Trang chủ Học tập Tài liệu Giáo viên

Đề thi khảo sát chất lượng Giáo viên THCS tỉnh Đăk Lăk môn Sinh học

Đề thi khảo sát chất lượng Giáo viên THCS tỉnh Đăk Lăk môn Sinh học

Đề khảo sát chất lượng

UBND HUYỆN KRÔNG BUK
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

KÌ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIÁO VIÊN THCS
MÔN: SINH HỌC

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: Lông ngắn là tính trạng trội hoàn toàn (S) so với lông dài (s) ở chó. Khi lai chó lông ngắn với chó lông ngắn, ở F1 thu được tỉ lệ kiểu gen chiều dài của lông là: 1 : 2 : 1 . Bố mẹ có kiểu gen nào trong các kiểu gen sau đây?
A. SS x ss B. Ss x ss C. Ss x Ss D. Ss x SS

Câu 2: Chức năng của mô biểu bì là:
A. Bảo vệ, nâng đở cơ thể. B. Bảo vệ, hấp thụ, tiết các chất.
C. Co giãn, che chở cho cơ thể. D. Giúp các cơ quan hoạt động dể dàng.

Câu 3: Chức năng của sụn đầu xương:
A. Giúp xương phát triển to về bề ngang B. Tạo ra các ô tủy đỏ xương.
C. Chịu lực đảm bảo vũng chắc. D. Giảm ma sát trong khớp xương

Câu 4: Cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 hoa đỏ, cho F1 tự thụ phấn thì kiểu hình ở cây F2 là 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng. Cách lai nào sau đây không xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ F2?
A. Lai phân tích cây hoa đỏ F2. B. Lai cây hoa đỏ F2 với cây F1.
C. Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn. D. Lai cây hoa đỏ F2 với cây hoa đỏ ở P.

Câu 5: Trong một gen có 250 nuclêôtit ađênin (A), Biết rằng tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 2/3. Để tổng hợp mARN trên khuôn mẫu của gen này cần bao nhiêu nuclêôtit?
A. 625. B. 1250. C. 1875. D. 900.

Câu 6: Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình nguyên phân là gì?
A. Sự phân chia đồng đều chất tế bào cho 2 tế bào con.
B. Sự phân chia đồng đều các nhiểm sắc thể về 2 tế bào con.
C. Sự tự phân đôi để sao chép toàn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
D. Sự phân chia đồng đều chất tế bào cho 2 tế bào con và sự phân chia đồng đều các nhiểm sắc thể về 2 tế bào con.

Câu 7: Phân chia thực vật thành các bậc phân loại từ cao đến thấp theo trình tự:
A. Ngành – bộ - họ - lớp – chi – loài.
B. Ngành – lớp – bộ - họ - chi – loài.
C. Ngành – lớp – bộ - họ - loài – chi.
D. Ngành – lớp – họ bộ - chi – loài.

Câu 8: Sự thông khí ở phổi do
A. Lồng ngực nâng lên hạ xuống
B. Cử động hô hấp hít vào thở ra
C. Thay đổi thể tích lồng ngực
D. Lồng ngực nâng lên hạ xuống, cử động hô hấp hít vào thở ra, thay đổi thể tích lồng ngực

Câu 9: Ở người có những loại mạch máu nào?
A. động mạch, tĩnh mạch. B. tỉnh mạch, mao mạch.
C. Động mạch, mao mạch. D. động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.

Câu 10: Khi thở ra thành phần oxy ở người đo được bao nhiêu %:
A. 4,10 B. 16,40 C. 20,0 D. 7,0

Câu 11: Cho cà chua thân cao (DD) là trội hoàn toàn lai với cà chua thân lùn (dd) là lặn. Tỷ lệ kiểu gen F2 là bao nhiêu:
A. 1DD : 1Dd B. 1DD : 2Dd : 1dd C. 1Dd : 2DD : 1 dd D. 1DD : 1 dd

Câu 12: Trùng sốt rét xâm nhập vào cơ thể của người qua đường:
A. Máu B. Tiêu hoá C. Hô hấp D. Da

Câu 13: Ở cà chua quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng. Tỷ lệ kiểu hình của F1 trong phép lai quả đỏ dị hợp tử với quả vàng là bao nhiêu?
A. 100% quả đỏ B. 50% quả đỏ : 50% quả vàng
C. 75% quả đỏ : 25% quả vàng D. 75% quả vàng : 25% qua đỏ

Câu 14: Hoạt động nào là hoạt động của Lim phô B
A. Tiết kháng thể vô hiệu hoá kháng nguyên
B. Thực bào bảo vệ cơ thể
C. Tự tiết chất bảo vệ cơ thể
D. Tiết kháng nguyên vô hiệu hoá vi khuẩn

Câu 15: Theo Menđen với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì số lượng các loại giao tử là bao nhiêu?
A. Số lượng các loại giao tử là 2n. B. Số lượng các loại giao tử là 3n.
C. Số lượng các loại giao tư là 4n. D. Số lượng các loại giao tử là 5n.

Câu 16: Thể đa bội là gì ?
A. Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào có số NST nhiều hơn số NST bình thường của loài
B. Thể đa bội là cơ thể mà trong một số tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của 2n (nhiều hơn 2n)
C. Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n)
D. Thể đa bội mà cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là 3n, 4n, 5n,…,

Câu 17: Trong phép lai 2 cặp tính trạng phản ánh quy luật phân ly độc lập của Men Đen, số kiểu tổ hợp giao tử của F1 là bao nhiêu:
A. 4 B. 8 C. 16 D. 32

Câu 18: Hình dạng cơ thể của trùng biến hình là:
A. dạng hình thoi
B. dạng phần giống đế dày
C. Hình dạng không ổn định thường biến đổi
D. Không biến đổi

Câu 19: Hãy chọn hai loại bạch cầu tham gia vào quá trình thực bào
A. Bạch cầu trung tính B. Bạch cầu ưa axít C. Bạch cầu ưa kiềm D. Lim phô B

Câu 20: Biến dị tổ hợp là gì ?
A. Biến dị tổ hợp là làm thay đổi những kiểu hình đã có
B. Biến dị tổ hợp là tạo ra những biến đổi hàng loạt
C. Biến dị tổ hợp là tổ hợp lại những trính trạng đã có ở bố mẹ
D. Cả a và b

Câu 21: Nhóm động vật nào sau đây là sinh vật biến nhiệt:
A. Rắn nước, thằn lằn, cá chép B. Gấu, chó, mèo
C. Đại bàng, chim sẽ, chim én D. Cá voi, cá heo, lợn

Câu 22: Nhóm động vật thuộc ngành giun dẹp sống kí sinh gây hại cho người và động vật là:
A. Sán lá gan, giun đũa, giun kim, sán lá máu
B. Sán lá gan, sán dây, sán bã trầu, sán lá máu
C. Sán lá gan, sán dây, giun kim, giun móc câu
D. Sán bã trầu, giun móc câu, giun chỉ

Câu 23: Hoocmon kích thích tăng chiều cao do tuyến nào tiết ?
A. Tuyến tụy. B. Tuyến giáp. C. Tuyến trên thận. D. Tuyến yên.

Câu 24: Số vòng xoắn trong phân tử AND là 100000 vòng. Phân tử AND này có 400000G. Số lương nuclêôti của các loại trong phân tử AND là
A. G = X = 300000; A = T = 700000.
B. G = X = 400000; A = T = 600000.
C. G = X = 500000; A = T = 500000.
D. G = X = 600000; A = T = 400000.

Câu 25: Dựa vào đặc điểm hình thái của vỏ quả có thể chia quả thành mấy nhóm chính?
A. Nhóm quả có màu đẹp và nhóm quả có màu nâu, xám.
B. Nhóm quả hạch và nhóm quả khô nẻ.
C. Nhóm quả khô và nhóm quả thịt.
D. Nhóm quả khô nẻ và nhóm quả mong.

Câu 26: Trong giảm phân, khi nào NST nhân đôi?
A. Ở các kỳ trung gian của lần phân bào I và lần phân bào II
B. Ở kỳ trung gian giữa lần phân bào I và lần phân bào II
C. Ở kỳ trung gian trước lần phân bào I.
D. Ở kỳ đầu của lần phân bào I

Câu 27: Trong kĩ thuật di truyền người ta thường dùng thể truyền là
A. Plasmit và nấm men. B. Thực khuẩn thể và plasmid.
C. Thực khuẩn thể và vi khuẩn. D. Plasmit và vi khuẩn.

Câu 28: Thực chất sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào là:
A. Sự tiêu dùng O2 ở tế bào cơ thể
B. Sự thay đổi nồng độ các chất khí
C. Chênh lệch nồng độ các chất khí dẫn đến khuếch tán
D. Sự tiêu dùng O2 ở tế bào cơ thể, sự thay đổi nồng độ các chất khí, chênh lệch nồng độ các chất khí dẫn đến khuếch tán

Câu 29: Khi cho giao phấn giữa cây đậu hà lan hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng trong thí nghiệm của Men Đen thì kết quả thu được về kiểu hình như thế nào?
A. 03 hoa đỏ 01 hoa trắng B. 05 hoa đỏ 01 hoa trắng
C. 01 hoa đỏ 01 hoa trắng D. 100% hoa đỏ

Câu 30: Tế bào sinh dưỡng (tế bào xô ma) là gì?
A. Tế bào sinh dưỡng là tế bào làm nhiệm vụ dinh dưỡng cho cơ thể
B. Tế bào sinh dưỡng là tế bào cấu tạo nên toàn bộ cơ thể
C. Tế bào sinh dưỡng là tế bào cấu tạo nên cơ quan sinh dưỡng của cơ thể
D. Tế bào sinh dưỡng là tế bào cấu tạo nên các cơ quan trong cơ thể kể cả những tế bào của cơ quan sinh sản trừ các giao tử

Download tài liệu để xem thêm chi tiết.

Liên kết tải về

doc Đề thi khảo sát chất lượng Giáo viên THCS tỉnh Đăk Lăk môn Sinh học

Chủ đề liên quan

Học tập

Tài liệu Giáo viên

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK