Trang chủ Hướng dẫn

Tại sao Microsoft Flight Simulator 2020 là game tham vọng nhất năm?

Tại sao Microsoft Flight Simulator 2020 là game tham vọng nhất năm?

Microsoft Flight Simulator 2020 là game mô phỏng lái máy bay mới nhất với công nghệ cao, sẽ cho bạn thấy sự kì diệu của tiến bộ công nghệ trong thế giới trò chơi điện tử.

Sự phát triển của Microsof Flight Simulator 2020 qua các giai đoạn

Trò chơi điện tử luôn đi tiên phong trong tiến bộ công nghệ bởi các hãng lập trình liên tục nâng cao phần cứng tới mức khó tin. Những nâng cấp đó tốn chi phí không hề nhỏ. Chỉ cần nhìn vào Star Citizen là đủ thấy họ đã dùng bao nhiêu tiền và công sức vào một tựa game. Đó là lí do tại sao Microsoft Flight Simulator 2020 lại ấn tượng đến thế.

Microsoft Flight Simulator 2020 đã có bước nhảy vọt đáng kể từ cải thiện nhỏ tới đại tu tổng thể. Game này sử dụng Bing Maps của Microsoft để biến nó thành trải nghiệm bay toàn cầu thực tế và dùng công nghệ điện toán của Azure để tái tạo địa hình, tòa nhà, cây cối và nước vào môi trường trong game.

Để chơi Microsoft Flight Simulator 2020, bạn cần 127GB dung lượng ổ cứng trống để cài đặt. Điều gì khiến Microsoft Flight Simulator 2020 cần nhiều dung lượng tới thế và hành trình phát triển của nó ra sao? Hãy cùng Download.vn tìm hiểm nhé!

Microsoft Flight Simulator đã được phát triển như thế nào?

Chuyến bay đầu tiên

Game mô phỏng lái bay đặc biệt thu hút game thủ PC suốt nhiều thế hệ. Microsoft Flight Simulator ban đầu là một dự án tâm huyết của một công ty mới thành lập, tập trung vào phần mềm doanh nghiệp và năng suất.

Đáng kinh ngạc, Flight Simulator lại là bản thương mại lâu đời nhất của Microsoft, trước khi phát hành Windows 3 năm. Tuy nhiên, nó không được phát triển tại trụ sở chính mà từ một công ty nhỏ hơn của Bill Gates và đồng nghiệp mang tên Sublogic.

Phiên bản đầu tiên của game mô phỏng này là FS1 Flight Simulator dành cho máy tính Apple II năm 1979 với gameplay cực kỳ hạn chế. Nó cho phép các phi công ảo lái máy bay trên địa hình khung dây nguyên thủy chỉ vài dặm nhưng đã khiến người chơi thời đó vô cùng thích thú.

Năm 1982, sản phẩm đã gây ấn tượng với quản lý phát triển sản phẩm của Microsoft nên ông ấy đã giao nhiệm vụ cho Sublogic tạo một phiên bản mô phỏng lái máy bay với khả năng đồ họa mới chạy trên máy tính 16-bit trở lên. Phiên bản được update này đã thay thế khung dây bằng các hình đa giác phẳng và cho phép người chơi tải bối cảnh chơi mới từ đĩa mềm và một bản Flight Simulator tiếp theo đã ra đời.

Tăng quy mô

Khi trò chơi console bắt đầu có chỗ đứng vững chắc, game PC cũng phát triển ngày càng phức tạp và chuyên biệt hơn. Sự đa dạng đầu vào từ bàn phím, tới chuột đã cho phép lập trình viên mô phỏng đầy đủ hơn bảng điều khiển của máy bay. Nhà sản xuất phần cứng cũng sản xuất cần điều khiển chất lượng để thu hút khán giả thích game mô phỏng.

Từ đó, các phiên bản tiếp theo của Microsoft Flight Simulator cũng được cải tiến. Microsoft đã tận dụng card đồ họa để tạo texture cho các hình đa giác phẳng lần đầu tiên. Seri này mở rộng với nhiều máy bay, cảng hàng không hơn nhưng ở mỗi bản cài, nhân tố bất ngờ lại giảm đi một chút. Cải thiện giao diện và đồ họa đẹp hơn không đủ thuyết phục những khán giả khó tính.

Chuyển mình

Năm 2006, Microsoft tạm hoãn Flight Simulator. Dường như thể loại này đã chạm tới điểm kết thúc tự nhiên, không thể làm gì hơn. Thế nhưng, công nghệ luôn có cách khiến chúng ta phải bất ngờ.

Flight Simulator 2020 mới là phiên bản đầu tiên trong seri này sau hơn một thập kỷ. Thế giới game và điện toán đã thay đổi đáng kể trong thời gian này. Và Microsoft cũng đang khai thác một số thành tựu lớn nhất để tạo trình mô phỏng máy bay hoàn toàn mới.

Microsoft đã không muốn phát hành Flight Simulator 2020 cho tới khi cảm thấy thực sự có thể làm điều gì đó mới lạ. Mô hình tương tác cơ bản của các game mô phỏng máy bay đã không thay đổi nhiều kể từ những năm 1980 ngoài độ chính xác và cảnh quan đường bay thực tế hơn. Thế nhưng, những cảnh quan đó chủ yếu được thiết kế bằng tay nên hạn chế phạm vi.

Cho tới khi Bing Maps chụp được 2 petabyte ảnh vệ tinh của Trái Đất. Những game dùng dữ liệu định vị thực tế không có gì mới nhưng dataset của Microsoft lại vô song về mặt chi tiết và độ phân giải. Bên cạnh các ảnh chụp thông thường, 400 thành phố cũng được chụp bằng máy quét ảnh đa chiều.

Để đưa Flight Simulator bắt kịp thời đại, Microsoft đã hợp tác với hãng studio Asobo nổi tiếng với siêu phẩm Fuel (2009) sử dụng dữ liệu vệ tinh làm “hạt giống” để tạo thuật toán xây dựng cảnh quan lái máy bay qua bản đồ rộng 5.560 dặm vuông.

Khái niệm chung đó sẽ được triển khai chặt chẽ hơn trong game mới này. Những ảnh vệ tinh chất lượng cao được chăm chút bằng các thuật toán học máy để đưa chúng vào thế giới 3D, dùng AI để lấp đầy các vùng bị che khuất và ghép mọi thứ với nhau. Kết quả, giờ người chơi có thể bay khắp thế giới và địa hình không còn là những bức hình nền lỗi thời. Môi trường xung quanh giờ có cả hiệu ứng tác động tới tòa nhà, cây cối mỗi khi máy bay đi qua cùng các tương tác thời tiết chân thực trong Flight Simulator 2020.

Hạ cánh an toàn

Thật dễ nhận ra tại sao Microsoft phải mất cả thập kỷ để phát hành Flight Simulator mới. Nó thể hiện một bước đột phá kỹ thuật lớn ở thể loại này, đưa nó lên một tầm cao mới.

Mời bạn tham khảo video lái máy bay trong Microsoft Flight Simulator 2020 để thấy rõ điều đó:

Chủ đề liên quan

Hướng dẫn

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK