Dẫn chứng về sống chậm lại nghĩ khác đi yêu thương nhiều hơn là tài liệu vô cùng hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến các bạn cùng tham khảo. Việc đưa dẫn chứng về lối sống chậm giúp bài viết thêm thuyết phục, hấp dẫn, không bị mơ hồ, lý thuyết suông và ghi điểm trọn vẹn trong phần làm văn nghị luận về Sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn.
Sống chậm là lối sống tập trung vào chất lượng thay vì số lượng thông qua việc tiếp cận một cách chậm rãi, có ý thức trong mọi hoạt động của đời ống thường ngày. Sống chậm tác động đến đời sống tinh thần, sức khỏe, mối quan hệ và hiệu quả công việc. Vậy dưới đây là TOP 3 dẫn chứng về sống chậm hay nhất mời các bạn theo dõi.
TOP 3 Dẫn chứng sống chậm hay nhất
Dẫn chứng 1
Trong lúc đại dịch Covid-19 đang hoành hành, lúc này nhiều người chỉ cầu mong bản thân, gia đình được an toàn, toàn xã hội mau chóng chiến thắng bệnh dịch. Quy định và khuyến cáo về “xã hội cách ly” đề nghị mỗi người nên ở trong ngôi nhà của mình, hạn chế ra ngoài để bảo đảm an toàn cho cộng đồng và xã hội. Mà ở nhà thì làm sao lao vun vút? Làm sao sống nhanh, sống gấp? Ở nhà có nghĩa là phải sống chậm, ăn chậm và nghiền ngẫm. Buồn tay buồn chân sẽ tìm việc để làm. Người thì chăm cây cảnh, người đọc sách, người vẽ tranh hoặc thêu tranh chữ thập… Nghĩa là người ta phải quay lại làm những việc mà trước đây trong guồng quay gấp gáp không có thời gian để làm. Giờ chăm chỉ làm để tiêu bớt thời gian. Càng làm càng thấy mình được thư thái, thấy sức khỏe quan trọng hơn nhiều thứ khác.
Dẫn chứng 2
“Chầm chậm mà sống” vốn là cuốn sách tâm huyết đầu tay của tác giả Nam Phương - huấn luyện viên sức khỏe từng được đào tạo từ Học viện Dinh dưỡng Tích hợp (Mỹ), tu viện Yoga Parmath Niketan (Ấn Độ) và Viện quốc gia về Ứng dụng lâm sàng của Y học hành vi (Mỹ).
Dẫn chứng 3
Chúng ta nên dành thời gian chơi với đứa em nhỏ trong nhà, dành thời gian hỏi thăm những người bạn đã lâu không gặp, hay giành thời gian để tham gia tình nguyện giúp những người có hoàn cảnh khó khăn. Hay chỉ đơn giản là đóng góp những gì mình không còn dùng nữa cho trẻ em nghèo ở vùng cao hay đồng bào vùng lũ.