Giải Giáo dục công dân 6 Bài 3: Siêng năng, kiên trì giúp các em học sinh lớp 6 nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Giáo dục công dân 6 sách Chân trời sáng tạo trang 12, 13, 14, 15.
Qua đó, các em sẽ hiểu được khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa, đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác trong học tập và lao động. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án GDCD 6 Bài 3 CTST theo sách mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Giáo dục công dân lớp 6 bài 3: Siêng năng, kiên trì
I. Khởi động GDCD lớp 6 trang 12
❓Chơi trò chơi Ai nhanh hơn
Cách chơi: Ai tìm được nhiều câu ca dao tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì trong một thời gian nhất định là người thắng cuộc.
Gợi ý:
Cần cù bù thông minh.
Có cứng mới đứng được đầu gió.
Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững.
Có công mài sắt, có ngày nên kim
II. Khám phá GDCD lớp 6 trang 12, 13, 14
❓ Em hãy đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi (đọc tại SGK GDCD trang 12)
1. Vì sao Cừ được trao giấy khen?
2. Từ câu chuyện của Cừ, em rút được bài học gì cho bản thân?
Gợi ý trả lời
1. Cừ được trao giấy khen vì Cừ có tinh thần kiên trì, nỗ lực cố gắng vượt qua hoàn cảnh.
2. Từ câu chuyện của Cừ, em rút được bài học cho bản thân: cố gắng, nỗ lực hết mình dù ở bất kì hoàn cảnh khó khăn nào.
❓Hãy nêu suy nghĩ của em về các câu danh ngôn sau:
- Trên đường thành công không có dấu chân của người lười biếng (Lỗ Tấn).
- Nghị lực và kiên trì sẽ chiến thắng tất cả (Benjamin Franklin)
Dựa vào 2 câu danh ngôn trên, em hãy tự đánh giá về sự siêng năng, kiên trì của bản thân em đạt và chưa đạt như thế nào?
Gợi ý trả lời
- Trên đường thành công không có dấu chân của người lười biếng (Lỗ Tấn). => Câu nói của Lỗ Tấn khẳng định rằng muốn có được thành công, mỗi người đều phải cần cù, chăm chỉ; những người lười biếng thì không bao giờ hái được thành công. Của cải vật chất trong xã hội đều do con người tạo ra.
- Nghị lực và kiên trì sẽ chiến thắng tất cả (Benjamin Franklin) => Một khi bạn có nghị lực, bạn sẽ có sức mạnh để chinh phục mọi trở ngại khó ...
• Dựa vào 2 câu danh ngôn trên, em hãy tự đánh giá về sự siêng năng, kiên trì của bản thân em đạt. Vì em luôn cố gắng hoàn thành bài cô giáo giao về nhà và coi bài trước khi đến lớp; gặp bài toán khó em luôn cố gắng tìm được cách giải cho mình…
❓ Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây để xác định biểu hiện của siêng năng, kiên trì và chưa siêng năng, kiên trì.
Ngoài những biểu hiện trên, hãy kể thêm những biểu hiện khác của siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và sinh hoạt hằng ngày mà em biết. Theo em, siêng năng kiên trì sẽ mang lại ý nghĩa gì?
Gợi ý trả lời
- Biểu hiện của siêng năng, kiên trì: 1
- Chưa siêng năng, kiên trì: 2, 3, 5, 6
Siêng năng, kiên trì mang lại ý nghĩa:
- Con người muốn tồn tại, phải siêng năng, kiên trì lao động để làm ra của cải, xây dựng
cuộc sống ấm no, hạnh phúc. - Nếu không chịu khó, kiên trì trong lao động thì sẽ đói nghèo, trở thành kẻ ăn bám gia
đình và xã hội. - Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công trong công việc, học tập và cuộc sống.
III. Luyện tập GDCD lớp 6 trang 14, 15
Đọc các tình huống và thực hiện yêu cầu:
Tình huống 1
Hôm nay trời mưa to, em lưỡng lự không biết có nên đi học võ hay không?
Em chọn cách ứng xử nào? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
Em sẽ chọn đi học vì dù trời mưa nhưng trường dạy thì chúng ta vẫn phải cố gắng đến lớp không nên lười biếng.
Tình huống 2
Em chọn cách ứng xử nào? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
Em sẽ làm bài tập tiếp khi nào xong rồi đi ngủ. Vì khi chưa xong đi ngủ hôm sau lên lớp sẽ không có bài để cô kiểm tra và đó cũng là một hành động lười biếng trong học tập
Tình huống 3
Nếu em là Hùng em sẽ nói gì với Tuấn? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
Nếu em là hùng em sẽ nói tuấn khi nào mình dọn dẹp nhà cửa phụ bố mẹ xong sẽ đi đá bóng cùng. Vì đi học cả tuần chỉ có chủ nhật mới được nghỉ nên sẽ tranh thủ chút thời gian rảnh để phụ bố mẹ.
Tình huống 4
Em có đồng ý với ý kiến của Mai không? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
Em không đồng ý với ý kiến của Mai. Vì dù bài tập khó những chúng ta cũng phải cố gắng nỗ lực tìm cách giải để nâng cao thêm kiến thức chứ không được chép như vậy.
Tình huống 5
Em sẽ đưa ra lời khuyên với Hoàng như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Em sẽ nói với Hoàng mặc dù có nhiều người chạy nhanh nhưng nếu chúng ta không nỗ lực, không cố gắng tham gia thì làm sao biết được năng lực bản thân ta ở đâu.
Liên hệ bản thân
• Hãy liệt kê những việc làm hằng ngày. Em thấy mình đã siêng năng chưa? Vì sao?
• Em đã từng nỗ lực hết sức vượt qua khó khăn để kiên trì hoàn thành một công việc hay chưa? Nếu có hãy chia sẻ về điều đó?
Gợi ý trả lời:
- Những việc làm hằng ngày: dậy sớm, quét nhà phụ mẹ, nấu cơm, tự giặt quần áo, học bài, phụ ông bà tưới cây…. Em thấy mình đã siêng năng. Vì em thường xuyên giúp bố mẹ và cố gắng làm những bài tập khó mà cô giáo giao về nhà.
- Em đã từng nỗ lực hết sức vượt qua khó khăn để kiên trì hoàn thành một công việc. Chẳng hạn trong học tập khi gặp một bài tập khó em sẽ cố gắng tìm cách giải, nếu không được em sẽ hỏi thầy cô hướng dẫn…
IV. Vận dụng GDCD lớp 6 trang 15
Câu 1
Thiết kế khẩu hiệu:
- Em hãy thiết kế một khẩu hiệu về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác của em và bạn bè.
- Em hãy ghi nhớ khẩu hiệu này và thực hành nó trong tình huống hay hoàn cảnh khác nhau mà bản thân gặp phải.
Gợi ý trả lời:
Một khẩu hiệu về siêng năng kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác của em và bạn bè:
“Cố gắng 1% mỗi ngày”
Nghĩa là: Nếu chúng ta nỗ lực cố gắng 1% mỗi ngày, sau một quá trình dài ta sẽ thấy bản thân mình tiến bộ hơn rất nhiều.
Em hãy ghi nhớ khẩu hiệu này và thực hành nó trong tình huống hay hoàn cảnh khác nhau mà bản thân gặp phải. (HS tự liên hệ bản thân)
Câu 2
Thực hiện một trong các gợi ý sau:
- Em hãy tìm câu chuyện về sự siêng năng, kiên trì của một bạn cùng tuổi mà em biết. Sau đó, chia sẻ với bạn thân hoặc viết đăng trên báo tường của lớp.
- Em hãy trồng một hạt giống bất kì, chăm sóc và theo dõi sự trưởng thành của cây. Sau đó, chia sẻ niềm vui với người thân, bạn bè. Từ đó, tiếp tục thử nghiệm gieo trồng nhiều hạt giống hơn dựa trên điều kiện của gia đình, lớp học.
Gợi ý trả lời:
Em hãy tìm câu chuyện về sự siêng năng, kiên trì của một bạn cùng tuổi mà em biết. Sau đó, chia sẻ với bạn thân hoặc viết đăng trên báo tường của lớp. (HS tự liên hệ bản thân)
Mẫu 1:
Bạn Lan là bạn học cùng lớp lại ở gần nhà em. Gia đình Lan khó khăn hơn gia đình em nhiều. Bố bạn mất từ sớm, mẹ bạn ốm yếu lại nuôi thêm hai em nhỏ nên cuộc sống của Lan rất vất vả. Sau mỗi buổi học, Lan thường phụ mẹ đi bán hàng, làm việc gia đình giúp đỡ mẹ. Tối đến, sau khi dọn hàng, khuya muộn nhưng Lan vẫn cố gắng học bài và làm bài đầy đủ để mai đi học. Mặc dù vậy nhưng Lan vẫn luôn học tốt và luôn đứng đầu lớp. Lan thật xứng đáng cho các bạn khác noi theo.
Mẫu 2:
“Chiếc rìu của người tiều phu”
Trên núi có một tiều phu đốn củi kiếm sống, phải khó khăn lắm anh mới dựng được ngôi nhà gỗ nhỏ để có thể che gió che mưa.
Một ngày, anh mang củi đã đốn được đi vào trong thành đổi lấy hàng hóa, mãi tới xế chiều mới về đến nhà, thì phát hiện nhà của mình đang bị cháy.
Hàng xóm đều chạy đến giúp anh ta dập lửa, nhưng vì trời đã chạng vạng tối mà gió lại thổi rất mạnh, nên không thể dập cháy được. Mọi người đều hết cách, chỉ biết đứng một bên nhìn ngọn lửa thiêu đốt căn nhà gỗ.
Khi lửa đã tắt, anh tiều phu tay cầm một cây gậy, đi vào căn nhà đã cháy rụi không ngừng lục bới tìm kiếm.
Người đứng ngoài xem đều cho rằng anh ta đang tìm bảo vật gì đó, nên đều rất tò mò đứng quan sát.
Sau nửa ngày, tiều phu cuối cùng cũng hưng phấn hô lên: “Tôi tìm thấy rồi, tôi tìm thấy rồi!”.
Những người hàng xóm nghe thấy thế đều nhao nhao nhìn về trước xem rốt cuộc đó là cái gì, nhưng chỉ thấy tay anh ta đang cầm cái rìu sắt. Tiều phu tràn đầy tự tin nói: “Chỉ cần có cái rìu này, tôi có thể làm một ngôi nhà mới kiên cố vững chắc hơn”.
Bài học rút ra ở câu truyện là:
Người thành công không phải là người chưa từng bị đánh bại, mà là sau khi bị đánh bại, vẫn kiên cường, tích cực rảo bước tiến lên phía trước.