Giải KHTN Lớp 6 Bài 26: Lực và tác dụng của lực sách Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 6 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập phần mở đầu, hình thành kiến thức và phần luyện tập được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Lực và tác dụng của lực giúp các em biết cách tìm hiểu về lực, cách đo lực và biểu diễn lực. Giải Khoa học tự nhiên 6 bài 26 sách Cánh diều được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn KHTN Lớp 6 Bài 26: Lực và tác dụng của lực, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Giải KHTN 6 bài 26: Lực và tác dụng của lực
Lý thuyết Lực và tác dụng của lực
I. Tìm hiểu về lực
- Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, chúng ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia.
- Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác được gọi là lực.
- Chúng ta không nhìn thấy lực nhưng có thể nhìn thấy và cảm nhận được kết quả tác dụng của lực:
- Lực làm vật đang đứng yên thì chuyển động
- Lực làm vật đang chuyển động thì dừng lại
- Lực làm thay đổi hướng chuyển động của vật
- Lực làm vật biến dạng
=> Lực tác dụng lên một vật có thể làm thay đổi tốc độ, hướng chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng.
II. Đo lực
- Độ mạnh, yếu của lực được gọi là độ lớn của lực.
- Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực.
- Đơn vị đo lực là niutơn, kí hiệu là N.
- Khi đo lực bằng lực kế, cần:
- Ước lượng lực mạnh hay yếu để chọn lực kế phù hợp.
- Điều chỉnh cho cái chỉ thị của lực kế chỉ đúng số 0
- Cho lực cần đo tác dụng vào lò xo lực kế. Treo hoặc giữ cố định phần thân của lực kế sao cho lực kế dọc theo phương của lực cần đo.
- Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với chỗ đánh dấu ở cái chỉ thị.
I. Tìm hiểu về lực
❓ Hãy tìm một số ví dụ về sự đẩy và sự kéo trong thực tế
Trả lời
Một số ví dụ về sự đẩy và sự kéo trong thực tế: Đá bóng, đánh cầu lông, kéo xe, đẩy xe lên dốc, kéo co,…
❓ Hãy nêu ví dụ về lực tác dụng lên vật:
- Làm thay đổi tốc độ của vật
- Làm thay đổi hướng di chuyển của vật
- Làm vật biến dạng
- Làm thay đổi tốc độ của vật và làm vật biến dạng
Trả lời
Ví dụ về lực tác dụng lên vật:
- Làm thay đổi tốc độ của vật: chiếc xe đang chạy, tăng ga xe sẽ chạy nhanh hơn
- Làm thay đổi hướng di chuyển của vật: vợt đỡ quả bóng tennis làm thay đổi hướng di chuyển của quả bóng
- Làm vật biến dạng: Tay nên hai đầu của lò xo làm lò xo biến dạng, ném quả bóng cao su vào tường làm quả bóng biến dạng…
- Làm thay đổi tốc độ của vật và làm vật biến dạng: dùng vợt đánh quả bóng tennis khi đó sẽ làm biến dạng và biến đổi chuyển động
II. Đo lực
❓ Lực kế lò xo ở hình 26.6 có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất là bao nhiêu?
Trả lời
Lực kế lò xo ở hình 26.6 có giới hạn đo là 5 N và độ chia nhỏ nhất là 0,1 N
❓ Quan sát hình 26.6, thảo luận về cấu tạo của lực kế lò xo
Trả lời
Cấu tạo của lực kế lò xo: Lực kế lò xo có một đầu gắn vào thân lực kế, đầu kia gắn với cái chỉ thị. Đầu còn lại của cái chỉ thị có móc treo. Trên thân lực kế có vạch chia độ.
❓ Em hãy lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đo được lực kéo một vật theo phương thức nằm ngang bằng lực kế lò xo.
Kế hoạch đo thực hiện một vật theo phương nằm ngang bằng lực kế lò xo:
- Bước 1: Ước lượng lực mạnh hay yếu để chọn lực kế phù hợp
- Bước 2: Điều chỉnh cho cái chỉ thị của lực kế chỉ đúng số 0
- Bước 3: Cho lực cần đo tác dụng vào lò xo lực kế. Treo hoặc giữ cố định phần thân của lực kế sao cho lực kế dọc theo phương nằm ngang
- Bước 4: Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với chỗ đánh dấu ở cái chỉ thị.
III. Biểu diễn lực
❓ Hãy biểu diễn các lực sau trên hình vẽ:
a. Một người đẩy cái hộp với lực 1 N và một người đẩy cái hộp với lực 2 N
b. Một xe đầu kéo đang kéo một thùng hàng với lực 500 N
Trả lời
a. Biểu diễn lực: Một người đẩy cái hộp cái hộp với lực 1 N và một người đẩy cái hộp với lực 2 N
b. Một xe đầu kéo đang kéo một thùng hàng với lực 500 N