Đề cương ôn tập học kì 2 môn Công nghệ 7 năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu tổng hợp đề cương cuối kì 2 sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều gồm các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận cuối học kì 2.
Đề cương ôn tập cuối kì 2 Công nghệ 7 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 7. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Công nghệ 7 năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7.
Đề cương học kì 2 môn Công nghệ 7 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
- Đề cương ôn tập học kì 2 môn Công nghệ 7 Cánh diều
- Đề cương học kì 2 môn Công nghệ 7 Kết nối tri thức
- Đề cương học kì 2 môn Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Công nghệ 7 Cánh diều
I. Lý thuyết ôn thi học kì 2
Chủ đề | Nội dung | Kiến thức cần nhớ |
Chăn nuôi và thủy sản | · Giới thiệu chung về chăn nuôi | - Vai trò: cung cấp thực phẩm, nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp, sức kéo, phân bón và tạo việc làm - Triển vọng: sản xuất hàng hóa theo mô hình khép kín, áp dụng công nghệ tiến tiến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển bền vững tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu - Một số giống vật nuôi phổ biến ở Việt Nam + một số vât nuôi bản địa: lợn Móng Cái, lợn Sóc, gà Ri, dê cỏ, … + một số vật nuôi ngoại nhập: lợn Landrace, gà Ross 308, … - Các phương thức chăn nuôi phổ biến ở Việt Nam: nuôi chăn thả tự do, nuôi công nghiệp, nuôi bán công nghiệp - Một số ngành nghề trong chăn nuôi: nghề chăn nuôi, nghề thú y, nghề chọn tạo giống vật nuôi |
· Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi | - Vai trò + Vật nuôi khỏe mạnh có sức đề kháng tốt chống lại bệnh tật + Vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt, tạo ra sản phẩm chất lượng cao. + Vật nuôi sinh sản có khả năng sinh sản tốt cho ra số lượng con nhiều và chất lượng đàn con tốt. => Nuôi dưỡng và chăm sóc có ý nghĩa quan trọng để nâng cao năng suất và chất lượng vật nuôi. - Vật nuôi đực giống + chăm sóc: cho vật nuôi vậ động; tiêm vaccine và vệ sinh phòng bệnh; kiểm tra thể trọng và tinh dịch + nuôi dưỡng: cho ăn thức ăn phù hợp và đủ chất dinh dưỡng - Vật nuôi cái sinh sản: giai đọn hậu bị, giai đoạn mang thai, giai đoạn nuôi con ở gia súc và giai đoạn đẻ trứng ở gia cầm - Vật nuôi non: chức năng của cơ quan tiêu hóa chưa hoàn thiện; khả năng điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh; cường độ sinh trưởng lớn; khả năng miễn dịch yếu; thường bị thiếu máu | |
· Phòng và trị bệnh cho vật nuôi | - Khái niệm bệnh: là sự rối loạn hoạt động chức năng bình thường của cơ thể vât nuôi do tác động của các yếu tố gây bệnh khác nhau - Nguyên nhân gây bệnh: + động vật giảm sức đề kháng + môi trường bất lợi cho động vât và thuận lơi cho các tác nhân gây bệnh + tác nhân gây bệnh: · Bên trong (di truyền) · Bên ngoài: cơ học (chấn thương, tai nạn,…), lí học (nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, dòng điện, tia phóng xạ,…), hóa học (ngộ độc acid, kiềm, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,…), sinh học (vi sinh vật, kí sinh trùng, …) - Các biện pháp phòng, trị bệnh + phòng bệnh cho vât nuôi + phòng bệnh bằng vaccine + trị bệnh cho vật nuôi - Vệ sinh trong chăn nuôi + vệ sinh chuồng và dụng cụ chăn nuôi + vệ sinh thức ăn và nước uống trong chăn nuôi + vệ sinh thân thể vật nuôi + quản lí chất thải chăn nuôi | |
· Giới thiệu chung về nuôi trồng thủy sản | - Vai trò: cung cấp thực phẩm giàu đạm, giàu acid béo omega-3 giúp giảm thiểu các bệnh về tim mạch; cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu; cung cấp nguyên liệu cho ngành dược mĩ phẩm; phụ phẩm trong quá trình chế biến có thể làm thức ăn cho chăn nuôi; tạo việc là và thu nhập cho người dân - Một số loại thủy sản có giá trị kinh tế: cá tra, cá rô phi, nghêu, cá chẽm, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá chép | |
· Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao | Quy trình: - Chuẩn bị ao nuôi: thiết kế ao, cải tạo ao nuôi - Thả cá giống - Chăm sóc và quản lí cá sau khi thả: quản lí thức ăn cho cá; quản lí chất lượng nước ao nuôi; quản lí sức khỏa cá - Thu hoạch: thu tỉa, thu toàn bộ | |
· Quản lí môi trường ao nuôi và phòng, trị bệnh thủy sản | - Biện pháp quản lí môi trường ao nuôi thủy sản: + thiết kế ao không có góc chết, tạo dòng chảy tự nhiên trong nước + thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường nước + sục khí, quạt nước, phun mưa khi cần + điều chỉnh mật độ nuôi; lượng thức ăn phù hợp + bơm thêm nước vào ao, thay nước sạch cải thiện môi trường nuôi; tăng tốc độ dòng chảy trong ao + sử dung chế phẩm sinh học xử lí nước ao - Biện pháp phòng, trị bệnh: + nâng cao sức đề kháng của động vật thủy sản + ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh + trị bệnh | |
· Bảo vệ môi trường nuôi và nguồn lợi thủy sản | - Biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thủy sản: + xử lí các nguồn nước thải + kiểm soát môi trường nuôi thủy sản - Biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản: + khai thác thủy sản hợp lí + tái tạo nguồn lợi thủy sản + bảo vệ đường di cư của các loài thủy sản + bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản + bảo vệ rừng ngập mặn, phát triển các khu bảo tồn biển, các khu bảo tồn nội địa |
II. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Dầu cá được sản xuất từ nguyên liệu nào?
A. Xương cá
B. Thịt cá
C. Da cá
D. Mỡ cá, gan cá
Câu 2: Ngành thủy sản có bao nhiêu vai trò với đời sống và nền kinh tế Việt Nam?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 3: Khoanh tròn vào các đáp án không đúng về phụ phẩm trong chế biến thủy sản.
A. Đầu cá
B. Da cá
C. Mỡ cá
D. Phi lê thịt cá
Câu 4: Khu vực nào ở nước ta nuôi cá tra để xuất khẩu?
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Đồng bằng sông Cửu Long
C. Đồng bằng Nam Trung Bộ
D. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 5: Sinh vật nào có tính ăn lọc các chất hữu cơ lơ lửng?
A. Vẹm
B. Hàu
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 6: Ý nào không phải vai trò của ngành thủy sản?
A. Cung cấp thực phẩm cho con người.
B. Cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu.
C. Cung cấp sức kéo, phân bón.
D. Cung cấp nguyên liệu ngành dược mĩ phẩm.
Câu 7: Môi trường, đặc điểm sống của tôm thẻ chân trắng là?
A. nước ngọt
B. nước mặn
C. nước lợ và nước mặn
D. nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn
Câu 8: Loại tôm nào là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta?
A. Tôm thẻ chân trắng
B. Tôm hùm
C. Tôm càng xanh
D. Tôm đồng
Câu 9: Nguồn lợi thủy sản của Việt Nam là?
A. Thủy sản nước mặn
B. Thủy sản ngước lợ
C. Thủy sản nước ngọt
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 10: Loại thủy sản nào sau đây sống trong môi trường nước mặn, nước lợ?
A. Tôm đồng
B. Cá chép
C. Nghêu
D. Cá trắm cỏ
Câu 11: Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của nuôi thủy sản đối với con người.
A. Cung cấp nguồn thức ăn giàu tinh bột cho con người.
B. Cung cấp nguồn thức ăn giàu chất đạm cho con người.
C. Cung cấp nguồn thức ăn giàu chất xơ cho con người.
D. Cung cấp môi trường sống trong lành cho con người.
Câu 12: Thực phẩm từ nuôi trồng thủy sản có chứa:
A. Đạm
B. Acid béo omega - 3
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 13: Nuôi trồng thủy sản không có vai trò gì?
A. Cung cấp thực phẩm cho con người
B. Cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu
C. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi
D. Cung cấp lương thực cho con người
Câu 14: Sắp xếp thứ tự các bước của hoạt động cải tạo ao nuôi
1. Phơi đáy ao khoảng 2 – 3 ngày
2. Làm cạn nước trong ao
3. Lấy nước qua túi lọc vào ao khoảng 30 – 50 cm
4. Làm vệ sinh xung quanh ao, lấp các hang hốc, tu sửa cống, lưới chắn
5. Bón vôi
6. Vét bớt bùn đáy ao
A. 1 - 4 - 3 - 5 - 2 - 6
B. 1 - 2 - 6 - 5 - 3 - 4
C. 5 - 1 - 6 - 2 - 4 - 3
D. 5 - 4 - 1 - 6 - 2 - 3
Câu 15: Tại sao phải cải tạo ao nuôi?
A. Hạn chế mầm bệnh
B. Hạn chế địch hạ
C. Tạo điều kiện môi trường tốt nhất cho cá phát triển
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 16: Thức ăn tự nhiên của cá trôi là gì?
A. Ốc
B. Cây thủy sinh
C. Thực vật phù du
D. Mùn bã hữu cơ
Câu 17: Trong các hoạt động sau, hoạt động nào không phải hoạt động nuôi cá nước ngọt trong ao?
A. Thả cá giống
B. Tiêm Vaccxin
C. Cho cá ăn
D. Sục oxy
Câu 18: Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao gồm mấy bước?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 19: Quy trình cải tạo ao nuôi tiến hành theo mấy bước?
A. 2
B. 4
C. 6
D. 7
Câu 20: Cá ăn loại thức ăn nào sau đây?
A. Thức ăn tự nhiên
B. Thức ăn công nghiệp
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 21: Có mấy nguyên tắc ghép loài cá?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 22: Thức ăn tự nhiên của cá trắm cỏ là gì?
A. Ốc
B. Cây thủy sinh
C. Thực vật phù du
D. Mùn bã hữu cơ
Câu 23: Đâu không phải nguyên tắc ghép các loài cá?
A. Tập tính ăn giống nhau
B. Sống ở các tầng nước khác nhau
C. Tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có
D. Chống chịu tốt với điều kiện môi trường
Câu 24: Có mấy hình thức thu hoạch cá?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 25: Có mấy yếu tố gây bệnh trên động vật thủy sản?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 26: Loài thủy sản nào sau đây ưa nhiệt độ ấm áp?
A. Cá hồi vân
B. Cá tra
C. Cá chép
D. Cá tầm
Câu 27: Yếu tố nào gây bệnh trên động vật thủy sản?
A. Môi trường có những biến đổi gây bất lợi
B. Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể chủ
C. Vật chủ có sức đề kháng suy giảm
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 28: Môi trường nước ao nuôi thủy sản có bao nhiêu đặc tính?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 29: Thường xuyên tạo sự chuyển động của nước trong ao, đầm nuôi tôm có ảnh hưởng đến tính chất nào của nước?
A. Độ trong của nước
B. Lượng khí oxygen hòa tan trong nước
C. Nhiệt độ của nước
D. Muối hòa tan trong nước
Câu 30: Loài thủy sản nào sau đây có khả năng chịu lạnh tốt?
A. Cá tra
B. Cá rô phi
C. Cá tầm
D. Tôm sú
Câu 31 Độ trong thích hợp của nước ao nuôi tôm, cá ở khoảng nào sau đây?
A. từ 15 cm đến 20 cm.
B. từ 20 cm đến 30 cm.
C. từ 30 cm đến 40 cm.
D. từ 40 cm đến 50 cm.
Câu 32: Để phòng trị bệnh tổng hợp cho động vật thủy sản, chúng ta không nên làm gì?
A. Nâng cao sức đề kháng cho động vật thủy sản.
B. Ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh.
C. Quản lí tốt môi trường ao nuôi.
D. Cho động vật thủy sản ăn dư thừa thức ăn.
Câu 33: Người ta thường phòng trị bệnh cho cá bằng cách nào sau đây?
A. Trộn thuốc vào thức ăn của cá.
B. Tiêm thuốc cho cá.
C. Bôi thuốc cho cá.
D. Cho cá uống thuốc.
Câu 34: Tình trạng, chất lượng ao nuôi được thể hiện qua màu sắc của nước. Trong nuôi thủy sản, màu nước nào là tốt nhất?
A. Màu nâu đen
B. Màu cam vàng
C. Màu xanh rêu
D. Màu xanh lục hoặc vàng lục
Câu 35: Em hãy cho biết, môi trường nước ao nuôi thủy sản có đặc tính nào sau đây?
A. Đặc tính lí học
B. Đặc tính hóa học
C. Đặc tính sinh học
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 36 Đâu không phải biện pháp giúp đảm bảo lượng oxygen trong ao?
A. Sục khí
B. Bón vôi
C. Quạt nước
D. Bơm thêm nước vào ao
Câu 37: Những nguyên nhân nào gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và nguồn lợi thủy sản?
A. Cải tiến công nghệ, cải tiến con giống, nâng cao năng suất nuôi thủy sản.
B. Xây dựng các công trình thủy lợi, cung cấp nước cho nuôi thủy sản.
C. Phá hoại rừng đầu nguồn, đánh bắt hủy diệt, nuôi không đúng kĩ thuật.
D. Tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người nuôi thủy sản.
Câu 38: Nội dung của biện pháp sử dụng hóa chất
A. Sử dụng một số loại vi sinh vật có lợi phân hủy chất thải rắn trong ao nuôi.
B. Sử dụng chlorine 2% để diệt khuẩn.
C. Các tạp chất được lắng đọng dưới đáy ao, phần nước sạch ở phía trên được sử dụng để nuôi thủy sản.
D. Sử dụng các vi khuẩn có lợi để chuyển hóa dạng nitrogen độc sang dạng không độc.
Câu 39: Có bao nhiêu biện pháp kiểm soát môi trường nuôi thủy sản?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 40: Môi trường nước bị ô nhiễm là do những nguyên nhân nào?
A. các nguồn lợi thủy sản bị khai thác triệt để
B. Nước thải công nghiệp, nông nghiệp không xử lí đổ ra ao, hồ, kênh rạch.
C. Tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến các mặt hàng thực phẩm
D. Tăng xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
Câu 41: Nội dung của biện pháp sử dụng chế phẩm sinh học là
A. Sử dụng một số loại vi sinh vật có lợi phân hủy chất thải rắn trong ao nuôi.
B. Sử dụng chlorine 2% để diệt khuẩn.
C. Các tạp chất được lắng đọng dưới đáy ao, phần nước sạch ở phía trên được sử dụng để nuôi thủy sản.
D. Sử dụng các vi khuẩn có lợi để chuyển hóa dạng nitrogen độc sang dạng không độc.
Câu 42: Có mấy biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản?
A. 1
B. 3
C. 5
D. 7
Câu 43: Đâu không phải nguồn gây ô nhiễm môi trường nuôi trồng thủy sản
A. Chất thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp
B. Chất thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp
C. Nước thải sinh hoạt
D. Nước thải đã được xử lí đạt chuẩn từ nhà máy chế biến thủy sản.
III. Câu hỏi tự luận ôn thi học kì 2
Câu 1. Theo em, khi nào thì thu tỉa? Giải thích?
Câu 2. Trình bày các biện pháp ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh vào ao nuôi?
Câu 3. Gia đình có nuôi 1 đàn gà. Em hãy sẽ làm gì để gà sinh trưởng, phát triển tốt và đạt năng suất cao?
Câu 4. Em hãy đề xuất một số biện pháp để bảo vệ môi trường nước nuôi thủy sản?
Câu 5: Nhiệt độ, độ trong của ngước được đo bằng phương pháp nào?
Câu 6. Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ môi trường nuôi thủy sản và nguồn lợi thủy sản
.............
Đề cương học kì 2 môn Công nghệ 7 Kết nối tri thức
TRƯỜNG THCS............... | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn công nghệ lớp 7 KNTTVCS |
A. Trắc nghiệm
Em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu hỏi sau:Từ câu 1- câu 56
Câu 1: Có mấy phương thức chăn nuôi ở nước ta?
A. Có 2 phương thức
B. Có 3 phương thức
C. Có 4 phương thức
D. Có 5 phương thức
Câu 2. Các công việc cần làm để nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi là:
A. Nuôi dưỡng
B. Chăm sóc
C. Phòng trị bệnh
D. Nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng trị bệnh
Câu 3: Phương pháp nào dưới đây không phù hợp với nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi non?
A. Nuôi vật nuôi mẹ tốt.
B. Kiểm tra năng suất thường xuyên.
C. Giữ ấm cơ thể.
D. Giữ vệ sinh, phòng bệnh cho vật nuôi non.
Câu 4. Biện pháp nào dưới đây không đúng khi phòng, trị bệnh cho vật nuôi?
A. Bán hoặc mổ thịt vật nuôi ốm.
B. Tiêm phòng đầy đủ vắc xin.
C. Vệ sinh môi trường sạch sẽ.
D. Cách li vật nuôi bị bệnh với vật nuôi khỏe.
Câu 5: Phát biểu nào dưới đây Sai khi nói về vai trò của thủy sản:
A. Cung cấp thực phẩm cho con người.
B. Cung cấp nguyên liệu cho ngành dược mĩ phẩm.
C. Hàng hóa xuất khẩu.
D. Làm vật nuôi cảnh.
Câu 6: Trong các loài cá sau, loài nào không được coi là quý hiếm cần được bảo vệ?
A. Cá Chẽm.
B. Cá Rô Phi.
C. Cá Lăng.
D. Cá Chình.
Câu 7: Quy trình nuôi cá chép là:
A. Chuẩn bị ao nuôi, xử lý nước; thả cá giống; chăm sóc quản lý; thu hoạch cá.
B. Chăm sóc quản lý; chuẩn bị ao nuôi, xử lý nước; thả cá giống; thu hoạch cá.
C. Thả cá giống; chăm sóc quản lý; thu hoạch cá; chuẩn bị ao nuôi, xử lý nước.
D. Chuẩn bị ao nuôi, xử lý nước; thu hoạch cá; thả cá giống; chăm sóc quản lý.
Câu 8. Cá chép làm giống cần đảm bảo yêu cầu.
A. Cá to.
B. Cá nhỏ vừa phải.
C. Cá đắt tiền.
D. Khoẻ mạnh, không chứa mầm bệnh, có nguồn gốc rõ ràng.
Câu 9. Khi phát hiện tôm, cá có biểu hiện như bệnh xuất huyết, bệnh trùng nấm da… cần phải làm gì?
A. Thu hoạch
B. Xác định nguyên và dùng thuốc trị bệnh
C. Thay nước ao nuôi
D. Cho uống thuốc
Câu 10. Nước có màu đen, mùi thối có nghĩa là:
A. Nước chứa nhiều thức ăn, đặc biệt là thức ăn dễ tiêu.
B. Nước nghèo thức ăn tự nhiên.
C. Chứa nhiều khí độc như mêtan, hyđrô sunfua.
D. Nước có thể cho vật nuôi thuỷ sản sinh sống tốt.
Câu 11. Xử lý cá nổi đầu và bệnh tôm cá vào thời điểm:
A. Buổi sáng lúc nhiệt độ xuống thấp.
B. Buổi chiều.
C. Buổi trưa.
D. Buổi sáng lúc nhiệt độ lên cao.
Câu 12. Có mấy phương pháp thu hoạch tôm, cá?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 13: Biện pháp nào dưới đây Không phải để giảm bớt độc hại cho thủy sản và cho con người?
A. Mở rộng khu nuôi để giảm nồng độ ô nhiễm.
B. Ngăn cấm hủy hoại các sinh cảnh đặc trưng.
C. Quy định nồng độ tối đa các hóa chất, chất độc có trong môi trường thủy sản.
D. Sử dụng phân hữu cơ đã ủ, phân vi sinh, thuốc trừ sâu hợp lý.
Câu 14: Nếu như đang nuôi tôm, cá mà môi trường nước bị ô nhiễm thì phải xử lý như thế nào?
A. Ngừng cho ăn, tăng cường sục khí.
B. Tháo nước cũ, bơm nước sạch.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 15. Bệnh nào dưới đây do các vi sinh vật gây ra?
A. Bệnh giun, sán.
C. Bệnh gà rù.
B. Bệnh cảm lạnh.
D. Bệnh ve, rận.
Câu 16. Bệnh nào dưới đây có thể phát triển thành dịch?
A. Bệnh viêm dạ dày.
B. Bệnh giun đũa ở gà.
C. Bệnh ghẻ.
D. Bệnh dịch tả lợn châu Phi
Câu 17. Các bệnh có thể lây lan nhanh thành dịch, làm chết nhiều vật nuôi thường có nguyên nhân chính là
A. do thời tiết không phù hợp.
B. do chuồng trại không phù hợp.
C. do thức ăn không đảm bảo vệ sinh.
D. do vi khuẩn và virus.
Câu 18. Có mấy nguyên nhân chính gây bệnh cho vật nuôi?
A. do vi khuẩn và virus.
B. 3 nguyên nhân chính.
C. 5 nguyên nhân chính.
D. 6 nguyên nhân chính.
Câu 19. Khi phát hiện vật nuôi bị ốm, hành động nào sau đây của người chăn nuôi là đúng?
A. Tiếp tục theo dõi thêm một vài hôm.
B. Bán ngay khi có thể.
C. Báo ngay cho cán bộ thú y đến khảm để điều trị kịp thời.
D. Tự mua thuốc về điều trị.
Câu 20. Sản phẩm nào sau đây không được chế biến từ thuỷ sản?
A. Ruốc cá hồi.
B. Xúc xích.
C. Cả thu đóng hộp.
D. Tôm nõn.
Câu 21. Loại động vật nào sau đây không phải là động vật thuỷ sản?
A. Tôm.
B. Cua đồng.
C. Rắn
D. Ốc.
Câu 22. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của nuôi thuỷ sản đối với con người.
A. Cung cấp nguồn thức ăn giàu tinh bột cho con người.
B. Cung cấp nguồn thức ăn giàu chất đạm cho con người.
C. Cung cấp nguồn thức ăn giàu chất xơ cho con người.
D. Cung cấp môi trường sống trong lành cho con người
Câu 23. Khi lấy nước mới vào ao nuôi cá cần chú ý vấn đề nào sau đây?
A. Lọc nước qua túi lưới nhằm tránh không cho cá tạp vào ao.
B. Khử trùng nước trước khi lấy nước vào ao.
C. Lọc nước qua túi lưới nhằm tránh không cho các vi sinh vật gây bệnh vào ao.
D. Sử dụng 50% nước cũ và 50% nước mới.
Câu 24. Rắc vôi bột vào đáy ao có tác dụng gì?
A. Cải tạo độ mặn cho nước ao.
B. Tạo độ trong cho nước ao.
C. Tiêu diệt các mầm bệnh có trong đáy ao.
D. Tăng lượng vi sinh vật trong đáy ao để làm thức ăn cho cá.
Câu 25. Vào mùa hè, nên thả cá giống vào ao nuôi vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?
A. Buổi sáng sớm hoặc buổi trưa.
B. Buổi trưa hoặc buổi chiều mát.
C. Buổi chiều mát hoặc buổi tối.
D. Buổi sáng sớm, buổi chiều mát hoặc buổi tối.
Câu 26. Thả cá giống vào ao theo cách nào sau đây là đúng?
A. Ngâm túi đựng cá giống trong nước ao từ 15 phút đến 20 phút trước khi thả.
B. Đổ cả túi cá xuống ao cùng lúc.
C. Bắt từng con cá giống thả xuống ao.
D. Ngâm túi đựng cá giống trong nước sục oxygen từ 15 phút đến 20 phút trước khi thả.
..............
II. TỰ LUẬN
Câu 1.Gia đình có nuôi 1 đàn gà. Em hãy sẽ làm gì để gà sinh trưởng, phát triển tốt và đạt năng suất cao?
Câu 2. Em hãy đề xuất một số biện pháp để bảo vệ môi trường nước nuôi thủy sản?
Câu 3: Nhiệt độ, độ trong của ngước được đo bằng phương pháp nào?
Câu 4. Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ môi trường nuôi thủy sản và nguồn lợi thủy sản
...............
Đề cương học kì 2 môn Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo
UBND THÀNH PHỐ…… | NỘI DUNG ÔN TẬP HKII NĂM 2023 - 2024 MÔN CÔNG NGHỆ 7 CTST |
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Những nguyên nhân nào gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và nguồn lợi thủy sản?
A. Cải tiến công nghệ, cải tiến con giống, nâng cao năng suất nuôi thủy sản.
B. Xây dựng các công trình thủy lợi, cung cấp nước cho nuôi thủy sản.
C. Phá hoại rừng đầu nguồn, đánh bắt hủy diệt, nuôi không đúng kĩ thuật.
D. Tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người nuôi thủy sản.
Câu 2: Có bao nhiêu phương pháp để xử lí nguồn nước?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 3: Có bao nhiêu biện pháp quản lí nguồn nước?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 4: Đâu không phải công việc em có thể làm để bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản là?
A. Tham gia phong trào “Thả cá bản địa” ở địa phương
B. Có ý thức bảo vệ môi trường, không xả rác bừa bãi
C. Tự do đổ rác xuống các kênh, rạch
D. Tuyên truyền bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản
Câu 5. Những loại vật nuôi nào phù hợp với phương thức nuôi công nghiệp?
A. Gà, vịt, lợn.
B. Trâu, bò.
C. Ong.
D. Cừu, dê.
Câu 6. Đâu không phải là đặc điểm theo phương thức chăn nuôi chăn thả?
A. Vật nuôi đi lại tự do và tự kiếm thức ăn.
B. Kĩ thuật chăn nuôi đơn giản.
C. Vật nuôi sử dụng thức ăn do người chăn nuôi cung cấp.
D. Phụ thuộc vào nguồn thức ăn có trong tự nhiên.
Câu 7. Phương thức chăn nuôi bán chăn thả có đặc điểm gì?
A. Vật nuôi đi lại tự do, không có chuồng trại.
B. Vật nuôi tự kiếm thức ăn có trong tự nhiên.
C. Vật nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp thức ăn tự tìm kiếm.
D. Vật nuôi chỉ sử dụng thức ăn, nước uống do người chăn nuôi cung cấp.
Câu 8. Để phân biệt các giống gia cầm, ta dựa vào các đặc điểm nào?
A. Khả năng để kháng dịch bệnh của gia cầm.
B. Đặc điểm ngoại hình, tầm vóc, màu lông.
C. Khả năng sinh trưởng và phát triển
D. Khả năng sinh sản.
Câu 9. Chăm sóc vật nuôi cái sinh sản có tác động thế nào đến đàn vật nuôi con?
A. Chăm sóc vật nuôi cái sinh sản ở giai đoạn mang thai và giai đoạn nuôi con không làm ảnh hưởng gì đến chất lượng của đàn vật nuôi con.
B. Chăm sóc vật nuôi cái sinh sản ở giai đoạn mang thai và giai đoạn nuôi con ảnh hưởng đến chất lượng của đàn vật nuôi con.
C. Làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của vật nuôi non.
D. Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, sức đề kháng: Vật nuôi con dễ bị mắc bệnh hơn những vật nuôi trưởng thành.
Câu 10. Các đặc điểm cơ thể của gà con:
A. Gà con mới nở có thân nhiệt chưa ổn định, khả năng điều tiết thân nhiệt kém (lớp lông tơ mỏng manh và khả năng sinh nhiệt kém nên dễ mất nhiệt, giảm thân nhiệt và chết vì lạnh)
B. Gà con có tốc độ sinh trưởng cao nhất nên nhu cầu dinh dưỡng cao nhưng do kích thước và chức năng hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh.
C. Sức đề kháng kém, chức năng miễn dịch chưa tốt.
D. Cả 3 câu trên.
Câu 11. Đặc điểm của các giống gà thịt thả vườn:
A. Khó thích nghi với môi trường sống
B. Dáng đi nặng nề, lạch bạch
C. Khó nuôi
D. Dáng đi nhanh nhẹn, thân hình săn chắc.
Câu 12. Yêu cầu của chuồng trại nuôi gà thịt thả vườn:
A. Không có đèn sưởi ấm cho gà vào mùa đông.
B. Nền chuồng phải đảm bảo khô ráo, dễ dọn vệ sinh.
C. Không có hệ thống xử lí chất thải.
D. Không tiêu độc, khử trùng, vệ sinh trước khi nuôi gà.
Câu 13. Lợi ích khi chăn nuôi gà thịt thả vườn:
A. Gà dễ bị thú hoang hoặc thú nuôi ăn thịt.
B. Nơi gà không tự kiếm thêm nguồn thức ăn.
C. Nơi gà vận động và tìm kiếm thức ăn.
D. Nơi gà không được vận động.
Câu 14. Công việc thường làm để đàn gà thịt thả vườn phát triển khỏe mạnh:
A. Cung cấp thức ăn đủ dinh dưỡng cho vật nuôi.
B. Che kín chuồng nuôi không cho để nắng buổi sáng chiếu vào.
C. Không vệ sinh chuồng nuôi.
D. Không tiêm phòng bệnh định kì cho vật nuôi
Câu 15: Làm thế nào để phòng bệnh cho tôm, cá nuôi?
A.Cải tạo, xử lí tốt ao nuôi trước khi thả con giống tôm, cá và cho ăn đúng kĩ thuật.
B. Cho tôm, cá ăn nhiều thức ăn tinh, thức ăn giàu đạm để tăng sức đề kháng.
C. Bổ sung nhiều thực vật thủy sinh vào ao nuôi tôm, cá.
D. Xử lí kịp thời những hiện tượng bất thường trong ao nuôi.
Câu 16: Nguyên nhân làm cho màu nước ao nuôi thủy sản có màu vàng cam?
A. Chứa nhiều tảo lục, tảo silic (có giá trị dinh dưỡng cao)
B. Chứa nhiều tảo lam (gây hại cho tôm cá)
C. Nước nhiễm phèn
D. Chứa nhiều chất hữu cơ phân hủy, thức ăn dư thừa, nhiều khí độc
Câu 17: Việc vệ sinh, xử lí ao nuôi trước khi cho nước sạch vào để nuôi tôm, cá có tác dụng gì?
A. Làm tăng chất lượng thức ăn trong ao nuôi
B. Diệt trừ vi khuẩn gây hại, phòng bệnh cho tôm, cá
C. Làm giảm độ chua (PH) của nước trong ao nuôi
D. Giảm hiện tượng thiếu oxygen trong nước.
Câu 18: Đâu không phải cách làm để nuôi tôm, cá đạt hiệu quả?
A. Tìm hiểu môi trường nuôi, thức ăn, kĩ thuật nuôi trước khi quyết định nuôi tôm, cá.
B. Phòng bệnh cho tôm, cá bằng cách cải tạo ao, xử lí nguồn nước, quản lí, cho ăn đúng kĩ thuật.
C. Trên cùng một ao kết hợp cùng thả nhiều loại tôm và cá
D. Bồi dưỡng kiến thức về kĩ thuật nuôi thủy sản cho người lao động.
II. TỰ LUẬN
Câu 15. Ngành chăn nuôi có vai trò như thế nào trong nền kinh tế nước ta? Hãy kể tên một số nghề phổ biến trong ngành chăn nuôi?
Câu 16. Nêu đặc điểm các phương thức chăn nuôi được áp dụng phổ biến ở nước ta?
Câu 17. Trình bày mục đích và biện pháp chăn nuôi vật nuôi đực giống?
Câu 18. Hãy cho biết tác dụng của việc thả gà ra vườn chăn thả khi Mặt trời mọc và lùa gà về chuồng trước lúc Mặt trời lặn?
Câu 19. Làm thế nào để nuôi gà thịt thả vườn mau lớn, khỏe mạnh, đạt hiệu quả cao?
Câu 20. Em nghĩ thế nào về ý kiến ‘phòng bệnh hơn chữa bệnh’ cho vật nuôi?
..............
Tải file tài liệu để xem thêm đề cương học kì 2 Công nghệ 7