Kế hoạch bài dạy Tự nhiên và xã hội 1 sách Kết nối tri thức (Cả năm)

Giáo án Tự nhiên và xã hội 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm)

Kế hoạch bài dạy môn TNXH lớp 1

Giáo án Tự nhiên và xã hội 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn TNXH 1 KNTT của mình.

Giáo án Tự nhiên xã hội 1 Kết nối tri thức cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 1. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Tự nhiên và xã hội 1 Kết nối tri thức:

Giáo án Tự nhiên và xã hội 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Chủ đề 1: GIA ĐÌNH

Bài 1: Kể về gia đình (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS sẽ:

  • Giới thiệu được bản thân và các thành viên trong gia đình.
  • Nêu được một số công việc mà các thành viên thường làm và các hoạt động vui chơi của các thành viên trong gia đình Hoa.
  • Tự giác tham gia công việc nhà phù hợp
  • Yêu quý, trân trọng, thể hiện được tình cảm và cách ứng xử phù hợp với các thành viên trong gia đình.

II. CHUẨN BỊ

- GV:

  • Hình trong SGK phóng to (nếu )
  • ranh ảnh các thành viên cùng chia sẻ công việc nhà ở một số gia đình, bài hát về gia đình.

- HS: Một số tranh, ảnh về gia đình mình (nếu có)

III. Các hoạt động dạy- học

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh
Tiết 1

1. 1. Mở đầu: Khởi động

- GV tổ chức cho HS chọn và hát một bài hát về gia đình (Cả nhà thương nhau (Sáng tác: Phan Văn Minh), sau đó dẫn dắt vào bài mới.

2. 2. Hoạt động khám phá

a. a. Hoạt động 1

- - GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK (hoặc hình phóng to)

-GV đặt câu hỏi để HS nhận biết và kể về những thành viên trong gia đình Hoa.

-Kết luận: Gia đình Hoa có ông, bà, bố, mẹ, Hoa và em trai. Mọi người đang quây quần, vui vẻ nghe Hoa kể những hoạt động ở trường.

Yêu cầu cần đạt: HS nhận biết và giới thiệu được các thành viên trong gia đình Hoa.

b. b. Hoạt động 2

GV đưa ra câu hỏi gợi ý:

-Ông bà, bố mẹ Hoa thường làm gì vào lúc nghỉ ngơi?

-Mọi người trong gia đình Hoa có vui vẻ không? ...)

Yêu cầu cần đạt: HS nhận biết được việc làm của các thành viên trong gia đình Hoa lúc nghỉ ngơi.

3. Hoạt động thực hành

- GV hướng dẫn từng cặp đôi hoặc nhóm HS kể cho nhau nghe về gia đình mình

+Gia đình em có những thành viên nào?

+Mọi người trong gia đình em thường làm gì vào thời gian nghỉ ngơi? …).

- GV gọi 1-2 HS lên kể trước lớp, khuyến khích những học sinh có ảnh gia đình.

-Từ đó rút ra kết luận: Ai sinh ra cũng có một gia đình. Ông bà, bố mẹ và anh chị em là những người thân yêu nhất. Mọi người trong gia đình phải thương yêu, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.

Yêu cầu cần đạt: HS giới thiệu được bản thân cũng như các thành viên trong gia đình mình.

4. Đánh giá

GV đánh giá về thái độ: HS yêu quý những người thân trong gia đình.

5. Hướng dẫn về nhà

HS chuẩn bị tranh, ảnh về những hoạt động của các thành viên trong gia đình (nếu có).

* Tổng kết tiết học

- Nhắc lại nội dung bài học

- Nhận xét tiết học

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau

- HS hát

- - HS quan sát

-HS trả lời

- HS lắng nghe

- HS trả lời

-HS trả lời

- HS làm việc nhóm đôi

- HS lên kể

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

Tiết 2

1. 1. Mở đầu:

2. - GV đọc cho HS nghe bài thơ Giúp mẹ (Sáng tác: Phan Thị Thanh Nhàn) về gia đình, sau đó dẫn dắt vào tiết học mới.

3. 2. Hoạt động khám phá

-GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK (hoặc hình phóng to)

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý:

+Các thành viên trong gia đình Hoa cùng nhau làm việc gì?

+ Em thấy thái độ của từng thành viên như thế nào? …

-Kết luận: Các thành viên trong gia đình Hoa đang chia sẻ công việc nhà như cùng nhau chuẩn bị bữa ăn: mẹ nấu thức ăn, Hoa rửa hoa quả, bố lấy thức ăn từ tủ lạnh, em tai Hoa xếp bát đũa.

Yêu cầu cần đạt: HS nêu được các thành viên trong gia đình Hoa cùng nhau chia sẻ công việc nhà.

3. Hoạt động thực hành

- GV tổ chức cho HS vẽ tranh về gia đình ( vẽ các thành viên, về một cảnh sinh hoạt của gia đình)

- GV chọn một số bức tranh đẹp để trưng bày ở góc học tập.

- Sau đó, GV đặt ra các câu hỏi để HS bày tỏ cảm xúc của mình về các thành viên trong gia đình hoặc mọi người nên làm gì để gia đình là một tổ ấm, …

- GV kết luận: Gia đình là tổ ấm của mỗi người. Mọi người trong gia đình phải biết yêu thương, quan tâm lẫn nhau và cùng chia sẻ công việc nhà.

Yêu cầu cần đạt: Thể hiện được cảm xúc và biết cách ứng xử phù hợp với các thành viên trong gia đình.

4 Hoạt động vận dụng

-GV gợi ý để HS phát hiện ra những việc làm ở hoạt động này.

- GV đặt câu hỏi

+Ở nhà em thường tham gia vào những công việc nào?

+Khi tham gia vào các công việc đó, em có vui không? Vì sao?

+Em thích công việc nào nhất? Vì sao?).

Yêu cầu cần đạt: HS tự giác, tích cực tham gia thực hiện công việc phù hợp với lứa tuổi.

4. Đánh giá

- GV cho HS phát biểu về ý nghĩa của hình tổng kết.

- Tổ chức cho HS đóng vai theo gợi ý của hình để nắm được kiến thức, kĩ năng và thái độ thông qua bài học, đồng thời hình thành và phát triển các kĩ năng cần thiết cho cuộc sống.

5. Hướng dẫn về nhà

- Dặn dò HS hát những bài hát về gia đình cho ông bà, bố mẹ nghe.

- Khuyến khích HS về nhà tự giác thực hiện một số công việc nhà phù hợp với lứa tuổi như gấp quần áo, tự dọn đồ chơi, góc học tập…

* Tổng kết tiết học

- Nhắc lại nội dung bài học

- Nhận xét tiết học

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau

- HS lắng nghe

- HS quan sát

- HS thảo luận nhóm

- Đại diện nhóm trình bày

-Nhóm khác theo dõi, bổ sung

- HS lắng nghe

- HS vẽ

- HS theo dõi

- 2,3 HS trả lời

- HS lắng nghe

- HS trả lời

- 2,3 HS trả lời

- HS trả lời

- HS lắng nghe

- HS chia sẻ

- HS đóng vai theo tình huống

- HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu

- HS lắng nghe

BÀI 2: NGÔI NHÀ CỦA EM (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS sẽ:

  • Nêu được địa chỉ nhà, giới thiệu được một cách đơn giản về ngôi nhà của mình
  • Phát hiện được nhiều loại nhà ở khác nhau thông qua quan sát hình trong SGK
  • Xác định được vị trí, đặc điểm các phòng trong nhà.
  • Nhận biết được chức năng của từng phòng trong ngôi nhà
  • Yêu quý, biết cách sắp xếp phòng ở và ngôi nhà của mình.

II. CHUẨN BỊ

- GV:

  • Phóng to hình trong SGK (nếu có)
  • Chuẩn bị một số tranh ảnh về các loại nhà ở của gia đình ở miền núi, đồng bằng, của đồng bào các dân tộc (Tây Nguyên, miền núi phía bắc)

- HS:

  • Giấy màu, bút màu, kéo nhỏ, hồ dán
  • Sưu tầm một số tranh ảnh về nhà ở, đồ vật (đồ chơi) về cách loại đồ dùng trong gia đình.

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh
Tiết 1

1. Mở đầu: Khởi động

- GV tổ chức cho HS giải câu đố rồi dẫn dắt vào tiết học mới.

Câu đố (sưu tầm)

Cái gì để tránh nắng mưa

Đêm được an giấc xưa nay vẫn cần?

– (Là cái gì)

Cái gì để trú nắng mưa,

Mà ai cũng biết từ xưa đến giờ?

– (Là cái gì?)

2. Hoạt động khám phá

Hoạt động 1

-GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK và trả lời những câu hỏi:

+Nhà bạn Minh ở đâu?

+Quang cảnh xung quanh có đặc điểm gì?),

-Kết luận: Nhà của Minh ở trong khu chung cư cao tầng, xung quanh có nhà phố (nhà liền kề), đường phố, sân chơi, bãi cỏ, …

Yêu cầu cần đạt: Thông qua quan sát của HS nói được địa chỉ và mô tả được quang cảnh xung quanh ngôi nhà Minh ở.

Hoạt động 2

- Yêu cầu quan sát các loại nhà ở trong SGK và thảo luận

-GV kết luận: Có nhiều kiểu nhà ở khác nhau: nhà ở của đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi phía bắc, nhà ở nông thôn; nhà ở vùng đồng bằng sông Cửu Long…và đặc điểm không gian xung quanh của từng loại nhà ở,

-GV giải thích cho HS hiểu vì sao có các loại nhà khác nhau.

-GV giới thiệu tranh ảnh một số loại nhà khác

- Khuyến khích HS sưu tầm tranh ảnh về nhà ở và giới thiệu cho nhau.

-Từ đó, rút ra kết luận: Nhà ở là nơi sống và làm việc của mọi người, là tổ ấm của gia đình.

Yêu cầu cần đạt: Nhận biết và nêu được đặc điểm một số loại nhà ở khác nhau.

3. Hoạt động thực hành

GV hướng dẫn cho HS làm việc nhóm:

+Các em nói với nhau địa chỉ, đặc điểm và quang cảnh xung quanh ngôi nhà của mình. –Yêu cầu HS so sánh được nhà mình giống kiểu nhà nào tròn SGK.

Yêu cầu cần đạt: HS nói được địa chỉ và giới thiệu khái quát được không gian xung quanh nhà ở của mình.

4. Hoạt động vận dụng

GV hướng dẫn từng HS về thiệp mời sinh nhật, trang trí và tô màu rồi gửi đến bạn của mình, nói địa chỉ nhà mình.

Yêu cầu cần đạt: HS nhớ được địa chỉ nhà ở của mình.

5. Đánh giá

HS nêu được địa chỉ nhà ở và nhận thức được nhà ở là không gian sống của mọi người trong gia đình và có nhiều loại nhà ở khác nhau.

6. Hướng dẫn về nhà

-Chuẩn bị tranh, ảnh, đồ vật (đồ chơi) về các loại đồ dùng trong nhà.

* Tổng kết tiết học

- Nhắc lại nội dung bài học

- Nhận xét tiết học

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau

- HS theo dõi

- HS trả lời

- HS trả lời

- - HS quan sát

-HS trả lời

- HS lắng nghe

- HS quan sát và thảo luận, bổ sung

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS theo dõi

- HS giới thiệu tranh, ảnh sưu tầm

- HS lắng nghe

-HS thảo luận và làm việc nhóm

- HS thực hiện

- HS làm thiệp

- HS nêu

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

Tiết 2

1. Mở đầu: Khởi động

GV đọc bài thơ/ đoạn thơ về ngôi nhà ( chọn bài thơ Em yêu nhà em (Sáng tác: Đoàn Thị Lam Luyến)) rồi dẫn dắt vào tiết học.

2. Hoạt động khám phá

- GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK hoặc phóng to (treo trên bảng).

- Đưa ra câu hỏi gợi ý để HS nhận biết nội dung hình:

+Nhà Minh có những phòng nào?

+Kể tên đồ dùng trong mỗi phòng? ...)

-Từ đó rút ra kết luận: Nhà Minh có 4 phòng: phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp và phòng vệ sinh. Mỗi phòng có các loại đồ dùng cần thiết và đặc trưng khác nhau. Việc mua sắm những đồ dùng đó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý:

+Phòng khách để làm gì?

+Có những đồ dùng nào?

+Phòng khách khác phòng bếp ở những điểm nào? ...).

- Từ đó rút ra kết luận: Nhà ở thường có nhiều phòng, mỗi phòng có một chức năng khác nhau để phục vụ sinh hoạt thường ngày của các thành viên trong gia đình.

Yêu cầu cần đạt: Nhận biết được các phòng và chức năng của từng phòng trong ngôi nhà.

3. Hoạt động thực hành

-GV cho HS kể tên các đồ dùng ở hoạt động này và sắp xếp các đồ dùng đó vào các phòng (phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, nhà vệ sinh) cho phù hợp.

Yêu cầu cần đạt: Biết được những đồ dùng đặc trưng của từng phòng.

4. Hoạt động vận dụng

- GV gợi ý để HS liên hệ với nhà ở của mình +Nhà em có gì khác với nhà Minh? Nhà em có mấy phòng?

+Đó là những phòng nào?

+Có phòng nào khác không?)

- Khuyến khích HS giới thiệu về căn phòng mà em thích nhất ở gia đình mình và nêu được lý do

- Yêu cầu HS kể được những việc làm để sắp xếp phòng ngăn nắp, sạch sẽ.

Yêu cầu cần đạt: Nêu được sự khác nhau giữa các phòng trong ngôi nhà.

5. Đánh giá

- Yêu quý ngôi nhà của mình và biết giữ gìn các đồ dùng trong gia đình

- GV tổ chức cho HS thực hành về ngôi nhà mơ ước của mình và giới thiệu trước lớp.

6. Hướng dẫn về nhà

Vẽ bức tranh ngôi nhà mơ ước và dán vào góc học tập của em.

* Tổng kết tiết học

- Nhắc lại nội dung bài học

- Nhận xét tiết học

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau

- HS lắng nghe

- HS quan sát

- 2,3 HS trả lời

-HS lắng nghe

- HS thảo luận nhóm

- Đại diện nhóm trình bày

-Nhóm khác theo dõi, bổ sung

- HS lắng nghe

- HS thực hiện

- 2,3 HS trả lời

- HS giới thiệu

- HS nêu

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe và thực hiện

- HS lắng nghe

BÀI 3: ĐỒ DÙNG TRONG NHÀ (2 tiết)

I. Mục tiêu

Sau bài học, HS sẽ:

  • Đặt một số câu hỏi tìm hiểu về đồ dùng, thiết bị trong nhà.
  • Nêu được công dụng, cách bảo quản một số đồ dùng và thiết bị đơn giản trong nhà.
  • Làm được một số việc phù hợp để giữ gìn, bảo vệ những đồ dùng, thiết bị trong nhà.
  • Nói được những việc làm cần thiết để giữ gìn nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ.
  • Có ý thức giữ gìn nhà cửa sạch đẹp, yêu lao động và tôn trọng thành quả lao động của mọi người.

II. Chuẩn bị

- GV:

  • Hình trong SGK phóng to (nếu có thể)
  • 2 bộ đồ dùng để tổ chức trò chơi.

- HS: Tranh, ảnh một số đồ dùng khác nhau (nếu có thể)

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh
Tiết 1

1. Mở đầu: Khởi động

- GV sử dụng phần mở đầu ở SGK, đưa ra câu hỏi gợi ý để HS trả lời:

+ Trong nhà em có những loại đồ dùng nào? + Kể tên các loại đồ dùng mà em biết. Em thích đồ dùng nào nhất? Vì sao?.

- GV khuyến khích động viên và dẫn dắt vào bài học mới.

2. Hoạt động khám phá

Hoạt động 1

- GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK, đặt câu hỏi cho HS thảo luận nhóm để hiểu được nội dung hình.

- Yêu cầu HS kể được một số đồ dùng trong gia đình, nói được chức năng của các đồ dùng, nhận biết được những đồ dùng sử dụng điện.

- GV khuyến khích HS kể, giới thiệu những loại đồ dùng khác, gợi ý để các em nói được chức năng những đồ dùng đó.

- Từ đó rút ra kết luận : Gia đình nào cũng cần có các đồ dùng để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Mỗi loại đồ dùng có chức năng khác nhau.

Yêu cầu cần đạt: Kể được một số đồ dùng trong gia đình và chức năng của các loại đồ dùng đó.

Hoạt động 2:

- GV hướng dẫn HS quan sát các hình trong SGK

- Yêu cầu HS thảo luận cách giữ gìn và bảo quản một số đồ dùng được thể hiện trong SGK:

+ Cách vệ sinh gối ngủ như thế nào?

+ Cần làm gì để tủ lạnh sạch sẽ?

- Khuyến khích HS kể tên một số đồ dùng khác mà các em biết và nói cách sử dụng, bảo quản các loại đồ dùng đó.

-Từ đó, GV đưa ra kết luận : Mọi người cần có ý thức giữ gìn và bảo quản các loại đồ dùng trong nhà.

Yêu cầu cần đạt: Biết cách sử dụng và có ý thức giữ gìn, bảo quản một số đồ dùng, thiết bị trong gia đình.

3. Hoạt động thực hành:

- Mục tiêu: HS nêu được tên và chức năng, chất liệu một số đồ dùng.

- Chuẩn bị: Một bộ tranh có hình các loại đồ dùng (có thể nhiều đồ dùng hơn SGK)

- Tổ chức trò chơi:

+ Chia lớp thành 2 đội

+ Lần lượt từng đội giơ hình ảnh, đội còn lại nói tên và chức năng, chất liệu của đồ dùng đó.

+ Đội nói đúng và ghi điểm nhiều hơn là đội thắng cuộc

Yêu cầu cần đạt: Biết phân biệt chức năng, chất liệu của một số đồ dùng trong nhà.

4. Hoạt động vận dụng

GV gợi ý để HS nhận biết những việc làm ở hoạt động này: Bố hướng dẫn Minh cách lau quạt, mẹ hướng dẫn Minh lau đáy nồi cơm điện trước khi cắm điện).

- GV đặt câu hỏi:

+ Nêu ra những việc làm ở gia đình để giữ gìn đồ dùng?

+ Lợi ích của việc làm đó ?

+ Em đã làm những việc gì ?

Yêu cầu cần đạt: HS có ý thức và làm những việc phù hợp để giữ gìn đồ dùng trong nhà.

5. Hướng dẫn về nhà

* Tổng kết tiết học

- Nhắc lại nội dung bài học

- Nhận xét tiết học

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau

- HS theo dõi

- HS trả lời

- HS lắng nghe

- HS quan sát

-HS trả lời

- HS trả lời

- HS lắng nghe

- HS quan sát và thảo luận, bổ sung

- Đại diện nhóm trình bày

- HS lắng nghe, bổ sung

- HS kể tên

- HS lắng nghe

- HS chơi trò chơi

- HS theo dõi

- HS thực hiện chơi

- HS lắng nghe

-HS thảo luận và làm việc nhóm

- HS nêu

- HS lắng nghe

Tiết 2

1. Mở đầu: Khởi động

2. Hoạt động khám phá

3. Hoạt động thực hành

4 Hoạt động vận dụng

5. Đánh giá

6. Hướng dẫn về nhà

* Tổng kết tiết học

- Nhắc lại nội dung bài học

- Nhận xét tiết học

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau

- HĐTQ điều khiển cả lớp hát bài: Gà trống, mèo con và cún con

- 2,3 hs trả lời

- Nhận xét, bổ sung.

- Nghe

- Hỏi đáp theo cặp về các bộ phận của con vật mà mình chưa biết.

- Đại diện các nhóm lên bảng chỉ vào hình con vật và nêu các bộ phận bên ngoài của con vật đó. (đầu, mình và cơ quan di chuyển)

- Nhận xét, bổ sung.

- Theo dõi video

- 2, 3 hs nêu nhận xét

Bài 4: AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRONG NHÀ (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS sẽ:

  • Để được tiến thuật số đồ dùng, thiết bị trong nhà nếu sử dụng không cẩn thận có thể làm bản thân hoặc người khác gặp nguy hiểm.
  • Nhận biết được một số tình huống thuở ng gặp khi sử dụng đồ dùng, thiết bị trong nhà có thể gây nguy hiểm cho mình hoặc những người thân và cách sử dụng an toàn đồ dùng thiết bị điện.
  • Có ý thức giữ gìn an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
  • Biết cách xử lý đơn giản trong tình huống mình hoặc người khác bị thương
  • Nhớ số điện thoại trợ giúp về y tế

II. CHUẨN BỊ

- GV:

  • Hình trong SGK phóng to 2-3 bộ hình đồ dùng, vật dụng trong nhà.
  • Phích cắm điện.

- HS: Tranh ảnh về một số đồ dùng có thể gây nguy hiểm trong nhà.

III. Các hoạt động dạy- học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Tiết 1

1. Mở đầu:

- GV chiếu trên màn hình một số hình ảnh về các tình huống một bạn dùng bút chì giơ gắn mặt bạn, một bạn dùng kéo cắt tóc bạn, sau đó yêu cầu HS nhận xét về những hành động đó rồi dẫn dắt vào tiết học.

2. Hoạt động khám phá

- Từ những hiểu biết của HS ở hoạt động kết nối, GV Có thể kể thêm một số đồ dùng sắc nhọn khác trong nhà mà HS chưa biết.

- GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK, đưa ra câu hỏi gợi ý cho HS thảo luận để nhận biết nội dung chính của hình, từ đó rút ra cách sử dụng dao an toàn đúng cách.

- GV nhấn mạnh lại một số đồ dùng sắc nhọn thưởng có trong nhà và hướng dẫn cách sử dụng an toàn những đó dùng đỏ.

Yêu cầu cần đạt: Nêu được tên một số đồ dùng, vật dụng trong nhà có thể khiến bản thân hoặc người khác bị thương nếu sử dụng không đúng cách; kĩ năng sử dụng dao và đồ dùng sắc nhọn an toàn.

3. Hoạt động thực hành

GV có thể hướng dẫn HS làm việc cá nhân hoặc cặp đôi quan sát các hình ở SGK, đưa Ta câu hỏi gợi ý cho các em nhận biết nội dung ý nghĩa của từng hình, và nói được cảnh cầm dao, kéo đúng cách.

-Từ đó GV rút ra kết luận: Khi dùng dao, kéo hoặc những đồ dùng dễ vỡ và sắc nhọn, cần phải rất cẩn thận để tránh bị đứt tay và mất an toàn.

Yêu cầu cần đạt: Biết cách nhận biết, sử dụng an toàn một số đồ dùng, vật dụng sắc nhọn,

4.Hoạt động vận dụng

GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK và đưa ra câu hỏi gợi ý :

+Khi bị đứt tay do dao hoặc đồ dùng sắc nhọn, em cần làm gì?

-Sau đó GV tổng kết lại cách xử lí mà các em có thể làm được khi mình gặp tình huống đó.

Yêu cầu cần đạt: HS nhận biết được nhiều đồ dùng sắc nhọn có thể gây nguy hiểm cho mình hoặc người khác và tự biết cách xử lý trong những tình huống đơn giản khi mình hoặc người khác bị thương,

5. Đánh giá

Kể được tên một số đồ dùng, vật dụng trong nhà có thể làm cho bản thân hoặc người khác bị thương và cách sử dụng đồ dùng, vật dụng đó đúng cách và an toàn, đồng thời biết cách xử lý trong những tình huống đơn giản.

6. Hướng dẫn về nhà

Chú ý sử dụng an toàn các đồ dùng sắc nhọn.

* Tổng kết tiết học

- Nhắc lại nội dung bài học

- Nhận xét tiết học

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau

- HS trả lời

- - HS quan sát

-HS trả lời

- HS lắng nghe

- HS quan sát và trả lời

-HS lắng nghe

- HS làm việc nhóm đôi

- HS tự để xuất cách xử lí.

- HS lắng nghe

- HS kể

- HS lắng nghe

HS lắng nghe

Tiết 2

1. Mở đầu: Khởi động

GV yêu cầu HS nhớ lại tình huống nguy hiểm mà em đã trải qua hoặc chứng kiến khi sử dụng đồ dùng vật dụng và kể trước lớp. GV có thể gợi ý: Cho tay vào quạt khi quạt đang chạy, sờ tay vào bàn là nóng, bị bỏng khi cầm cốc nước nóng...

2. Hoạt động khám phá

- GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK, để nhận biết nội dung hình và trả lời câu hỏi gợi ý của GV:

Vì sao em Hoa bị bỏng?

Hoa làm gì trong tình huống đó?

Em thấy Hoa xử lý như trên có đúng không?),

- Ngoài cách xử lý như trong SGK, khuyến khích HS nêu cách xử lí khác hợp lí mà các em đã chứng kiến hoặc thực hiện.

Yêu cầu cần đạt: Biết cách xử lý trong những tình huống nếu mình hoặc người khác bị thương, bị thông

3. Hoạt động thực hành

- GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK về cách cắm phích điện và đưa ra câu hỏi gợi ý (Trong ba cách ở trong SGK, em thấy cách nào đúng? Vì sao?).

- GV có thể đưa phích cắm điện đã chuẩn bị để hướng dẫn cách cầm đúng cho HS; sau để cho một số bạn thực hành. GV nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận: Khi cắm phích cắm điện, các em phải lau tay thật khô và cắm đúng cách,

Yêu cầu cần đạt: HS biết và thực hành cắm phích cắm điện đúng cách, an toàn

4. Hoạt động vận dụng

- GV tổ chức cho HS quan sát hình trong SGK: một bạn chuẩn bị sổ tay vào bàn là đang cắm điện, gợi ý để các em nhận biết đó là việc làm không an toàn và em sẽ làm gì khi gặp tình huống đó.

- Ngoài những tình huống được thể hiện trong SGK GV khuyến khích HS đưa tại các cách xử lý phù hợp khi gặp những tình huống không an toàn khác.

- GV cũng khuyến khích HS kể những tình huống không an toàn khác và em gặp..

Yêu cầu cần đạt: HS biết cách xử lý một số tình huống khi bản thân và người thần sử dụng một số đồ dùng, thiết bị trong nhà không cẩn thận và biết cách cắm phích điện an toàn,

3. Đánh giá

- Biết cách sử dụng an toàn một số đồ dùng, thiết bị trong gia đình và cách xử l phù hợp trong những tình huống đơn giản.

- Định hướng phát triển năng lực phẩm chất GV có thể tổ chức cho HS thảo luận về tình huống trong hình tổng kết cuối bài, sau đó có thể đưa rà VỘI MÔ tình huống cụ thể khác để HS tự đưa ra cách xử lí. Thông qua đó, HS nắm được kiến thức, phát triển kĩ năng cần thiết cho cuộc sống

4. Hướng dẫn về nhà

Thực hành cắm phích điện đúng cách.

2. Hoạt động khám phá

* Tổng kết tiết học

- Nhắc lại nội dung bài học

- Nhận xét tiết học

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau

- HS nhớ và kể lại

- HS quan sát

- HS thảo luận nhóm

- Đại diện nhóm nêu được cách xử lý tình huống

-Nhóm khác theo dõi, bổ sung

- HS lắng nghe

- HS quan sát và trả lời

- HS theo dõi

- 2,3 HS trả lời

- HS lắng nghe

- HS quan sát

HS đưa tại các cách xử lý phù hợp khi gặp những tình huống không an toàn khác.

- HS kể

- HS lắng nghe

- HS chia sẻ

- HS đóng vai theo tình huống

- HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu

- HS lắng nghe

........

>>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án Tự nhiên và xã hội 1!

Liên kết tải về

pdf Giáo án Tự nhiên và xã hội 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm)
doc Giáo án Tự nhiên và xã hội 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK