Giải Hóa 10 Bài 8: Quy tắc Octet sách Chân trời sáng tạo là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, nhanh chóng trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa trang 52→ 54 thuộc chương 3: Liên kết hóa học.
Hóa 10 bài 8 Quy tắc Octet được biên soạn khoa học, chi tiết giúp các em rèn kỹ năng giải Hóa, so sánh đáp án vô cùng thuận tiện từ đó sẽ học tốt môn Hóa học 10. Đồng thời đây cũng là tài liệu giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án. Vậy sau đây là giải Hóa 10 bài 8 trang 52 sách Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Bài 1
Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm argon khi tham gia hình thành liên kết hóa học?
A. Fluorine | B. Oxygen | C. Hydrogen | D. Chlorine |
Gợi ý đáp án
Đáp án D
Fluorine (Z = 9): 1s22s22p5
⇒ Có 7 electron lớp ngoài cùng. Có xu hướng nhận 1 electron thành F- có cấu hình: 1s22s22p6 giống với cấu hình khí hiếm Ne.
Oxygen (Z = 8): 1s22s22p4 ⇒ Có 6 electron lớp ngoài cùng ⇒ Có xu hướng nhận 2 electron thành O2- có cấu hình: 1s22s22p6 giống với cấu hình khí hiếm Ne.
Hydrogen (Z = 1): 1s1⇒ Có xu hướng góp chung 1 electron để tạo thành 1 cặp electron dùng chung đạt cấu hình: 1s2 giống với cấu hình khí hiếm He.
Chlorine (Z = 17): 1s22s22p63s23p5⇒ Có xu hướng nhận 1 electron thành Cl- có cấu hình: 1s22s22p63s23p6 giống với cấu hình khí hiếm Ar.
Vậy nguyên tử của nguyên tố chlorine có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm argon
Bài 2
Để đạt quy tắc octet, nguyên tử của nguyên tố potassium (Z = 19) phải nhường đi
A. 2 electron | B. 3 electron | C. 1 electron | D. 4 electron |
Gợi ý đáp án
Đáp án C
Nguyên tử potassium có Z = 19
⇒ Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s1
⇒ Có 1 electron lớp ngoài cùng ⇒ Có xu hướng nhường 1 electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm Ar: 1s22s22p63s23p6
Bài 3
Vận dụng quy tắc octet, trình bày sơ đồ mô tả sự hình thành phân tử potassium
Gợi ý đáp án
Nguyên tử K (Z = 19): 1s22s22p63s23p64s1 ⇒ Có 1 electron lớp ngoài cùng ⇒ Có xu hướng nhường 1 electron này để đạt cấu hình electron giống khí hiếm.
Phần tử thu được mang điện tích dương, gọi là ion potassium, kí hiệu K+
Nguyên tử Cl (Z = 17): 1s22s22p63s23p5 ⇒ Có 7 electron lớp ngoài cùng ⇒ Có xu hướng nhận 1 electron từ nguyên tử K để đạt cấu hình electron giống khí hiếm.
Phần tử thu được mang điện tích âm, gọi là ion chlorine, kí hiệu, Cl-
Hai ion trái dấu hút nhau tạo thành phân tử potassium chloride (KCl)
Sơ đồ mô tả:
Bài 4
Giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử H2O bằng cách áp dụng quy tắc
Gợi ý đáp án
Nguyên tử O (Z = 8): 1s22s22p4 ⇒ Có 6 electron lớp ngoài cùng ⇒ Có xu hướng nhận 2 electron để đạt được cấu hình electron giống khí hiếm.
Nguyên tử H (Z = 1): 1s1 ⇒ Có xu hướng nhận 1 electron để đạt được cấu hình electron giống khí hiếm.
⇒ Mỗi nguyên tử H sẽ góp chung 1 electron với nguyên tử O (góp chung 2 electron) tạo thành 2 cặp electron dùng chung