có porin bên trong nên hầu hết các phần tử đều không thấm nước. Các phần tử chỉ có thể đi qua màng trong các vận chuyển đặc biệt. Đây là nơi tạo ra hầu hết ATP trong ty thể.
- Criate: Đây là nếp gấp của màng bên trong, giúp tăng diện tích của màng và không gian có sẵn cho các phản ứng xảy ra.
- Ma trận: Đây là không gian bên trong của màng trong, chứa hàng trăm enzyme, đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất ATP.
- Trong cơ thể người, mỗi tế bào khác nhau sẽ có số lượng ty thể khác nhau. Ví dụ trong cơ thể người trưởng thành các tế bào hồng cầu không chứa ty thể. Trong khi đó ở tế bào gan lại chứa đến hơn 2000 ty thể. Những tế bào nào có nhu cầu năng lượng cao thì sẽ càng có số lượng ty thể lớn. Theo nghiên cứu khoa học khoảng 40% tế bào chất trong tim được đưa lên bởi ty thể.
5. So sánh ti thể và lục lạp
Các sự khác biệt chính giữa ti thể và lục lạp là ti thể là bào quan tế bào có màng bao bọc tạo ra năng lượng trong tế bào nhân thực, còn lục lạp là một loại bào quan của tế bào nhân thực thực hiện quá trình quang hợp ở thực vật và tảo.
Giống nhau
- Đều là các bào quan có trong tế bào nhân thực.
- Đều có màng kép gồm 2 lớp màng (màng ngoài và màng trong).
- Ribôxôm 70S, ADN trần dạng vòng, nhân đôi độc lập với ADN NST.
- Đều có phức hệ ATP-sintetaza nên tổng hợp được ATP, có vai trò cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của tế bào.
- Đều có nguồn gốc từ tế bào nhân sơ.
Khác nhau:
- Ti thể: hình cầu hoặc sợi, không có sắc tố, màng trong ăn sâu tạo mào, có trong tế bào nhân thực, chất nền chứa các enzim hô hấp. Chức năng tham gia hô hấp nội bào, phân giải glucôzơ.
- Số lượng ti thể ở các loại tế bào là khác nhau
- Phụ thuộc vào cường độ hoạt động của tế bào.
- Lục lạp: Hình bầu dục, có sắc tố, màng trong trơn nhẵn, chỉ có ở tế bào thực vật. Chất nền chứa khối cơ chất không màu, chứa enzim xúc tác cho pha tối của quang hợp. Chức năng Tham gia vào quá trình quang hợp, tổng hợp glucôzơ.
+ Số lượng lục lạp trong mỗi tế bào không giống nhau. Phụ thuộc vào điều kiện chiếu sáng của môi trường sống và loài.
6. Phân biệt ti thể và lục lạp
Giống nhau
- Đều là các bào quan có trong tế bào nhân thực .
- Đều có màng kép gồm 2 lớp màng (màng ngoài và màng trong).
- Ribôxôm 70S, ADN trần dạng vòng, nhân đôi độc lập với ADN NST.
- Đều có phức hệ ATP-sintetaza nên tổng hợp được ATP, có vai trò cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của tế bào.
- Đều có nguồn gốc từ tế bào nhân sơ.
- Khác nhau:
Đặc điểm so sánh | Tỉ thể | Lục lạp |
Hỉnh dạng | Hình cầu hoặc sợi | Hình bầu dục |
Sắc tố | Không có | Có |
Màng trong | Ăn sâu tạo mào | Trơn nhẵn |
Có trong | Tế bào nhân thực | Chỉ có ở tế bào thực vật |
Chất nền | Chứa các enzim hô hấp | Khối cơ chất không màu, chứa enzim xúc tác cho pha tối của quang hợp. |
Chức năng | Tham gia hô hấp nội bào, phân giải glucôzơ. | Tham gia vào quá trình quang hợp, tổng hợp glucôzơ. |
Số lượng | Số lượng ti thể ở các loại tế bào là khác nhau Phụ thuộc vào cường độ hoạt động của tế bào. | Số lượng lục lạp trong mỗi tế bào không giống nhau. Phụ thuộc vào điều kiện chiếu sáng của môi trường sống và loài. |