Giải KHTN 6 Bài 27 Cánh diều giúp các bạn học sinh lớp 6 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi nội dung bài học Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc thuộc chủ đề 9 Lực.
Soạn KHTN 6 Cánh diều Bài 27 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình SGK. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 6 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn. Vậy sau đây là Soạn Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Bài 27 Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc mời các bạn theo dõi nhé.
KHTN Lớp 6 Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc
Lý thuyết Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc
I. Lực tiếp xúc
- Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng lực. Hay những lực xuất hiện giữa hai vật khi chúng tiếp xúc nhau được gọi là lực tiếp xúc.
- Ví dụ:
+ Tay người tiếp xúc với quả bóng và tác dụng vào nó một lực làm nó bị biến dạng. Lực xuất hiện ở đây gọi là lực tiếp xúc.
+ Lực của tay để mở cửa, lực chân cầu thủ đá vào quả bóng, lực đẩy xe lên dốc, …
II. Lực không tiếp xúc
- Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.
- Ví dụ:
- Lực mà nam châm hút viên bi sắt,…
- Khi đưa cực bắc của nam châm này lại gần cực nam của nam châm khác, chúng ta sẽ cảm nhận có lực hút tác dụng lên hai tay mình, mặc dù hai nam châm không chạm vào nhau.
III. So sánh lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc
Trả lời:
Lực tiếp xúc | Lực không tiếp xúc | |
Giống nhau | Đều tác dụng lực lên một vật. | |
Khác nhau | - Xuất hiện giữa hai vật khi chúng tiếp xúc với nhau. - Các lực tiếp xúc: lực ma sát, lực kéo, lực đẩy, lực cản của không khí, lực cản của nước, … | - Xuất hiện khi vật gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực. - Các lực không tiếp xúc: lực hấp dẫn, trọng lực, lực từ, … |
Phần mở đầu
❓ Treo một vật nhỏ băng sắt vào giá đỡ như hình 27.1a.
a) Dùng tay kéo nhẹ vật để dây treo lệch khỏi phương thắng đứng như hình 27. lb. Buông tay cho vật trở lại đứng vên như cũ.
b) Đưa từ từ một thanh nam châm lại gần vật sao cho dây treo lệch khỏi phương thẳng đứng như hình 27.1c.
Đề làm cho dây treo vật lệch khỏi phương thẳng đứng có nhất thiết phải chạm thanh nam châm vào vật không?
Trả lời:
Đề làm cho dây treo vật lệch khỏi phương thẳng đứng không nhất thiết phải chạm thanh nam châm vào vật. Vì nam châm khi đặt gần vật bằng sắt sẽ tạo ra lực hút
I. Lực tiếp xúc
❓ Hãy lấy ví dụ khác nhau về lực tiếp xúc mà em biết.
Trả lời:
Ví dụ về lực tiếp xúc:
- Người thợ rèn dùng búa đập vào thanh sắt nung
- Cầu thủ đá bóng, cầu thủ đẩy quả bóng lên rổ
- Chạm tay vào gối bông, người ngồi lên ghế sofa
- Cần kéo kéo hàng
- Đẩy xe lên dốc
- Kéo co
- Lực khi tay bưng bê đồ vật, lực khi chân đá vào quả bóng
- Tay bật công tắc điện
II. Lực không tiếp xúc
❓ Hãy lấy ví dụ về lực không tiếp xúc mà em biết.
Ví dụ về lực không tiếp xúc:
- Gió từ quạt điện khiến tờ giấy bay
- Lực hấp dẫn của Trái Đất (đinh luật vạn vật hấp dẫn: Trong vũ trụ mọi vật đều hút nhau với một lực gọi là lực hấp dẫn. Lực hấp dẫn là lực tác dụng từ xa qua khoảng không gian giữa các vật)
- Nam châm để gần thanh sắt
- Lực nam châm hút các vật sắt, lực trái đất hút quả bị rụng
- Lực hút giữa Mặt Trăng và Trái Đất, giúp Mặt Trăng luôn quay quanh Trái Đất.
Vận dụng trang 141 KHTN lớp 6
Có hai thanh nam châm. Mỗi thanh có cực bắc được đánh dấu là N, cực nam được đánh dấu là S. Em hãy dùng hai thanh nam châm này để chứng tỏ rằng các cực cùng tên của chúng đẩy nhau, các cực khác tên hút nhau.
Gợi ý đáp án
Gợi ý 1
Học sinh làm thí nghiệm và nhận thấy:
- Khi đặt hai cực của cùng tên của hai thanh nam châm lại gần nhau thì chúng đẩy nhau.
- Khi đặt hai cực của khác tên của hai thanh nam châm lại gần nhau thì chúng hút nhau.
Gợi ý 2
+ Khi đưa hai thanh nam châm có cùng cực lại gần nhau thì ta thấy rằng hai nam châm sẽ đẩy nhau
+ Khi đưa hai thanh nam châm khác cực lại gần nhau thì ta thấy rằng hai thanh nam châm sẽ hút nhau