TOP 3 Dàn ý Thuật lại một sự việc trong lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của trường em chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng, giúp các em học sinh lớp 4 nhanh chóng lập dàn ý cho bài văn thuật lại một sự việc thật hay.
Sau khi lập xong dàn ý, các em sẽ nắm được toàn bộ nội dung, triển khai thành bài văn hoàn chỉnh dễ dàng hơn. Mời các em cùng tham khảo bài viết dưới đây để chuẩn bị tốt cho tiết Luyện tập lập dàn ý cho bài văn thuật lại một sự việc - Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 85.
Dàn ý Thuật lại một sự việc trong lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 - Mẫu 1
Dàn ý Thuật lại một sự việc trong lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 ngắn gọn
a. Mở bài: Giới thiệu sự kiện (không gian, thời gian, mục đích tổ chức sự kiện)
b. Thân bài: Tóm tắt diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian
- Những nhân vật tham gia sự kiện
- Các hoạt động chính trong sự kiện, đặc điểm, diễn biến của từng hoạt động
- Hoạt động để lại ấn tượng sâu sắc nhất
c. Kết bài: Nêu ý nghĩa của sự kiện và cảm nghĩ của người viết
Dàn ý Thuật lại một sự việc trong lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 - Mẫu 1
1. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về ngày Nhà giáo Việt Nam
Gợi ý: Ngày Nhà giáo Việt Nam - 20 tháng 11 là một dịp lễ lớn thầy cô giáo. Và em vẫn còn nhớ mãi về buổi lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên dưới mái trường Trung học cơ sở.
2. Thân bài:
a. Trước buổi lễ
- Thời gian, địa điểm: Buổi lễ mít tinh thường được tổ chức vào buổi sáng tại khu vực sân trường.
- Em thức dậy thật sớm, ăn mặc gọn gàng và đến trường dự lễ mít tinh kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Khung cảnh ngôi trường:
- Sân trường rất sạch sẽ.
- Những hàng ghế được xếp ngay ngắn.
- Ở phía trên khu vực sân khấu treo một tấm băng rôn màu xanh có dòng chữ: “LỄ KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 - 11”.
- Thầy, cô giáo ăn mặc trang trọng, lịch sự:
- Các thầy mặc quần âu, áo sơ mi.
- Còn các cô giáo thì mặc áo dài.
b. Trong buổi lễ
Mở đầu là những tiết mục văn nghệ như “Bụi phấn”, “Người thầy”...
- Sự việc gây cho em nhiều ấn tượng nhất: Trong buổi biểu diễn văn nghệ có rất nhiều tiết mục đặc sắc, trong đó em thích nhất là tiết mục Thầy bói xem voi. Tiết mục minh họa lại truyện ngụ ngôn "Thầy bói xem voi" do các bạn học sinh lớp 3A biểu diễn. Cả sân trường được một phen cười no bụng.
- Lễ chào cờ diễn ra trang nghiêm.
- Thầy hiệu trưởng đã gửi lời tri ân đến các thầy cô giáo.
- Đại diện cho học sinh toàn trường phát biểu lời tri ân.
c. Kết thúc buổi lễ
- Buổi lễ kết thúc trong niềm hân hoan, phấn khởi của thầy và trò.
- Nhiều học sinh cũ về thăm lại thầy cô - những người có công ơn dạy dỗ họ nên người.
- Sau buổi lễ, chúng em đã đến gặp và gửi tặng thầy cô những bó hoa tươi thắm.
3. Kết bài: Khẳng định giá trị của ngày Nhà giáo Việt Nam (20 tháng 11).
Gợi ý: Một ngày lễ thật ý nghĩa để tôn vinh thầy cô - những người lái đò thầm lặng đã đưa biết bao chuyến đò đến bờ của thành công.
Dàn ý Thuật lại một sự việc trong lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 - Mẫu 2
a) Mở bài:
- Giới thiệu lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam của trường em
- Giới thiệu sự việc khiến em ấn tượng nhất hoặc sự việc có ý nghĩa nhất trong lễ kỉ niệm
b) Thân bài: Kể lại diễn biến sự việc mà em đã giới thiệu ở mở bài:
- Miêu tả chung về sự việc đó:
- Sự việc đó diễn ra vào thời gian nào? (thứ tự của sự việc trong toàn bộ lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam)
- Địa điểm diễn ra sự việc đó?
- Những người có tham gia vào sự việc đó?
- Kể lại diễn biến sự việc:
- Sự việc đó diễn ra gồm những hoạt động nào? (theo trình tự thời gian)
- Từng hoạt động đó diễn ra như thế nào? Chúng có liên kết với nhau không? Cảm xúc của những người khác trong buổi lễ kỉ niệm như thế nào?
- Sự việc đó kết thúc như thế nào? Có thành công như mong đợi không?
- Điều gì xảy ra sau khi sự việc đó kết thúc? (những hoạt động khác của buổi lễ kỉ niệm)
c) Kết bài:
- Ý nghĩa của sự việc em vừa kể đối với mọi người đến tham gia buổi lễ kỉ niệm, và với toàn bộ lễ kỉ niệm đó?
- Suy nghĩ của em về sự kiện mà mình vừa kể lại